Phân tích cách tác giả miêu tả thái độ của các quan cầm quyền thực dân Pháp đối với dân bản xứ trước, trong và sau chiến tranh. Cách miêu tả đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Thái độ của các quan cầm quyền thực dân Pháp đối với dẫn bản xứ trước trong và sau chiến tranh:
+ Trước chiến tranh: Coi người dân bản xứ chỉ là bọn người “bẩn thỉu”, làm những nghề mạt hạng và chỉ xứng đáng “ăn đòn”.
+ Chiến tranh bùng nổ: Ca ngợi dân bản xứ là “con yêu”, “bạn hiền”, “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, nhằm mục đích đẩy họ ra trận, đến làm bia đỡ đạn ở những vùng đất xa xôi của nước Pháp.
+ Chiến tranh kết thúc: Người dân bản xứ lại trở về là giống người “bẩn thỉu”; tính mạng và xương máu của họ bị coi rẻ, phớt lờ. Những “tuyên bố tình tứ” trước kia của nhà cầm quyền “... bỗng dưng im bặt như có phép lạ!”.
- Đó là cách miêu tả theo lối đối lập. Cách miêu tả này đã có tác dụng rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm:
+ Làm nổi bật luận điệu xảo trá, hành động lừa bịp, thái độ lật lọng, trơ tráo của thực dân Pháp đối với người bản xứ.
+ Tăng sức mạnh tố cáo “chế độ lính tình nguyện” cưỡng ép người dân bản xứ phải chịu đựng biết bao bi kịch.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |