LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn thuyết minh về cây tre

Viết bài văn thuyết minh về cây tre
2 trả lời
Hỏi chi tiết
349
1
1
Phạm Minh Thắng
08/09/2019 17:05:53
“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”
Từ bao đời nay, cây tre đã trở thành một phần trong cuộc sống của con người Việt Nam. Tre trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam kiên cường, bất khuất, biểu tượng cho làng quê Việt Nam bình dị, đơn sơ.
Cây tre là loại cây thuộc họ lúa cùng nứa, vầu, trúc.... Không ai biết nguồn gốc chính xác của tre, chỉ biết rằng tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện trên khắp mọi miền tổ quốc, đặc biệt ở vùng nông thôn.
Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,... Tre họ lúa nên có thân rễ chùm, bám sâu vào lòng đất giúp cây đứng vững trước mưa gió vùi dập. Sống qua nhiều năm, sẽ có chồi mọc ra gọi là măng. Măng sẽ mọc thành cây tre lớn. Vì vậy, ngay khi tre khi còn bé đã mọc thẳng tắp lên đón ánh mặt trời. Thân tre, gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Thân tre vốn là nhiều đốt ghép lại, có thể cao đến 10 -18m. Mỗi cây có khoảng 30 đốt. Lá tre mỏng manh, màu xanh, trông như con thuyền nan, trên mặt lá có những hình gân song song. Điều đặc biệt ở tre là chỉ ra hoa duy nhất một lần trong đời, khi nó ra hoa, vòng đời của nó cũng sẽ khép lại. Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi. Sức sống của tre khiến người ta kinh ngạc, ngưỡng mộ. Dù là vùng đá sỏi hay đất vôi bạc màu tre đều trưởng thành xanh tốt.
Tre có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với đất nước và con người Việt Nam. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tre xung phong, cùng con người chiến đấu, bảo vệ xóm làng, quê hương. Những ngày đất nước sơ khai, tre cùng thánh Gióng diệt giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dùng chông tre đánh tan thuyền địch. Đến những năm kháng chiến chống Pháp và đánh Mĩ, tre tích cực tham gia vào kháng chiến, dựng thành lũy ngăn đạn đại bác, trở thành “pháo đài xanh”
Không chỉ đánh giặc giữ nước, tre còn gắn bó với nhân dân trong cả cuộc sống thường ngày. Làng quê Việt Nam từ xưa kia đã gắn với lũy tre xanh, những lũy tre dày chắn gió bão thiên tai cho cuộc sống yên bình. Tre làm nhà cửa, làm cần câu, vó cất tôm cất tép, và làm cả những cây cầu bắc qua sông, qua mương nước. Ông cha ta từng có một thời dùng tre để làm bàn, làm ghế, đan thúng, đan rổ, làm khung cửi, cái xa quay sợi, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, quạt nan, đôi đũa, cái tăm... Những đồ vật ấy vẫn còn lưu giữ đến tận hôm nay, chứng minh cho một nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cây nêu may mắn dựng lên trước cửa cũng làm từ thân tre. Tre còn được dùng trị thủy, giữ nước chống bão lũ trên những con đê.
Tre là nguyên liệu làm giấy viết, một số loài tre trúc được trồng làm cây cảnh, có giá trị thẩm mĩ cao. Người ta dùng ống tre để nấu cơm lam. Măng tre muối chua hoặc để nấu vịt, rất được yêu thích trong ẩm thực. Lá tre, thân tre, nước ở cây tre non, vỏ cây tre... đều là những vị thuốc quý. Lá tre vị nhạt, ngọt, tính hàn có tác dụng giải nhiệt, thanh tấm, tiêu đờm dùng chữa phát sốt, nhiễm khuẩn, ra mồ hôi. Nước tre non vị đắng ngọt, tính mát có tác dụng tiêu khát, trừ đờm, thanh nhiệt, vỏ cây tre (vị ngọt, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, an thai. Tre làm thành những cánh diều tuổi thơ bay cao cao mãi, làm thành sáo vi vu. Tre tỏa bóng mát, ngăn ánh nắng hè oi ả, để trẻ con vui đùa thỏa thích. Tre gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Tre đi vào thơ ca, trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các tác giả. Từ ca dao, tục ngữ đến những tác phẩm văn học như Cây tre Việt Nam nổi tiếng của Nguyễn Duy. Tre cgóp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến. Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, in sâu vào tâm hồn người Việt. Tre níu tay nhau đứng bên lăng Bác, canh giữ cho giấc ngủ ngàn thu của Người. Tre trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam, để rôi mỗi khi đi xa, người ta vẫn bồi hồi nhớ về những bóng tre xanh.
Thời gian trôi đi, cuộc sống hiện đại đã có nhiều đổi thay, tre cũng không còn xanh ngát như ngày trước. Nhưng cây tre mãi mãi là một phần của cuộc sống con người Việt Nam, tượng trưng cho sự kiên cường bất khuất, đoàn kết của nhân dân ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ni Lin
26/04/2021 08:40:05
+4đ tặng

Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.

Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặc ngoại xâm…

Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.

Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư