LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu gì về phẩm chất người mẹ,người vợ,người phụ nữ Việt Nam qua các văn bản:tôi đi học,trong lòng mẹ,tức nước vỡ bờ

mong mọi người giúp
c2(8đ)
a)em hiểu gì về phẩm chất người mẹ,người vợ,người phụ nữ Việt Nam qua các văn bản:tôi đi học,trong lòng mẹ,túc nước vỡ bờ(2,5đ)
b)viết 1 đoạn văn ngắn(6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của bác hồ(trong văn bản"ngắm trăng"-Hồ Chí Minh)có ử dụng câu cảm thán.gạch chân dưới câu cảm thán đó(5,5đ)
c3(10đ)
kiết thúc truyện"chiếc lá cuối cùng"của O.Hen-ri,Xiu đã nói với Giôn-xi"đó là kiệt tác của cụ Bơ-men"theo em chiếc lá cuối cùng ấy có phải là một kiệt tác không.hãy chứng minh

5 trả lời
Hỏi chi tiết
5.753
4
4
KookMin
22/02/2020 08:41:08
 Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù, mọi thứ đều thiếu thốn, bị đọa đầy cả về thể xác lẫn tinh thần. Cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy không làm Bác vướng bận, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, thèm được tận hưởng ánh trăng. Với tư thế “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”, người chiến sĩ cách mạng đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng, để giao hòa với trăng.Đó là một cuộc vượt ngục về tinh thần, cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ cách mạng. Vượt trên xiềng xích, đói rét... của chế độ nhà tù, người chiến sĩ cách mạng vẫn để tâm hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm. Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một biểu hiện của tinh thần thép, là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
15
2
_Rin Rin_
22/02/2020 08:43:24
a, Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.
10
1
_Rin Rin_
22/02/2020 08:45:07
b, Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù, mọi thứ đều thiếu thốn, bị đọa đầy cả về thể xác lẫn tinh thần. Cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy không làm Bác vướng bận, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, thèm được tận hưởng ánh trăng. Với tư thế “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”, người chiến sĩ cách mạng đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng, để giao hòa với trăng. Đó là một cuộc vượt ngục về tinh thần, cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ cách mạng! Vượt trên xiềng xích, đói rét... của chế độ nhà tù, người chiến sĩ cách mạng vẫn để tâm hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm. Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một biểu hiện của tinh thần thép, là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
- Câu cảm thán: In đậm + gạch chân.
12
2
_Rin Rin_
22/02/2020 08:46:10
c, Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen‐ri, chiếc lá cụ Bơ‐men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn‐xi và Xiu‐đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ‐men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn‐xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn‐xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ‐men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
10
0
_Rin Rin_
22/02/2020 08:46:48
- Bạn cutee phô mai que gì đó nhớ chấm điểm cho Rinn nhaaa!!! <33

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư