Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125 km, nơi có 05 cửa sông lớn là: Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, và sông Thái Bình. Hải Phòng ngày nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia; lớn thứ hai Miền Bắc, thứ ba toàn quốc, gồm 7 quận nội thành và 8 huyện ngoại thành (bao gồm 2 huyện đảo: Bạch Long Vỹ và Cát Hải).
Hải Phòng là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, một trong ba cực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng kinh tế động lực phía Bắc.
Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) năm 2016 của thành phố đạt kết quả cao, tăng 11% so với cùng kỳ, gấp 1,7% bình quân chung cả nước. Cơ cấu các ngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản tương ứng 50,52% - 42,80% - 6,68%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 17,02% so với cùng kỳ trong đó có một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao như: sản xuất thiết bị truyền thông, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, may trang phục, sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa. Kim ngạch xuất khẩu đạt 5,16 tỷ USD, tăng 19,57% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng đạt 80,01 triệu tấn, tăng 17,2% so với cùng kỳ.Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đạt 56.125,5 tỷ đồng, tăng 14,91% so với cùng kỳ.
- Lợi thế về vị trí địa lý
- Lợi thế về hệ thống hạ tầng kỹ thuật
-Lợi thế về nguồn nhân lực
-Lợi thế về văn hóa, du lịch, giải trí
-Lợi thế đặc biệt ưu đãi đầu tư của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải
- Chính sách thu hút đầu tư của thành phố