Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

17/11/2019 21:17:37

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ " Đồng Chí ", trong bài có yếu tố nghị luận

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ " Đồng Chí ", trong bài có yếu tố nghị luận ?
( MỌI NGƯỜI NHỚ CÓ YẾU TỐ NGHỊ LUẬN NHA )
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
241
0
1
Đỗ Dũng
17/11/2019 21:18:19
"Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang diễn ra rất quyết liệt.Bài thơ giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí,đồng đội gắn bó keo sơn của họ .
Bài thơ mở đầu bằng những lời tâm tình của hai người bạn ,những câu thơ mộc mạc ,tự nhiên , mặn mà như một lời thăm hỏi quê quán cửa nhà:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá .
Hai dòng thơ đủ giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh xuất thân của hai người lính.Người thì ở vùng đồng bằng chiêm trũng "nước mặn đồng chua",người ở vùng trung du bạc màu "đất cày lên sỏi đá".Như vậy cả "quê anh" và "làng tôi" đều là những miền quê lam lũ,vất vả,đói nghèo.Từ những phương trời xa lạ,họ"chẳng hẹn" mà "quen nhau" bởi họ có cùng chung mục đích đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương .Vào bộ đội họ kề vai sát cánh bên nhau ,cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ :
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ .
Cùng là những người nông dân nghèo mặc áo lính ,chung lý tưởng đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương . Họ vào bộ đội , chung nhiệm vụ ,chung một chiến hào,cùng đắp chung một tấm chăn khi trời giá lạnh.Điều kỳ lạ là khi chiếc chăn chung đắp lại đó là lúc dòng tâm sự mở ra .Có lẽ vì vậy mà họ hiểu nhau, thân nhau và trở thành tri kỉ.Lúc đó "Đồng chí "mới vang lên ,như tình yêu thương được hình thành từ thử thách và gian khó ,bị dồn nén tận đáy lòng đến giờ bật dậy, đủ sức đứng riêng thành một câu thơ.Nhịp thơ thắt lại,chắc khoẻ ,mộc mạc ,giản dị mà thiêng liêng,cảm động.Ta chợt nhận ra ,lấp lánh đằng sau những câu thơ nói về gió, về rét, lặng lẽ cháy một ngọn lửa ấm nồng tình đồng đội ... Và như vậy "đồng chí" vừa là cao trào cảm xúc được dồn tụ trong sáu câu thơ trước ,vừa mở ra những gì chứa đựng ở suy nghĩ tiếp sau :
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Đi dọc bài thơ là sự sóng đôi của hai hình tượng "anh" và "tôi".Tình tri kỉ, tình đồng chí đựơc bắc qua sự sóng đôi có ý nghĩa bổ sung ấy .Vì vậy đến đây, khi tác giả chỉ nói một cảnh ngộ ,người đọc vẫn có ấn tượng chung cho cả hai.Mấy câu thơ nói về gia cảnh của người này hoá ra lại diễn đạt sâu sắc tình yêu thương lặng lẽ của người kia .Là nông dân ,với họ ruộng đất quí hơn vàng , vào bộ đội ,họ để lại đằng sau xóm làng ,đất đai,nhà cửa."Mặc kệ "đấy mà sao lưu luyến thế ,đến cả giếng nước gốc đa cũng chợt có hồn,biết nhớ ,biết thương người nơi tiền tuyến . "Giếng nước gốc đa" hay chính là đôi mắt hẹn ngày về của người bạn gái, làm ấm lòng người lính phương xa ?Tất cả đều có thể ,bởi một chút nhung nhớ ấy cùng với ngôi nhà ,ruộng nương và xóm làng thân thuộc là động lực để vì nó mà anh chấp nhận bao nhiêu gian khổ :
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi .
Áo anh rách vai ,
Quần tôi có vài mảnh vá ,
Miệng cười buốt giá ,
Chân không giày .
Không một chút tô vẽ điểm trang ,Chính Hữu tái hiện cuộc sống thiểu thốn của cuộc đời quân ngũ bằng những chi tiết thành thực đến thương lòng : áo rách,quần vá,chân không giày, sao chống nổi những cơn sốt rét giữa rừng sâu ?! Trong hoàn cảnh ấy, người lính sẻ chia cho nhau tình yêu thương ở mức tột cùng "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ". Một câu thơ thôi song nói được bao điều. Bàn tay tìm đến nhau như san sẻ cho nhau ,truyền cho nhau hơi ấm ,niềm tin và sức mạnh . "Anh - tôi "nhoà đi sau "miệng cười buốt giá" để niềm tin , niềm lạc quan ,sự bất chấp khó khăn gian khổ của người lính hiện lên .Chính Hữu đã rất tinh khi phát hiện ra nội lực tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính .Chính nó đã góp phần tạo nên chiều sâu cho tình đồng chí thầm lặng nhưng rất đỗi thiêng liêng này .
Những câu thơ cuối bài hoàn thiện một cách xuất sắc chân dung người lính mộc mạc mà khoẻ khoắn, can trường :
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
"Rừng hoang sương muối". Lại là cái giá ,cái rét run người của thiên nhiên khắc nghiệt ,song thiên nhiên không thể nào can thiệp tới ý chí và tình cảm của người chiến sĩ .Bởi các anh đứng cạnh bên nhau, chở che, nương tựa vào nhau trong tư thế chủ động chờ giặc tới .Và hình ảnh thơ cuối cùng mới đẹp làm sao!ở một góc nhìn nghiêng,vầng trăng như treo trên đầu nòng súng giơ cao của người chiến sĩ . Hình ảnh súng và trăng trở thành biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa thực và mộng,giữa chất chiến đấu và chất trữ tình ,giữa tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. Giữa rừng đêm hoang lạnh ,hình ảnh ấy tạc vào đêm tạo thành bức tượng đài chiến sĩ vững vàng mà thơ mộng .
Bài thơ dừng lại khi đã hoàn thiện trong tâm khảm bạn đọc hình ảnh những người nông dân mặc áo lính chân thật mà ấm nồng tình đồng đội .Bởi thế bài thơ không chỉ là tác phẩm xuất sắc của Chính Hữu mà còn là thi phẩm xuất sắc nhất về người lính Cụ Hồ của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Cún ♥
17/11/2019 21:18:23
Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.
Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.
Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.
Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.
Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.
Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.
Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.
Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.
1
1
Nguyễn Thị Nhung
17/11/2019 21:19:31
Bài thơ "Đồng Chí" của Chính Hữu là một bài thơ vô cùng hay độc đáo khi viết về đề tài người lính xuất thân từ những người nông dân áo vải trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tác giả Chính Hữu đã sử dụng những ngôn ngữ thơ vô cùng giản dị, gần gũi để nói lên những tình cảm, cảm xúc ở trong lòng mình về những người lính nông dân, ra đi từ những làng quê của mọi miền tổ quốc. Bài thơ "Đồng Chí" ca ngợi những người lính những người chiến sĩ trong gian khổ, sinh tử luôn có nhau ấm áp tình đồng đội, đồng chí. Tuy không sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm nhưng luôn sát cánh bên nhau, cùng nhau vượt qua những giây phút sinh tử.
Mở đầu bài thơ tác giả Chính Hữu đã khắc họa lên chân dung người lính là những người nông dân thật thà, hiền lành chất phác. Vì lời kêu gọi của quê hương tổ quốc mà không ngại hy sinh lên đường tham gia chiến đâu.
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
Anh với tôi hai người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn mà quen
Trong khổ thơ này đã tái hiện lại xuất thân của những người lính trong thơ của Chính Hữu không phải những người thanh niên trí thức từ thủ đô Hà Nội như những người lính trong binh đoàn Tây Tiến của Quang Dũng, mà họ chỉ là những người nông dân xuất thân nghèo khổ, quanh năm cày cấy, bán mặt cho trời bán lưng cho đất.
Từ những vùng quê nghèo mà đất cày lên toàn sỏi đá, cho thấy những lam lũ nhọc nhằn của lính ở quê hương nghèo khó. Những nỗi cực nhọc họ đã phải trải qua nơi quê nhà. Những người dân lao động đó đã từ khắp nơi, từ mọi miền tổ quốc tụ hợp về đây dưới ngọn cờ của cách mạng cùng nhau đoàn kết chống lại kẻ thù, bảo vệ quê hương đất nước của mình.
Dù họ không có một lời hẹn nào nhưng khi ra chiến trường họ trở thành bạn, thành đồng đội thành những người cùng chung chăn, chung trí hướng, cùng một kẻ thù. Nên họ nhanh chóng thân thiết tạo nên những tình bạn lớn, tình đồng đội đáng trân trọng.
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"
Trong những câu thơ này thể hiện họ có chung một trí hướng, cùng một mục tiêu kẻ thù. Hình ảnh súng bên súng thể hiện cho niềm tin vào tương lai của quê hương đất nước, ước nguyện của những người lính khi tham gia chiến đấu chính là tiêu diệt kẻ thù ra khỏi bờ cõi của đất nước ta. Những đêm trong rừng Trường Sơn giữa rừng thiêng nước độc, cuộc sống vô cùng kham khổ. Những người lính của chúng ta chia sẻ với nhau từng ngụm nước, từng miếng lương khô, rồi cùng đắp chung chăn gối, thể hiện một tình cảm gắn bó thân thiết hơn cả người thân ruột thịt trong gia đình.
Trong cuộc kháng chiến nhiều gian khổ đó, biết bao nhiêu chiến sĩ của chúng ta đã phải hy sinh, nằm xuống nơi chiến trường, khiến cho đồng đội vô cùng đau xót. Những người lính vào sinh ra tử có nhau họ nhanh chóng hiểu được nỗi lòng, cũng như gắn bó trong một tình bạn đẹp. Những người lính trở thành những người bạn tri kỷ cùng trải qua sinh tử.
Nhà thơ Chính Hữu đã xây dựng một tình đồng đội, đồng chí vô cùng thiêng liêng, cao cả về những người lính nông dân áo vải, những người có tấm lòng cao cả, gan dạ luôn sẵn sàng hy sinh tất cả vì quê hương đất nước của mình.
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính".
Trong những câu thơ này thể hiện sự quyết tâm ra đi của những người lính, khi các anh quyết tâm tham gia đánh trận, bỏ lại quê hương của mình những người thân, những công việc còn dang dở chưa kịp làm tất cả những điều chưa an tâm, cũng thành an tâm để các anh có thể lên đường làm công việc cao cả của mình là bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ.
Những câu thơ này như tái hiện lại hình ảnh quê hương Việt Nam những năm đầu kháng chiến có nhiều gian khổ, nghèo khó khi bị thực dân Pháp và phát xít nhật thống trị bóc lột, quê hương chúng ta trở nên nghèo khổ, người nông dân chịu cảnh một cổ hai, ba, tầng lớp bóc lột không có lối thoát, khiến cho những người trai tráng quyết tâm bỏ lại sau lưng tham gia chiến đấu đánh đuổi kẻ thù đòi lại quyền tự do.
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày…
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Trong khổ thơ này tác giả Chính Hữu đã tái hiện lại những nỗi khổ, sự gian nan của người lính khi tham gia chiến đấu. Họ phải đối diện với những khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu thốn đủ mọi đường khi tham gia chiến đấu, sống trong rừng Trường Sơn chịu đựng những cơn sốt rét rừng, rồi rất nhiều căn bệnh khác.
Những người lính áo rách quần có nhiều mảnh vá, quần áo không đủ ấm, lương thực thiếu thốn nhưng họ không vì thế mà nản chí, hay thiếu đi tình cảm dành cho nhau. Những người lính trong khó khăn càng thấm thía tình bạn, tình đồng chí đồng đội đáng quý như thế nào. Khi một người trong binh đoàn bị ốm thì những người còn lại đều buồn khổ. Họ thương nhau truyền hơi ấm cho nhau qua những cái nắm tay xiết chặt, thể hiện một tình đồng đội thiêng liêng cao cả.
Hoàn cảnh sống càng khắc nghiệt, càng nghiệt ngã thì tình cảm gắn bó giữa người lính càng trở nên bền chặt keo sơn, gần gũi hơn bao giờ hết. Bởi họ là những người có trái tim ấm áp có chung một mục tiêu lý tưởng sống giống như nhau.
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
Trong đoạn kết của bài thơ "Đồng Chí" thể hiện hình ảnh những người lính vô cùng hiên ngang anh dũng. Họ cùng đứng bên nhau chờ giặc trong tư thế chủ động chiến đấu, hiên ngang không hê run sợ. Dù kẻ thù có lớn mạnh thế nào thì tinh thần yêu nước của những người lính cũng vượt qua tất cả.
Trong những câu thơ này nhà thơ Chính Hữu cũng xây dựng một bức tranh thiên nhiên và con người vô cùng lãng mạn, đậm chất trữ tình giữa cuộc chiến sinh tử toàn mùi khói đạn, chết chóc hình ảnh "Đầu súng trăng treo" hiện lên vô cùng tươi đẹp thể hiện sự tinh tế của tác giả. Sự đối lập giữa ngọn súng một vũ khí đại diện cho cái chết, và ánh trăng một thứ đậm chất trữ tình đứng cạnh nhau làm nên một bức tranh độc đáo nên thơ.
Bài thơ "Đồng Chí" của nhà thơ Chính Hữu thể hiện vẻ đẹp giản dị của người lính những người nông dân chân chất hiền lành sẵn sàng hy sinh tất cả để tham gia chiến đấu với tinh thần quả cảm anh dũng hiên ngang. Ngôn ngữ trong bài thơ vô cùng mộc mạc, giản dị gần gũi với người đọc chính là một thành công của Chính Hữu mang lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về hình ảnh những người lính bình thường nhưng không tầm thường.
0
0
KT
17/11/2019 21:19:40
CÁC BẠN ƠI TRONG BÀI PHẢI CÓ YẾU TỐ NGHỊ LUẬN MÀ :v

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×