1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi
phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong năm 2012, sản lượng khai thác
tăng mạnh 10,6% so với năm 2011, chủ yếu do sản lượng đánh bắt cá ngừ tăng mạnh ở các
tỉnh miền Trung nhờ thời tiết thuận lợi và việc ngư dân sử dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đại
dương bằng đèn cao áp, nâng công suất lên gấp đôi và giảm thời gian đi biển 15-30%. Trong
khi đó, sản lượng nuôi trồng năm 2012 chỉ tăng 6,8% khi hoạt động nuôi tôm gần như không
tăng trưởng do hội chứng tôm chết sớm EMS hoành hành trên diện rộng. Sản lượng cá tra chỉ
tăng nhẹ 3,4% trong năm 2012, nhưng đã đạt mức cao kỷ lục 1.190 nghìn tấn. ăng trưởng sản
lượng nuôi trồng đến chủ yếu từ hoạt động nuôi trồng các loài thủy sản khác, với mức tăng khá
cao 10,6% trong năm 2012.
1.1 Sản lượng Ngành thủy sản Việt Nam
duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng
bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi
trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các
năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng
thủy sản của cả nước. Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và
trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt
động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.
2. CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÁC CHỦ THỂ TRONG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
Khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản.
Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và
hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít khép kín thì phải phụ thuộc
vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh.
Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần
có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản,
điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn.
3. NGUỒN NGUYÊN LIỆU TRONG NUÔI TRỒNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy sản và hoạt
động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu như chưa thật sự khép kín toàn bộ
qui trình nguồn nguyên liệu của mình, nên tình trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu
thủy sản luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp.
3.1. Nguồn con giống trong nuôi trồng Ngành Thủy Sản Việt Việt Nam
Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, nó là khâu đầu
tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản, nên có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu
còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện chất lượng nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp.
Hiện nguồn cá tra giống chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không đảm bảo do
trình độ kỹ thuật của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế.
3.2 Tình trạng lượng tốm giống tại Việt Nam
Hiện lượng tôm giống đã qua kiểm dịch chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào
khai thác tự nhiên nên chất lượng không đồng đều. Việc quản lý nhà nước về tôm giống còn nhiều
bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ. Số lượng tôm bố mẹ nhập về và số lần cho đẻ chưa
được theo dõi và báo cáo cụ thể. Các trại sản xuất giống hoạt động không được kiểm soát, các
giống tôm tốt xấu bị trộn lẫn lộn vào nhau… khiến hầu hết tôm nuôi đều có khả năng kháng bệnh kém,
dễ mắc các loại bệnh dịch như thời gian vừa qua. Ngoài ra, giá tôm giống cũng không có cơ sở để
xác định, khiến giá cả biến động thất thường.
3.3. Thức ăn cho vùng nuôi trong Ngành Thủy Sản Việt Nam.
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản
lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn
cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải
nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như
ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn
vào nhập khẩu với hơn 50%.
Hiện thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, thị
trường thức ăn cho tôm gần như là “độc bá” 100% của các doanh nghiệp Uni-President (Đài Loan,
30% – 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…, các doanh nghiệp trong nước hầu như
không chen chân vào được.
Tình hình từ năm 2011 đến đầu năm 2013
Giá thức ăn thủy sản tăng khá mạnh khi giá nguyên liệu sản xuất
thức ăn tăng mạnh do hạn hán, mất mùa ở Braxin, Achentina… Điều này đã làm tăng mạnh chi phí
sản xuất của các doanh nghiệp, hộ nuôi trong hơn hai năm qua. Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 đến
nay, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn (bánh dầu đậu nành, ngô, đậu tương…) đã giảm trở lại nên
nhiều khả năng giá thức ăn thủy sản trong năm 2013 sẽ giảm so với năm 2012. Có thể thấy, ngoài
các doanh nghiệp lớn như Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Nam Việt…phần lớn các doanh nghiệp thủy
sản sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nguồn thức ăn bên ngoài trong thời gian tới.
3.4. Hoạt động nuôi trồng Ngành Thủy Sản Việt Nam.
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát
triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Đối với cá tra – basa: là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở những nơi mà nước
sông không bị nhiểm mặn từ biển. Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu
thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa. Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra, basa lớn nhất là
Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2012 đạt
1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (đều trên
100.000 tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước.
Theo ước tính từ Vasep, trong khoảng 1,2 triệu tấn cá tra nguyên liệu năm 2012, có khoảng 65% là từ đầu tư của các doanh nghiệp.
Đối với tôm: là loài sống phù hợp ở các vùng nước lợ gần biển. Với đặc trưng này, Miền Trung, Nam
Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) là nơi tập trung sản lượng tôm nuôi
nhiều nhất cả nước.
4. CÁC VÙNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM MẠNH.
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự đa dạng về chủng loại
thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn: Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, tập trung vào một số đối tượng
chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng…
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với một số đối tượng chủ
yếu như: cá rô phi, tôm các loại…
Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu
nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ
Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long nuôi tôm, cá tra – ba sa,
sò huyết, nghêu và một số loài cá biển.
Các tỉnh nội vùng: Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng
các loài thủy sản nước ngọt.
5. CÁC DOANH NGHIỆP LỚN XUẤT KHẨU NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM.
Trong danh sách 10 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu lớn nhất, chỉ duy nhất Yuen Chyang Co là xuất khẩu hải sản,
còn lại hầu hết là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra.