Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) về xu hướng bỏ phố về làng của một bộ phận người trẻ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xu hướng bỏ phố về làng của một bộ phận người trẻ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận “xu hướng bỏ phố về làng của một bộ phận người trẻ”
- Đánh giá vấn đề: vừa là một trào lưu vừa là tín hiệu cho thấy người trẻ đã có những nhận thức sâu sắc về cuộc sống.
2. Thân bài
- Giải thích: bỏ phố về làng -> từ bỏ công việc, nhịp sống nhộn nhịp của thành phố để tìm về cuộc sống bình yên nơi làng quê.
- Bàn luận:
+ Biểu hiện: bỏ việc về quê tìm công việc mới hoặc ấp ủ các dự định mới sẽ xây dựng trong tương lai ở chính quê hương mình
+ Nguyên nhân xảy ra xu hướng này: áp lực công việc, không thích nghi với cuộc sống thành phố, không phù hợp, muốn xây dựng cuộc sống thoải mái ở quê hương; thích cảm giác được sống với thiên nhiên, bầu không khí trong lành ở làng quê; theo đuổi theo trào lưu.
+ Những tác động tích cực của hiện tượng này: làm giảm áp lực về công việc, đất ở thành phố; giúp người trẻ có nhiều cơ hội sáng tạo, khởi nghiệp, xây dựng quê hương; thể hiện ý chí bản lĩnh của giới trẻ…
- Các dẫn chứng thực tế: nhiều tấm gương bỏ phố về làng và đạt được nhiều thành công…
- Mở rộng:
+ Bỏ phố về làng không phải thích thì bỏ, a dua, chạy theo đám đông để rồi không làm được việc gì.
+ Bỏ phố về quê không phải là sự lựa chọn ngắn hạn, thích thì làm, không thì bỏ. Đó là câu chuyện của ý chí lập nghiệp, có sinh kế bền vững.
- Liên hệ:
+ Lập trường tư tưởng vững vàng, cũng không ngại thay đổi, dám nghĩ, dám làm
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của xu hướng này.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |