Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Biểu cảm về một tác phẩm văn học trong chương trình lớp 9

Biểu cảm về một tác phẩm văn học trong chương trình lớp 9 
Giups mk nhâ !!

4 trả lời
Hỏi chi tiết
426
1
1
Hôm nay tôi buồn
05/01/2020 20:50:03
I. Mở bài: giới thiệu 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
Ví dụ:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chử hiếu đã hi sinh bản thân mình. Chính vì thế mà Truyện Kiều để lại trong lòng tôi những ấn tượng sâu sắc và vô cùng ấn tượng.
II. Thân bài: phát biểu cảm nghĩ về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
1. Cảm nghĩ về nội dung về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
  • Thể hiện số phận chua xót của người phụ nữ trong xã hội xưa
  • Thể hiện nét đẹp của Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bất hạnh
  • Thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc
  • Thể hiện tình yêu mặn nồng của Thúy Kiều
  • Thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ
2. Cảm nhận về nghệ thuật về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
  • Nghệ thuật đặc sắc
  • Nghệ thuật đòn bẫy sâu sắc
  • Sử dụng từ ngữ sâu sắc và bình dị
  • Thể thơ điêu luyện
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hôm nay tôi buồn
05/01/2020 20:53:28

I. Mở bài: giới thiệu 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
Ví dụ:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chử hiếu đã hi sinh bản thân mình. Chính vì thế mà Truyện Kiều để lại trong lòng tôi những ấn tượng sâu sắc và vô cùng ấn tượng.
II. Thân bài: phát biểu cảm nghĩ về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
1. Cảm nghĩ về nội dung về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
  • Thể hiện số phận chua xót của người phụ nữ trong xã hội xưa
  • Thể hiện nét đẹp của Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bất hạnh
  • Thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc
  • Thể hiện tình yêu mặn nồng của Thúy Kiều
  • Thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ
2. Cảm nhận về nghệ thuật về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
  • Nghệ thuật đặc sắc
  • Nghệ thuật đòn bẫy sâu sắc
  • Sử dụng từ ngữ sâu sắc và bình dị
  • Thể thơ điêu luyện
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về về 1 bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích
1
1
Quách Trinh
05/01/2020 20:56:44
Cảm nghĩ của em về bài thơ “Đồng chí”
Bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu là bài thơ vô cùng đặc sắc của tác giả viết về đề tài người lính trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp của nước ta. Bài thơ được viết khi chúng ta mới chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947. Nó thể hiện hình ảnh người lính vô cùng giản dị mộc mạc, chân thành, nhưng không kém phần anh dũng, kiên cường trong khó khăn gian khổ nhưng trái tim luôn hướng tới chiến thắng không chùn bước, sờn lòng.
 
Đồng chí ca ngợi tình cảm đồng đội, đồng chí trong gian lao, khó khăn luôn có nhau, gắn bó sẻ chia với nhau mọi niềm vui nỗi buồn. Họ đều là những người nông dân nhưng vì tiếng gọi của tổ quốc thiêng liêng họ đã để lại ngôi nhà thân yêu, với những người thân, giếng nước gốc đa để tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong hai mươi câu thơ thể hiện cuộc sống của những người lính trẻ, tình cảm gắn bó của họ trong kháng chiến với giọng thơ da diết thể hiện tình cảm chân thành của những người lính.
 
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
 
Nơi anh sinh ra và quê hương tôi đều la những nơi nghèo khổ, nước mặn, đồng chua, là những nơi vô cùng nghèo khổ đất thì cày lên toàn sỏi đá. Thể hiện một vùng quê vô cùng vất vả, vì những bóc lột của bọn thực dân làm cho người dân của chúng ta phải chịu nhiều khốn đốn.
 
Tác giả với những lời thơ giản dị, chân thành mộc mạc làm cho những người lính xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khổ trở nên gắn bó gần gũi với nhau. Họ có chung một xuất xứ, chúng một mục tiêu chiến đấu. Chính vì vậy, tất cả nhanh chóng hòa hợp thân thiết nơi chiến trường.
 
Trong những câu thơ tiếp theo, tác giả Chính Hữu đã tập trung vào để lột tả sự yêu mến gắn bó giữa những con người xa lạ, từ phương trời, không hề có lời hẹn ước nhưng lại gặp nhau ở một nơi chiến tuyến đầu sóng ngọn gió, nơi nhiều nguy hiểm nhưng tình người vô cùng ấm áp, để rồi thành đôi bạn thân thiết tri kỷ gắn bó với nhau.
 
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn mà quen
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
 
Hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo của tác giả Chính Hữu khi “súng thì bên súng” mà “đầu sát bên đầu” thể hiện sự thân thiết trong suy nghĩ, trong chí hướng, mục tiêu lý tưởng của những người lính trẻ là vô cùng hòa hợp, thể hiện một tình bằng hữu gắn bó, thiêng liêng không gì chia rẽ được.
 
Họ ra chiến trường với mục tiêu to lớn của đời mình là bảo vệ mảnh đất quê hương, bảo vệ những người thân thương của mình, chống lại những kẻ thù xâm lược. Đó chính là mục tiêu sống, là con đường chí hướng của những người lính trẻ. Họ cảm nhận được trái tim ấm nóng của nhau đang cùng chung một nhịp đập, nhịp đập vì tổ quốc thân yêu.

Những trận ốm khi vượt rừng, trèo núi, những trận sốt rét rừng thật đáng sợ, nhưng họ vẫn chia sẻ với nhau mọi thứ, đêm rét đắp chung một tấm chăn, uống chúng một bình nước chia sẻ với nhau những miếng lương khô, trong những chặng đường vượt rừng, băng núi. Biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ mà người lính đã phải nếm trải cùng nhau, cũng vì vậy họ cảm thấy những người bạn trở thành những người thân ruột thịt của mình.

Những câu thơ nghẹn ngào xúc động của nhà thơ Chính Hữu đã phác họa lên một tình bạn đẹp về tình đồng đội đồng chí thiêng liêng cao cả.
 
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”.
 
Những người lính ra đi để lại nơi quê hương mình những người thân, những công việc còn làm dang dở nhưng tất cả không làm cho trái tim họ chùn bước mà nó càng làm cho những người lính trẻ trở nên kiên cường, anh dũng hơn.
 
Hình ảnh quen thuộc của những giếng nước, gốc đa, được tác giả gợi mở ra càng làm cho những câu thơ trở nên thuộc giản dị, nhưng tăng thêm sự hy sinh cao cả của những người lính khi phải từ bỏ tất cả lên đường tham gia chiến đấu.
 
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày…
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
 
Trong quá trình hành quân, băng rừng vượt núi người lính của chúng ta đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, những cơn sốt rét rừng, những khi cọp tới trêu người, những căn bệnh ghẻ lở, bệnh lạ xuất phát từ nơi rừng thiêng nước độc. Nhưng họ vẫn gắn bó bên nhau, động viên nhau vượt qua những khó khăn để đi tới mục tiêu cuối cùng của mình. Đó chính là ngày chiến thắng trở về, niềm vui cho ngày khải hoàn.

Hình ảnh “áo anh rách vai” đối xứng với “quần tôi có vài mảnh vá” thể hiện cuộc sống đạm bạc nơi quân ngũ, nhưng họ không cảm thấy mình khổ sở, cô đơn lạc lõng, mà ngược lại càng khó khăn gian khổ họ càng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn bởi bên cạnh họ luôn có những người đồng đội vô cùng thân thiết luôn lo lắng, sẻ chia với nhau.
 
Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” một hình tượng vô cùng đẹp đẽ trong tình đồng đội, đồng chí của những người chiến sĩ cách mạng thể hiện những con người vô thân thiết, hơn cả ruột thịt trong kháng chiến.
 
Trong phần cuối cùng của bài thơ hình ảnh những người chiến sĩ trong kháng chiến hiện lên vô cùng anh dũng. Họ đứng bên nhau cùng chờ giặc tới thể hiện tâm thế luôn luôn chủ động sẵn sàng chờ giặc tới để chiến đấu, oanh liệt chứ không hề lo lắng, hay trốn tránh mọi việc.
 
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
 
Người chiến sĩ trong chiến trường gặp rất nhiều khó khăn thử thách nhưng trái tim họ luôn kiên cường, luôn anh dũng hướng tới một ngày mai tươi thắm, tất cả những gì họ làm đều vì một nền hòa bình không xa cho tổ quốc mình. Những người lính đó, họ đã không tiếc đời trai của mình để quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, khi tuổi đời còn rất trẻ, xuân xanh phơi phới.
 
Trong chiến trường, cảnh rừng đêm vừa hư vừa thực ánh trăng soi sáng, bồng bềnh phiêu du trên đầu người, khiến cho mọi thứ thật tuyệt vời lãng mạn. Hình ảnh đầu súng trăng treo thể hiện sự lãng mạn, nó là bức tranh vô cùng tuyệt tác của tác giả Chính Hữu, khi giữa cuộc sống gian khổ, những khó khăn thường nhật những người lính vẫn giữ cho mình một trái tim bay bổng, lãng mạn, một tâm hồn hướng tới cái đẹp.
 
Vầng trăng chính là một biểu tượng thiêng liêng của cái đẹp của sự bình yên, còn hình ảnh khẩu súng chính là một ý nghĩa thể hiện sự gian khổ, một vũ khí làm nên chết chóc. Hai hình ảnh này đối lập lẫn nhau nhưng lại đứng bên nhau khiến cho hình tượng thơ trở nên vô cùng tinh tế, hấp dẫn người đọc.
 
Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị, vừa thể hiện sự kiên cường anh dũng của người chiến sĩ trong kháng chiến, thể hiện tình cảm thiêng liêng cao cả của những người nông dân khi từ bỏ tất cả ruộng nương, người thân của mình tham gia chiến đấu, vì quê hương tổ quốc.
 
Bài thơ “Đồng chí” là bài thơ vô cùng hay độc đáo của tác giả Chính Hữu khi viết về hình ảnh những người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ những người nông dân, bài thơ như một tượng đài vô cùng tráng lệ thể hiện nét đẹp bi tráng về hình ảnh người lính.
1
1
Quách Trinh
05/01/2020 20:59:12
Cảm nhận truyện ngắn Chiếc lược ngà - Mẫu 1
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sự bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng của tình phụ tử.
 
Truyện ngắn này được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nội dung truyện là tình cha con của cha con ông Sáu và thông qua đó nói lên sự ngặt nghèo, éo le mà chiến tranh đem lại. Tuy đây là một đề tài muôn thuở trong văn chương nhưng chính vìthế giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.
 
Truyện xoay quanh đề tài tình cảm cha con ông Sáu mà tác giả Nguyễn Quang Sáng đã chú trọng đặc biệt đến nhân vật bé Thu - một nhân vật có nội tâm đầy sự mâu thuẫn. Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ. Tuy vậy trong tâm tưởng của Thu, hình ảnh người cha phải xa cách từ lâu luôn luôn tồn tại qua những tấm ảnh. Mặc dù yêu cha là thế nhưng khi gặp cha rồi Thu lại có những hành động mâu thuẫn với suy nghĩ của mình. Khi nghe tiếng ông Sáu gọi con, Thu đã không hề mừng rỡ như ông Sáu vẫn tưởng, nó giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng, chớp mắt nhìn như muốn hỏi, thậm chí mặt nó bỗng tái mét rồi vụt chạy và kêu thét lên. Đều là những cử chỉ mà không ai ngời tới - những cử chỉ thể hiện sự sợ hãi khác thường giữa cha và con. Không chỉ có thế, hành động của Thu còn chứa đầy sự lạnh nhạt và lảng tránh. Kịch tính câu chuyện được đẩy lên cao khi bé Thu nấu cơm. Nó góp phần tạo nên độ căng của mạch kể. Cái nồi cơm quá to, con bé cần có sự giúp đỡ của người lớn nhưng nó đã nhất quyết không chịu gọi ba, không chịu nhờ vả. Đỉnh điểm nữa là khi bé Thu hất cái trứng cá mà anh Sáu đã gắp cho. Đây là một hành động rất tự nhiên và hợp lí của Thu để qua đó, cá tính mạnh mẽ của cô bé dần được biểu lộ. Thương con là thế nhưng ông Sáu vẫn không giữ nổi bình tĩnh, ông vung tay đánh vào mông nó và hét lên sao mày cứng đầu quá vậy hả. Bị ba đánh Thu không khóc như ông Ba tưởng, nó chỉ lặng lẽ đứng dậy và sang nhà bà ngoại. Thì ra nguyên nhân là vết sẹo trên mặt ba nó. Nó không chấp nhận bất cứ lời giải thích nào kể cả lời giải thích của mẹ nó. Quả là những suy nghĩ rất trẻ con nhưng chính điều đó đà làm cho câu chuyện trở nên rất thật. Đến khi nghe ngoại kể về vết thẹo của ba, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn, tất cả như giúp Thu giải tỏa nỗi lòng mình nhưng bên cạnh đó, nó cũng rất ân hận và hối tiếc vì những ngày qua đã không chịu nhận ba. Cao trào của câu chuyện lại được đẩy lên khi ông Sáu chia tay vợ con lên đường, bé Thu bỗng thét lên “Ba...a... a... ba!”. Tiếng kêu như xé lòng, xót xa, tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Cùng với những biểu hiện vội vã, hối hả, tác giả đà để Thu bộc lộ hết những tình cảm, nỗi nhớ thương dành cho ba và trong đó có cả sự hối hận. Đây như một chi tiết biết nói. Không có chi tiết này câu chuyện sẽ mất đi hẳn một phần giá trị và sẽ trở nên nhạt nhẽo. Niềm vui sướng khi vừa tìm thấy cha con tưởng như không bao giờ còn thấy nữa, niềm vui sướng vượt ra ngoài sức tưởng tượng đã vượt qua mọi khoảng cách khiến người đọc không thể cầm lòng, về sau, khi dã trưởng thành Thu nối gót cha làm giao liên phục cho kháng chiến cũng là vì cha, vì trả thù cho cha.

Qua nhân vật ông Ba, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho Thu bao tình cảm quý mến và trân trọng, ông cảm thông với cái ương bướng, cứng đầu của một cô bé chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên mặt người lính từ mặt trận trở về mà một tiếng ba cũng không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, cùng với cử chỉ giang cả hai chân bấu chặt lấy ba nó mãi mãi là hình ảnh rất cảm động của tình cha con giữa thời máu lửa. Giây phút từ biệt ấy đã trở thành vĩnh biệt. Nỗi buồn từ câu chuyện đã làm ta càng thêm thấm thìa sự ác nghiệt của chiến tranh.
 
Trong truyện, tác giả không chỉ chú ý tới tình cảm của nhân vật bé Thu mà tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu đã nhắc đến rất nhiều. Ngày ông đi bộ đội, Thu còn rất bé, nhưng tình cha con trong ông luôn tồn tại mãnh liệt. Lần nào vợ ông đến thăm, ông cũng hỏi thăm con. Đây chính là sự yêu thương của người cha làm cách mạng xa nhà, không được gặp con. Khi về thăm nhà, những tưởng mong đợi được gặp con, được nghe con gọi ba từng phút đã được thực hiện nhưng không, bom đạn đã làm thay đổi hình hài ông, vết thẹo dài trên má - vết thương chiến tranh đã làm cho đứa con gái thương yêu bé bỏng không nhận ra người cha nữa. Khi không được đón nhận tình cảm, ông Sáu trở nên suy sụp, đau đớn và đáng thương. Trước sự ứng xử lạnh nhạt của bé Thu, ông vẫn luôn dành mọi hành động thương yêu cho con, trong ánh mắt của ông luôn tràn đầy tình phụ tử không bờ bến. Ông đã tìm mọi cách để sát lại gần con hơn, ông gắp trứng cá cho con nhưng khi cao trào của câu chuyện là Thu hất cái trứng cá đi thì ông đã không kiềm chế nổi, ông đã đánh con. Đánh con để giải tỏa những bức xúc tinh thần, điều đó càng chứng tỏ ông rất yêu con. Với ông cái khao khát được gặp lại vợ con cũng không được trọn vẹn. Đó là kịch của thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lên đường, ông mới chỉ nhận được một khoảnh khắc hạnh phúc là khi bé Thu nhận ra ba mình và gọi một tiếng ba. Ông ôm con, rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con. Ông đã ra đi với nỗi thương nhớ vợ con không thể nào kể xiết, với lời hứa mang về cho con chiếc lược ngà và nỗi ân hận ray rứt vì sao mình lại đánh con cứ giày vò ông mãi. Lời dặn dò của đứa con gái bé bỏng “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba” ông luôn cất kín trong lòng. Tất cả tình thương yêu của ông đã được dồn cả vào cây lược ngà tự làm cho con. Có khúc ngà, ông Sáu hớn hở như bắt được quà. Chính qua chi tiết giàu sức gợi cảm này mà ta thấy được phút giây sung sướng đã khiến người cha như một đứa trẻ. Ông làm cho con chiếc lược ngà rất tỉ mỉ và thận trọng. Ông ngồi cưa từng chiếc răng, khổ công như một người thợ bạc. Làm xong lược, ông lại cẩn thận khắc dòng chữ yêu nhớ tặng Thu con của ba. Tất cả những chi tiết trên đều làm ta vô cùng cảm động nhưng cảm động nhất có lẽ phải là chi tiết anh lấy cây lược ngà mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Mỗi lần anh chải tóc, ta lại liên tưởng đến một lần anh gửi gắm yêu thương vào chiếc lược nhỏ xinh. Nhưng không may là ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình phụ tử thì không thể chết. Lúc hấp hối, ông đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho ông Ba, nhìn hồi lâu rồi tắt thở. Tuy không một lời nói nhưng cái nhìn của ông Sáu quả thật đã chứa bao nỗi niềm ở bên trong, những nỗi niềm chưa được nói

Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện yêu thương con hết mực sẽ mãi còn. Chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của thời chiến tranh. Nó buộc người đọc chúng ta phải suy nghĩ về những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã đem đến cho con người đang sống trên mảnh đất này. Qua đó tác giả cũng muốn nêu lên thái độ không đồng tình với chiến tranh của chính mình.
 
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã rất thành công trong việc kết hợp kể với miêu tả nội tâm nhân vật, xây dựng nội tâm mâu thuẫn nhưng rất nhất quán về tính cách. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất dưới góc nhìn của ông Ba. Điều đó làm cho sự việc trở nên khách quan, tin cậy và xác thực, tạo điều kiện cho người đọc bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểuvà xúc động trước tâm trạng của từng nhân vật. Hơn nữa truyện lại có sự sắp xếp rất chặt chẽ với nhiều tình huống bất ngờ làm cho người đọc cảm thấy hứng thú và cuốn hút khi đọc.
 
Truyện đã làm sống lại quãng thời gian đánh giặc giữ nước và thông qua đó tác giả muốn người đọc phải nghĩ và thấm thìa nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo