Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tôi cũng cười đã cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt.
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất; lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may và sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có cảm giác đau đớn ấy….
(Trong lòng mẹ, trích “Những ngày thơ ấu” , Nguyên Hồng)
- Ngôn ngữ của người kể chuyện:
+ Ngôn ngữ của nhân vật “tôi”- người kể chuyện trực tiếp
+ Ngôn ngữ đơn giản, gần gũi
- Ngôn ngữ của nhân vật “cô tôi”:
+ “ Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?”, “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may và sắm sửa cho và thăm em bé chứ.”
+ Giọng điệu: giả tạo, ngọt ngào, mang tính đay nghiến
+ Sử dụng những câu hỏi dồn dập, dẫn dắt và xoáy sâu vào nỗi đau của nhân vật tôi qua những cụm từ “mợ mày phát tài lắm”, “em bé
→ Một người xảo quyệt, độc ác, sử dụng những lời nói ngọt ngào để đay nghiến, chọc ngoáy vào nỗi đau và thao túng người khác.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |