Nhà văn Tô Hoài đã từng khẳng định: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác". Và trong truyện ngắn "Bố tôi" của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã thực sự thành công khi ghi lại dấu ấn đậm nét trong trái tim độc giả bằng hình tượng nhân vật người bố. Truyện kể về người bố của nhân vật "tôi". Ông sống ở đồi núi hiểm trở, còn con thì học ở đồng bằng xa nhà. Mỗi tuần, ông đề xuống bưu điện để nhận thư con gửi với tất cả nỗi nhớ nhung và tình yêu thương. Ngày con bước vào đại học cũng là lúc bố không còn nữa, nhưng nhân vật "tôi" vẫn luôn tin rằng, bố sẽ theo mình trong suốt cả cuộc đời, suốt cả hành trình phía trước. Trong câu chuyện, tác giả đã vô cùng tinh tế khi đặt người bố vào một hoàn cảnh hợp lý để nhân vật sẵn sàng bộc lộ đặc điểm, tính cách. Truyện ngắn "Bố tôi" đã tập trung khắc họa nhân vât người bố, với hình ảnh một người cha giản dị, đời thường với hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống tảo tần, vất vả. Ông sống ở đồi núi hiểm trở. Khi con của mình gửi những bức thư về, ông không thể đọc được do không biết chữ. Cuối tuần nào ông cũng chỉ mặc một chiếc áo kẻ ô để xuống bưu điện nhận thư con. Đó là một người cha có cuộc sống vất vả nơi nương rẫy, nghèo đến mức không có điều kiện học hành nên không biết chữ. Cuộc sống lạc hậu nên phải cho con đi học ở đồng bằng xa xôi. Không chỉ vậy, đó còn là một người cha luôn quan tâm và theo dõi con. Tuần nào ông cũng luôn xuống bưu điện để nhận những bức thư con gửi. Trong tâm trí của người cha nghèo thì con là điều quan tâm lớn nhất. Từ nơi xa xôi, ông đều dõi theo con. Hành động cuối tuần nào cũng đi bộ xuống bưu điện để nhận thư của con được lặp đi lặp lại theo chu kì ấy đã khắc họa chân thực nỗi nhớ mong con da diết của người cha. Người cha ấy còn là một người luôn thấu hiểu, hi sinh và yêu thương con hết lòng. Mặc dù cuộc sống vất vả nhưng ông vẫn cho con đến trường. Những bức thư do con gửi, ông không cần đọc nhưng vẫn biết con viết gì. Ông chưa bao giờ ngừng lại việc nhận thư của con. Người cha ấy vô cùng trân trọng, nâng niu những bức thư ấy như một món đồ vô cùng quý giá. Đó là một người bô yêu thương con sâu nặng, luôn dõi theo từng bước đi của con và nâng niu, trân trọng tất cả những gì thuộc về con mình. Vẻ đẹp ấy của người cha đã tỏa sáng cả câu chuyện. Nhà văn Nga Lê - ô - Nốp từng khẳng định: "Một tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình thức và khám phá về mặt nội dung". Để khắc học thành công nhân vật người bố, truyện ngắn "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần đã sử dụng cốt truyện vô cùng đơn giản, đời thường. Nhân vật người cha chủ yếu được khắc họa qua ngoại hình, lời nói, hành động. Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị nhưng xúc động. Tác phẩm đã sử dụng ngôi kể thứ nhất vô cùng chân thành, xúc động. Câu chuyện đã ngợi ca tình cảm cha con thiêng liêng và quý giá. Từ đó, nhắn nhủ đến chúng ta phải biết biết ơn, yêu thương trân trọng cha mẹ của mình. Truyện ngắn "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần đã khắc học thành công nhân vật người bố với tình yêu thương con vô bờ bến. Qua hình tượng nhân vật ,nhà văn nhắn nhủ đến người đọc về tình cảm cha con vô cùng thiêng liêng và cao quý. Dù ra đời đã rất lâu, nhưng chúng ta tin rằng, tác phẩm sẽ có sức sống trường tồn trong trái tim độc giả bởi vì "Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết." (Sê Đrin)
(BÀI HƠI DÀI, CHẮC CŨNG PHẢI HƠN 200 CHỮ ĐẤY! BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO, KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI VIẾT THEO VÌ NÓ HƠI DÀI. MỞ VÀ KẾT BẠN CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO CẢ BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TRUYỆN. NẾU MUỐN PHÂN TÍCH THÀNH MỘT BÀI VĂN HOÀN CHỈNH THÌ CHỈ CẦN KÉO DÀI CÁC Ý PHÂN TÍCH CHÍNH RA NHÉ! =))))