Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: VI NHỰA: LẤP ĐẦY TRỜI MÂY, CUỐN THEO CHIỀU GIÓ (Lê My) Giống như bụi mịn, vi nhựa đã xâm nhập bầu khí quyển và có lẽ đã bao vây địa cầu. [...] Giống như bụi mịn, vi nhựa đã xâm nhập bầu khí quyển và có lẽ đã bao vây địa cầu. Chúng là hạt nhựa có kích thước dưới 5mm và thường rơi vào hai dạng sau đây. Thứ nhất, theo thời gian, các vật dụng bằng nhựa như chai nước, túi ni lông và màng bọc thực phẩm phân rã thành những mảnh nhựa nhỏ. Thứ nhì, các “vi ...

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

VI NHỰA: LẤP ĐẦY TRỜI MÂY, CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

(Lê My)

Giống như bụi mịn, vi nhựa đã xâm nhập bầu khí quyển và có lẽ đã bao vây địa cầu.

[...] Giống như bụi mịn, vi nhựa đã xâm nhập bầu khí quyển và có lẽ đã bao vây địa cầu. Chúng là hạt nhựa có kích thước dưới 5mm và thường rơi vào hai dạng sau đây. Thứ nhất, theo thời gian, các vật dụng bằng nhựa như chai nước, túi ni lông và màng bọc thực phẩm phân rã thành những mảnh nhựa nhỏ. Thứ nhì, các “vi sợi” rơi ra khi ta giặt áo quần (loại sợi tổng hợp) và xả nước... ra biển. Sau đó, gió quét qua đất liền và đại dương, thổi vi nhựa vào không khí.

Đến cùng mưa

Năm 2020, Janice Brahney (ĐH Bang Utah, Mỹ) xuất bản một bài báo gây chấn động trên tạp chí Science: khoảng 1000 tấn vi nhựa “lắng đọng” tại các khu bảo tồn ở miền tây Hoa Kì mỗi năm, tương đương hơn 123 triệu chai nhựa.

[...] Nhựa có thể làm trời đổ mưa! Hơi nước vốn không tự nó ngưng tụ thành giọt để tạo thành mây. Nó hình thành xung quanh những hạt nhân ngưng kết, thường là những hạt bụi nhỏ, muối, cát, bồ hóng hoặc tro bụi thải ra do đốt nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng, nấu nướng hay núi lửa.

Gần đây, khoa học đã xác nhận rằng vi nhựa cũng có thể làm hạt nhân tạo mây. Nói chung, các đám bụi lơ lửng trên trời, gọi là sol khí, xuất hiện ngày càng nhiều kể từ sau Cách mạng Công nghiệp và chúng tác động lên mọi thứ, từ chất lượng không khí chúng ta hít thở, màu sắc của hoàng hôn, đến số lượng và loại mây. […]

Theo với gió

Việc xác định nguồn gốc của vi nhựa có thể giúp ta hiểu hơn các tác động khí hậu của nó. Natalie Mahowald ở ĐH Cornell (Mỹ) đã thử tìm câu trả lời thông qua mô hình hóa, sử dụng bộ dữ liệu của Janice Brahney, hoàn lưu của khí quyển và những nguồn phát thải nhựa đã biết.

(1) Trên đường sá, lốp xe và phanh bị mài mòn, ném vô số vi nhựa vào không khí.

(2) Bụi nông nghiệp cũng chứa vi nhựa, một phần từ đồ nhựa được sử dụng trên các cánh đồng, một phần do người ta ném quần áo sợi tổng hợp vào máy giặt. Nước thải chảy vào các nhà máy xử lí để tách chất rắn ra khỏi chất lỏng, và khoảng một nửa số chất rắn sinh học sẽ được dùng làm phân bón.

(3) Ngoài đại dương, những đảo rác khổng lồ từ từ phân hủy thành những mảnh siêu nhỏ và nhẹ, sau đó nổi lên bề mặt và bị cuốn vào không khí.

Mô hình của Mahowald kết luận rằng khắp miền tây Hoa Kì, vi nhựa đến từ ba nguồn kể trên với tỉ lệ lần lượt là 84%, 5% và 11%. Một số vi nhựa đã được tìm thấy cách xa nguồn giả định đến hàng ngàn cây số. Càng nhỏ, càng nhẹ, chúng sẽ càng ở lâu trên bầu trời.[…]

(Nguồn thải vi nhựa vào không khí ở miền tây Hoa Kì)

Làm rối quá trình cô lập carbon

Các hạt vi nhựa không chỉ giải phóng khí nhà kính khi chúng phân hủy, mà còn có thể ức chế một trong những bể hấp thụ carbon quan trọng nhất của thế giới − đáy biển. Trước tiên, chúng ta cần hiểu sơ về “chiếc máy bơm carbon sinh học”. Đầu tiên, CO2 từ khí quyển hòa tan vào nước trên bề mặt đại dương. Nhờ quang hợp, thực vật phù du hấp thụ carbon vào cơ thể, trước khi trở thành thức ăn cho động vật phù du và nhượng lại toàn bộ chỗ carbon này.

Ở bước cuối cùng, động vật phù du bài tiết một phần carbon dưới dạng các “viên phân”. Sau khi chỗ phân li ti chìm xuống và chạm đáy đại dương, carbon có thể được “tái khoáng hóa” thành đá − ngăn không cho nó thoát trở lại bầu khí quyển. Quá trình này cô lập tới 12 tỉ tấn carbon dưới đáy biển mỗi năm, vào khoảng 1/3 lượng khí thải hàng năm của nhân loại.

Thật không may, vi nhựa can thiệp vào mọi chỗ của quá trình trên. Điều khiến các nhà khoa học lo ngại nhất có lẽ là cách mà vi nhựa cản trở các viên phân chìm xuống biển. Theo bài báo năm 2016 của Matthew Cole, nhà sinh thái học biển tại Phòng thí nghiệm biển Plymouth (Anh), động vật phù du ăn phải vi nhựa sẽ thải ra phân có khả năng... nổi tốt hơn (hãy nghĩ đến túi ni lông nổi trên mặt nước), từ đó chìm chậm hơn. […]

(https://cuoituan.tuoitre.vn)

Chỉ ra yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
5
0
0
Yếu tố phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu,…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k