Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hai khổ thơ cuối sử dụng BPTT và nêu tác dụng

Bài 1:Cho đoạn thơ:

          Nhưng mỗi năm mỗi vắng

          Người thuê viết nay đâu

          Giấy đỏ buồn không thắm

          Mực đọng trong nghiên sầu...

a, 2 khổ thơ cuối sử dụng BPTT và nêu tác dụng

b, Đoạn thơ gợi em suy nghĩ gì về việc bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc (1 đoạn văn)

Bài 2:Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ về hình ảnh hoa đào trong ngày tết cổ tiền của dân tộc

2 trả lời
Hỏi chi tiết
450
2
0
Trung Nghĩa
06/01/2020 15:19:12
Bài 2:

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị đồ đạc, sắm sửa chơi xuân. Và như một thành viên không thể thiếu, cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ, cây đào chính là loài cây được ưa chuộng nhiều nhất ở miền Bắc nước ta.

Cây hoa đào từ lâu đã rất quen thuộc với mọi người. Cây có nguồn gốc từ nước Ba Tư, được trồng nhiều ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, thích hợp với khí hậu ở miền Bắc nước ta. Ở Việt Nam, hoa đào còn được ưa chuộng bởi sự tích của nó. Chuyện kể rằng: Ở phía Đông, có hai vị thần: thần Trà và thần Uất Lũy ngự trên cây hoa đào khổng lồ. Ma quỷ rất sợ uy vũ của hai vị thần nên sợ luôn cả cây hoa đào. Ngày cuối năm, khi hai vị thần phải lên trầu Ngọc Hoàng thì ma quỷ lại đến sách nhiễu nhân dân. Vì thế, người dân bảo nhau trồng hoa đào ngày tết, để trong nhà tránh ma quỷ. Từ đó, trong những ngày tết, nhà nào cũng chơi hoa đào như một tục lệ truyền thống.

Cây hoa đào đẹp và có cấu tạo rất dễ nhận dạng so với những cây khác. Cây thuộc loại cây thân gỗ, nhỏ, màu nâu thẫm. Dáng cây hoa thấp, cao từ 1-3 m, tán tròn như cái ô. Cành cây nhỏ như cái đũa, lá có hình mũi mạc, mọc so le với nhau. Cứ mỗi dịp xuân về là lúc hoa đào nở rộ nhất. Cánh hoa mỏng, xếp tầng lên nhau, ra hoa trước khi ra lá. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt. Cả cánh hoa và nhị hoa được nâng đỡ bởi sắc xanh non của màu lá tạo nên sự hài hòa về màu sắc cho cây.

Cây đào rất đa dạng về màu sắc, hình dáng và thể loại. Đào bích là loại đào có cành tròn như chiếc ô, hoa màu hồng thẫm, nụ và cánh hoa chen chúc nhau. Đào pha có thân và lá giống đào bích nhưng hoa ít cánh hơn, màu phơn phớt hồng, đượm vẻ thanh tao, kín đáo. Đào bạch lại có hoa trắng như tuyết và có mùi hương thoang thoảng. Có loại đào ăn quả có hoa giống đào phai, quả đào cùng họ với quả mơ, quả mận, bên ngoài có lông tơ mịn và hạt to ở giữa được bao bọc bởi lớp cùi dày. Cuối cùng là đào rừng- loại cây có nhiều ở vùng biên giới phía Bắc. Thân cây xù xì, rêu mốc, ít hoa và nở muộn. Ngày tết, nhiều gia đình thích chơi đào rừng bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của nó. Ngoài ra, còn có đào thế- loại đào được trồng và chăm sóc hàng chục năm thì cây mới có dáng đẹp. Các nghệ nhân thường tạo thế long, phượng, thế trực hay thế ngoảnh cho cây.

Một cây đào đẹp cần có cách trồng công phu và cách chơi cầu kì. Tháng giêng, người ta tỉa bớt cành lá từ những cây đẹp đã chơi rồi, giữ lại gốc và đem trồng xuống đất. Trong quá trình chăm sóc, cây bắt đầu được uốn để tạo dáng trong 10 tháng. Đến tháng 11, lá đào được tuốt bớt để cây tập trung trổ hoa. Tùy vào thời tiết sẽ hãn, thúc, thiến cho hoa nở đúng dịp tết. Đến khi chọn đào về nhà, tùy loại đào mà có cách chơi khác nhau. Với đào cành, người ta hơ gốc trên ngọn lửa than hồng để nhựa không bị chảy ra và hoa lâu tàn. Với đào cây, khi đánh cây lên, chú ý không làm đứt rễ cái, không tưới quá nhiều nước vì đào không ưa nước. Khi chọn mua đào, tùy từng không gian mà chọn đào to hay nhỏ nhưng tán phải tròn, hoa dày và cây phải cân đối; nên mua cách tết 3-4 ngày để hoa tươi lâu.

Những làng trồng đào nổi tiếng ở miền Bắc như làng đào Nhật Tân. Đây là làng nghề đã có mấy trăm năm tuổi, chuyên trồng đào cung cấp cho miền Bắc. Đào ở nơi đây được chăm sóc bởi những nghệ nhân có kinh nghiệm nên dáng đẹp, hoa bụ bẫm. Đào Nhật Tân còn được gửi vào miền Nam giúp đồng bào cảm nhận sắc xuân miền Bắc. Ngày nay, ở khắp miền Bắc, rất nhiều nơi cũng trồng đào. Cứ đến khoảng 20-12 Âm lịch, chợ xuân lại tấp nập, tưng bừng, từ thị thành đến nông thôn, đem không khí xuân đến khắp mọi nơi.

Hoa đào đẹp và cũng mang rất nhiều ý nghĩa. Ngày tết có cành đào trong nhà, không khí trở nên ấm áp hơn. Hoa đỏ, lá xanh tượng trưng cho sự hòa hợp, hạnh phúc, giàu có, tươi vui. Hoa đào còn được coi là đặc trưng của miền Bắc, không một loài hoa mùa xuân nào có thể thay thế. Nhín cánh hoa chúm chím sắc hồng là thấy không khí xuân đã về cả đất trời, xua đi cái lạnh giá mùa đông. Đất trời và con người bừng tỉnh, sẵn sàng cho một sức sống mới, một khởi đầu mới.

Hoa đào đã và sẽ trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dân trong mỗi dịp tết đến xuân về. Dẫu cuộc sống sau này có phát triển, hoa đào vẫn mãi bên cạnh con người, là hình ảnh cho một khởi đầu an lành, hạnh phúc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trung Nghĩa
06/01/2020 15:29:19

Bài 1:
a)
- Xác định: Biện pháp nhân hóa ở câu 3 là: giấy đỏ buồn
+ Biện pháp nhân hóa ở câu cuối là: nghiên sầu
- Tác dụng : Thể hiện nỗi buồn thê lương của ông đồ và sự cảm thương sâu sắc cho một truyền thống, một nét đẹp văn hóa của người Việt đã bị lãng quên.

b)
Để thể hiện niềm luyến tiếc trước một nét đẹp văn hóa truyền thống đang đứng trước bờ vực suy tàn, Vũ Đình Liên trong bài thơ Ông đồ có viết:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy điệp buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu".

Từ "nhưng" thể hiện sự đối nghịch trong tình cảnh. Trước đây, mỗi năm hoa đào nở thì ông đồ đều được trông đợi, người ta không chỉ ngưỡng mộ ông là người hay chữ mà còn thích được chiêm ngưỡng cách ông thả những con chữ, những đôi câu đối trên trang giấy điệp. Nhưng nghịch cảnh thay, thời gian thay đổi, thời thế thay đổi, mỗi năm lại mỗi vắng. Cuộc sống hiện đại với những yếu tố văn hóa mới mẻ du nhập khiến ông đồ không còn giữ được vị trí độc tôn. Câu hỏi tu từ "Người thuê viết nay đâu" như một tiếng hỏi ngơ ngác, thể hiện niềm tiếc nuối của tác giả: không thấy người ta còn mặn mà với con chữ của ông đồ, cũng không biết những người ít ỏi còn ham mê con chữ của ông thì biết tìm chốn nào... Phép nhân hóa khiến những sự vật xung quanh ông đồ cũng như bị lây lan tình cảm, bởi vốn "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Giấy, mực, nghiên là những sự vật gắn bó một đời với ông đồ, với con đường khoa cử, theo đuổi con chữ. Bởi vậy những sự vật này cũng như chia sẻ nỗi buồn với ông. Giấy điệp vốn đỏ thì như bị phai màu. Mực vốn được mài đầy nghiên, không vơi vì không có người thuê viết, được tác giả cảm nhận như là nơi chất chứa nỗi buồn, tạo sự ngưng đọng,... Ông đồ cùng những sự vật dường như đang lùi dần vào quá vãng, bị mờ dần, mất dần vai trò, để nhường chỗ cho những yếu tố văn hóa mới hiện đại.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư