Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
18/02/2020 15:39:04

Em hãy viết bài văn chứng minh câu tục ngữ

Đề 1 : Em hãy viết bài văn chứng minh câu tục ngữ:

                                      " Một cây làm chẳng lên non
                                  Ba cây chụm lại lên hòn núi cao . "
Đề 2 : Chứng minh câu tục ngữ :
                                      "Có công mài sắt có ngày nên kim"
Đề 3 : Chứng minh truyền thống văn hóa của dân tộc ta thể hiện qua hai câu tục ngữ : " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " và " Uống nước nhớ nguồn ."
Đề 4 : Bậc thánh nhân khai sáng ra Nho Giáo là Khổng Tử từng nói rằng : " Biết thì nói là biết , không biết thì nói là không biết , vậy mới thật là biết ..." Em có đồng tình với nhận định này không ? Hãy viết bài văn chứng minh quan điểm của mình
Đề 5 : Chứng minh bản sắc văn hóa trong ẩm thực của người Việt

                                     MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA EM ĐANG CẦN GẤP
 

7 trả lời
Hỏi chi tiết
286
2
0
Bill Gates
18/02/2020 15:40:24

Đề 1 : Em hãy viết bài văn chứng minh câu tục ngữ:

                                      " Một cây làm chẳng lên non
                                  Ba cây chụm lại lên hòn núi cao . "
Bài làm 

 

Tinh thần đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh việt Nam. Trong bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, nhân dân ta đã phát huy cao độ tình yêu thương, đoàn kết dân tộc để chiến thắng thù trong giặc ngoài, để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bài học về đoàn kết đã ăn sâu vào tâm hồn nhân dân, kết tinh thành ca dao, tục ngữ như một niềm tin về chân lí sâu sắc, cao đẹp:

"Một cây làm chằng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

   "Một cây" không thể làm nên non, nên núi, nên rừng. Đó là một sự thật hiển nhiên, ai cũng dễ dàng nhận thấy. Nhưng "ba cây" tượng trưng cho nhiều cây, cho rừng cây thì có thể tạo nên "non", nên "núi", không chỉ là "núi thấp" mà là "núi cao". Từ "một cây" đã chuyển thành "ba cây", số lượng đã thay đổi từ ít thành nhiều nên chất lượng cũng biến đổi. Yếu tố quyết định của sự vận động từ "lượng" biến thành "chất" là sự "chụm lại" của "ba cây", của số đông. Như thế mới có "núi cao". "Chụm lại" là hành động, là biểu hiện tâm lí thể hiện sự đồng tâm nhất trí, sự hợp lực và sự đoàn kết gắn bó. "Cây" trong câu tục ngữ được nhân hóa, trở thành ẩn dụ, một biểu tượng rất sống động và thấm thía nói lên tình yêu thương, tinh thần đoàn kết của cộng đồng, của dân tộc. Câu tục ngữ:

"Một cây làm chằng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

đã nêu lên một bài học vô cùng quý báu về sự hợp lực, về tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh to,lớn của cộng đồng dân tộc.

   Lịch sử và cuộc sống, thơ văn và thực tế đã có biết bao sự việc, hình ảnh sống động nói về đoàn kết và sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta.

   Từ thời xa xưa, với công cụ thô sơ, người Việt đã bạt rừng, lấn biển, đắp đê đào kênh để làm nên những cánh đồng màu mỡ, bát ngát mênh mông:

"Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn?" (Nguyễn Đinh Thi)

   Thần thoại dân tộc Lô Lô đã kể lại hình ảnh đoàn người đông đảo, đồng sức đồng lòng, bền bỉ và dũng cảm kéo nhau "đi san mặt đất" để xây dựng cuộc sống hạnh phúc lâu dài: "Giống nào cũng không đi - Người gọi nhau làm lấy - Nhiều sức chung một lòng - San mặt đắt cho phẳng - Nhiều tay chung một ý - San mặt đất làm ăn". "Nhiều sức" và "nhiều tay" lại biết "chung một lòng", "chung một ý" nên mới có sức mạnh to lớn "san mặt đất làm ăn" như vậy.

   Con đê sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, v.v... sừng sững như những dãy trường thành, ngăn lũ, bảo vệ những cánh đồng màu mỡ thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết và ý chí của triệu triệu con người Việt Nam qua hàng ngàn năm lao động quyết tâm chiến thắng thiên tai để được sống trong ấm no, hạnh phúc.

   Trong chiến đấu cũng vậy, đoàn kết là sức mạnh vô địch để giáng trả và đánh thẳng quân xâm lược. Hội nghị Diên Hồng đời Trần với tiếng hô "Quyết chiến! Quyết chiến!" của các bô lão "tuổi già thế kỉ" biểu thị cho lòng yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và tướng sĩ để đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Cho đến nay, câu nói của người anh hùng Trần Quốc Tuấn vẫn còn in sâu trong lòng người vê bài học đại đoàn kết dân tộc: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức".

   Đoàn kết để đánh giặc. Đoàn kết để khắc phục khó khăn, để chiến thắng "giặc dốt, giặc đói", "giặc ngoại xâm", để khắc phục khó khăn nghèo nàn lạc hậu. Hồ Chí Minh qua bài thơ Hòn đá nhằm giáo dục nhân dân ta bài học về sức mạnh "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao":

"Hòn đá to Hòn đá nặng Nhiều người nhắc Nhắc lên đặng!"

   Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vừa qua, Mặt trận Liên Việt, "Mặt trận đoàn kết" dưới sự lãnh đạo của Đảng là tổ chức yêu nước của nhân dân ta thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành Công"

   Ngày nay trên con đường phát triển nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại, văn hóa tiên tiến... phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, nhân dân ta đã và đang nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc khép lại quá khứ, hướng về tương lai. Hàng triệu con người đồng tâm, nhất trí, góp sức, góp tiền của... cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Hầu như địa phương nào cũng có những thành tựu đầy tự hào biểu thị sức mạnh đoàn kết dân tộc trong kiến thiết hòa bình. Thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An, thủy điện Y-a-ly, công trình tải điện 500KV xuyên Việt, công cuộc khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long... Mỗi công trình là một bài ca hào hùng về lao động sáng tạo và đoàn kết toàn dân.

   Câu tục ngữ: "Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm tại nên hòn núi cao" hàm chứa bài học đoàn kết vô cùng sâu sắc. Đoàn kết không chỉ cho ta sức mạnh vô địch mà còn là suối nguồn của hạnh phúc, yêu thương và no ấm. Nó như ngọn lửa thần kì thắp sáng niềm tin và lòng tự hào dân tộc. Sức mạnh Việt Nam, tư tưởng nhân nghĩa Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Bill Gates
18/02/2020 15:42:21
Đề 2 : Chứng minh câu tục ngữ :
                                      "Có công mài sắt có ngày nên kim"
Bài làm 

Câu thành ngữ với 8 chữ ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm khuyên ta nên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, không được nản chí ắt sẽ thành công. Hình ảnh trong câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ và đối lập giữa “sắt” và “kim”. Tại sao ông cha ta lại không dùng hình ảnh khác mà lại dùng sắt” và “kim”. "Sắt" thường là những hình khối to lớn,có vẻ bề ngoài sần sùi còn "kim" lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng. Vậy mà mài từ sắt thành kim sẽ đến khi nào cơ chứ? Ông cha ta dùng 2 hình ảnh hoàn toàn trái ngược này để nói đến sự khó nhọc  và gian khổ của công việc “mài sắt” và thành quả đạt được “nên kim” và nhắn nhủ với chúng ta rằng chỉ cần chúng ta biết cố gắng, biết nỗ lực kiên trì, ý chí quyết tâm và mục đích rõ ràng  thì chắc chắn một ngày nào đó, chúng ta sẽ thành công, sẽ  mài được chiếc kim nhỏ bé, sáng đẹp từ một khối sắt xấu xí.

Qua những hình ảnh đó, ông bà ta muốn nhắn nhủ đến những thế hệ mai sau những lời khuyên răn đầy ý nghĩa tốt đẹp đó là mỗi chúng ta bắt đầu làm bất cứ việc gì thì phải kiên trì và quyết tâm thưc hiện. "Sắt" là hình ảnh ẩn dụ của những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc, học tập mà chúng ta gặp phải trên con đường thực hiện lý tưởng, cũng như mơ ước nguyện vọng của mình. Còn "kim" chính là hình ảnh của  kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình cần đạt tới, mong muốn đạt tới trong cuộc sống. "Có công mài sắt có ngày nên kim" muốn khuyên răn chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.

Chúng ta có nhận thấy được rằng từ xưa đế này hầu hết những con người thành công là đều nhờ vào ý chí và lòng kiên trì của mình. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh – người vĩ đại nhất của đất nước ta, với sự quyết tâm, kiên trì và ý chí kiên cường của mình, người đã bôn ba ở nơi xứ người với biết bao khó khăn và gian khổ để tìm ra được con đường cứu nước, giúp cho nhân dân ta thoát khỏi sự áp bức và nô lệ. Hay nhà khoa học Thomas Edison, để sáng chế ra bóng đèn với dây tóc bóng đèn từ sợi Vonfram, ngài đã kiên trì thử qua thử lại với các vật liệu khác nhau hơn hai nghìn lần. Hay Mai An Tiêm người lạc vào đảo hoang không người, không thức ăn với hai bàn tay trắng nhưng nhờ đầu tóc tìm tòi, ý chi quyết tâm, yêu cuộc sống Mai An Tiêm đã tìm được nguồn sống cho riêng mình …

 

Hay các doanh nhân nổi tiếng như Bill Gates, Jack ma. Mack Zuckerberg, … họ cũng đều là những từ hai bàn tay trắng mà làm nên thành công như ngày hôm nay. Trước khi thành công, họ cũng đã từng thất bại nhiều lần, nhưng họ không gục ngã. Họ lấy đó làm kinh nghiệm để đứng lên để quyết tâm, kiên trì và rồi thành công như hiện tại, trở thành những người thành côn và giàu có nhất trên thế giới mà ai ai cũng ngưỡng mộ. Vậy chúng ta mới hiểu được rằng, để đi đến thành công thì chúng ta phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách và cả những thất bại nhưng điều quan trọng là chúng ta không nản chí, hãy luôn kiên trì và quyết tâm mạnh mẽ.

Như đất nước ta có được hòa bình như ngày hôm nay cũng nhờ vào sự kiên cường, bền bỉ, quyết tâm đánh đuổi quân giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Hay trong lĩnh vực kinh tế, trải qua biết bao khó khăn từ thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán,… với lòng lòng quyết tâm không ngại gian khó, nhân dân ta đã từng bước đưa nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển hơn.

Qua đó, chúng ta nhận thấy được rằng, bất kỳ trong lĩnh vực nào muốn thành công thì không  thể thiếu được  một yếu tố đó chính sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, và lòng kiên trì. Không có thành công nào đến dễ dàng cả, lúc nào cũng sẽ có chông gai và thử thách, nhưng chỉ cần chúng ta biết cách vượt qua những khó khăn, đứng dậy trước những vấp ngã của cuộc sống thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ đạt được những thành quả tốt nhất như mìnhmong muốn.
Câu thành ngữ trên thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Đó chính là những đúc kết lâu đời từ xa xưa của ông cha ta trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống.

Bên cạnh những người kiên trì, chăm chỉ không ngại gian khổ thì trong cuộc sống vẫn còn một số người rất nhanh nản, nhanh bỏ cuộc giữ chừng và không có ý chí tiến thủ vì ngại khó khăn, ngại vất vả nên không chịu làm. Vì vậy, đối diện với đời sống, công việc, nếu không rèn luyện một đức tính kiên nhẫn tối thiểu có khi chúng ta sẽ gặp thất bại. Một việc làm dù rất nhỏ cũng khó thành công nếu thiếu lòng kiên nhẫn

"Có công mài sắt có ngày nên kim" thực sự là một lời khuyên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ông cha ta, nó mãi thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi con người Việt Nam hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn đời sau cũng vậy. Để giữ gìn được đức tính tốt đẹp này chúng ta nêm chăm chỉ, kiên trì, quyết tâm giữ vững lý tưởng thì nhất định chúng ta sẽ có được thành công như mong muốn. Tương lai đang chờ và lúc nào cũng chờ đón chúng ta những con người dũng cảm. Hãy bước tới mạnh mẽ và tự tin bởi vì chủ tích Hồ Chí Minh đã dạy: “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biền. Quyết chí ắt làm nên”.

2
0
Bill Gates
18/02/2020 15:43:55
Đề 3 : Chứng minh truyền thống văn hóa của dân tộc ta thể hiện qua hai câu tục ngữ : " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " và " Uống nước nhớ nguồn ."
Bài làm

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?

"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể...và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

2
0
Bill Gates
18/02/2020 15:44:23
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

1. Mở bài

  • Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn".
  • Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

  • Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
  • Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
  • Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

  • Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
  • Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
  • Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

  • Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
  • Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

d. Phải làm gì để "nhớ nguồn".

  • Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
  • Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
  • Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
1
1
Bill Gates
18/02/2020 15:46:50

Đề 5 : Chứng minh bản sắc văn hóa trong ẩm thực của người Việt
Bài làm

Văn hóa ẩm thực truyền thống là nét văn hóa tự nhiên trong cuộc sống đời thường. Đối với người Việt Nam, ẩm thực không những là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa truyền thống về tinh thần. Qua những nét đẹp từ ẩm thực người ta có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam thể hiện rõ nét phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc cũng như phong tục trong cách ăn uống ở nước ta…

Ẩm thực truyền thống Việt Nam là một nét đẹp không thể thiếu. Và cần được phát triển để bạn bè Thế giới có thể biết đến và đón nhận. Dưới đây tập đoàn Lã Vọng với gần 20 năm trong ngành ẩm thực, chúng tôi xin được chia sẻ với mọi người những nét đẹp văn hoá ẩm thực truyền thống của người Việt.

Nét văn hóa ẩm thực truyền thống người Việt

Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Việc ăn thành mâm hay sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm trắng chính là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam ta.

Bên cạnh những nét chung về ẩm thực thì mỗi một vùng miền lại nét đặc trưng ẩm thực vùng miền riêng:

Ẩm thực miền Bắc:

 

Món ăn miền Bắc thường có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc khá sặc sỡ, thường không đậm vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm hơi loãng hay mắm tôm. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với nhiều món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng hay bánh cuốn Thanh trì hoặc gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Trung:

 

Về với miền Trung, người ta lại ưa dùng các món ăn có vị đậm đà hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc có thể thể hiện qua những hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn ẩm thực miền Bắc và miền Nam. Màu sắc được phối trộn khá phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ hay nâu sậm. Ẩm thực miền Trung thường nổi tiếng với mắm tôm chua hoặc các loại mắm ruốc. Ẩm thực cung đình Huế có rất nhiều điểm đặc biệt, với phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ có vị rất cay, rất nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng đa dạng các món ăn, cách bày trí các món.

Ẩm thực miền Nam:

 

Do chịu nhiều ảnh hưởng từ ẩm thực Trung Hoa, Campuchia hay Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thường có độ ngọt, độ cay. Phổ biến với các loại mắm như: mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía… Có nhiều món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông đất, đuông chà là, vọp chong, hay đuông dừa, cá lóc nướng trui…

Ẩm thực các dân tộc thiểu số:

 

Ẩm thực mỗi dân tộc thiểu số đều có những bản sắc rất riêng biệt. Nổi tiếng như món thịt lợn sống trộn cùng phèo non của dân tộc ở Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coong phù của người Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục của Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố, hay các món xôi nếp nương của dân tộc Thái, thịt chua ở Thanh Sơn Phú Thọ…

Ẩm thực thể hiện truyền thống văn hóa tinh thần người Việt

Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong các bữa ăn, làm vui lòng nhau qua cách ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống phải có những phép tắc nhất định, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình hay các mối quan hệ ngoài xã hội.

Bản thân mỗi chúng ta phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như luôn đề cao danh dự của bản thân mình qua những câu tục ngữ: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ

Trong gia đình:

 

Ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon dành cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ ”kính trên nhường dưới”, “người lớn trước, người nhỏ sau” thể hiện sự kính trọng, tình cảm đối với người trong gia đình. Bữa cơm hàng ngày cũng được xem là bữa cơm xum họp, mọi người quây quần cùng nhau vui vầy sau một ngày đi làm vất vả.

Ngoài xã hội:

 

Việc mời khách đến nhà thể hiện nét truyền thống giữa con người với con người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm rất nhiều món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn để mời khách, tránh việc dùng bữa trước khách, và có nụ cười niềm nở, lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện được tấm lòng hiếu khách của gia chủ đó chính là đặc trưng của người Việt Nam.

Qua đây chúng ta có thể hiểu rõ hơn về văn hoá truyền thống cũng như ẩm thực truyền thống của người Việt Nam mình. Không đơn thuần là những món ăn ngon, mà còn là những nét văn hoá để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho bạn bè trong nước cũng như bạn bè Quốc tế.

1
1
Bill Gates
18/02/2020 16:11:31

Chào các bạn,

Khổng Tử nói: “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là biết vậy”.

Nhưng làm sao ta có thể biết ta không biết điều gì?

Thường thì ta biết ta biết điều gì—ví dụ nếu ta đã học nhạc 3 năm thì ta biết ta biết nhạc với kiến thức của người đã học nhạc 3 năm.

Nhưng nếu có một hành tinh như trái đất và một loại sinh linh gần giống người trên hành tinh đó, cách ta mấy trăm triệu năm ánh sáng. Chẳng ai biết sự hiệu hữu của hành tinh đó cả, thì làm sao ta biết là ta không biết đến hành tinh đó?

Có lẽ là một chú chim thì rất rành về cây cỏ và các con giun. Nhưng làm sao chú chim biết được gì về không khí, để mà nói “tôi không biết gì về không khí”?

Nàng ngồi đợi cơm 3 tiếng đồng hồ, và chàng về nhà là nằm vật ngay xuống giường nằm ngủ, và nàng nói “em đợi cơm từ 8 giờ tối”. Nếu đó là một người đàn ông vô cảm, làm sao anh ta biết được là anh ta vô cảm, chẳng biết gì về tình cảm phụ nữ cả.

Bạn không biết điều bạn không biết. You don’t know what you don’t know.

Chính vì vậy mà chúng ta thường thấy có rất nhiều người, kể cả chúng ta, có thể nói tràng giang đại hải với người khác về một vấn đề mà ta chẳng biết gì cả, vì ta không biết là ta không biết.

Cho nên chúng ta phải rất rất rất nhạy cảm về điều ta không biết.

Nếu người nào đó có kinh nghiệm về việc gì đó—như là một đầu bếp nói về cho gia vị vào thức ăn—và ta không rành việc bếp núc, thì nên nhận ra ngay là ta không biết gì về việc cho gia vị này, và ta đang ngồi trước thầy, và hãy học cho kỹ.

Nếu ta nói về một việc gì, và người nghe nhẹ nhàng bổ sung hay chỉnh sửa lời ta một chút, dù là rất nhẹ nhàng như gió thoảng (vì người ta lịch sự), thì ta nên nhạy cảm là ta có thể đang nói điều ta không biết.

Muốn nhạy cảm như thế, ta phải là người rất khiêm tốn, rất sẵn sàng học hỏi, và luôn luôn nhận bất cứ ai biết nhiều hơn mình trong một lĩnh vực là thầy của mình trong lĩnh vực đó.

Đó chính là không biết thì nói là không biết.

Không khó để thực tập. Chỉ cần khiêm tốn, hiếu học và nhạy cảm.

1
0
(>_<) Meo Meo (>_<)
18/02/2020 20:50:34
Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn 

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo