Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Sống chết mặc bay; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

3 trả lời
Hỏi chi tiết
340
1
0
_Rin Rin_
27/02/2020 11:29:12
1. Soạn bài Sống chết mặc bay.

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bố cục (3) :

   - Đoạn 1 (Từ đầu … Khúc đê này hỏng mất) : Tình hình đê vỡ và sức chống đỡ.

   - Đoạn 2 (tiếp … Điếu, mày ! ) : Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm bài bạc.

   - Đoạn 3 (còn lại) : Kết cục đê vỡ, nhân dân lâm vào lầm than.

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   a. Hai mặt tương phản cơ bản : Một bên người dân vật lộn, chống chọi mưa gió căng thẳng. Một bên quan lại bài bạc nhàn nhã.

   b. Làm rõ sự tương phản :

   - Dân hộ đê : Gần một giờ đêm, mưa tầm tã, nước sông cao. Cảnh tượng nguy kịch, người đã mệt lử nhưng trời vẫn mưa như trút. Sức đê yếu hơn sức nước.

   - Quan phủ nha lại ung dung bài bạc : Trong đình cao ráo, vững chãi, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, đường bệ, nguy nga, đương vui cuộc tổ tôm.

   c. Qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được khắc họa :

   - Ngồi nơi an toàn, đẹp đẽ, có người hầu bài.

   - Dùng đồ ngon vật lạ, sang trọng.

   - Tư thế đường bệ, ung dung, nhàn nhã.

   - Không màng chuyện đê vỡ, thậm chí còn khó chịu. Khi quan vui mừng ù ván bài cũng là lúc nước tràn, nhà cửa trôi, kẻ sống người chết.

   d. Dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này : so sánh nổi bật sự đối lập, tăng sự khổ cực của nhân dân cũng tăng lên sự vô trách nhiệm của kẻ làm quan. Mục đích cuối cùng là tố cáo sự vô trách nhiệm, ham mê bài bạc của lũ quan.

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   a. Sự tăng cấp trong miêu tả người dân hộ đê :

   - Mưa mỗi lúc một nhiều.

   - Mực nước mỗi lúc càng cao.

   - Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ.

   - Sức người mỗi lúc một yếu.

   - Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần.

   b. Sự tăng cấp trong miêu tả độ đam mê bài bạc của quan :

   - Mê bài bạc đến vứt bỏ trách nhiệm.

   - Bên ngoài càng ầm ĩ mà vẫn điềm nhiên nhàn nhã.

   - Sung sướng cực độ ù ván bài to trong khi bên dưới đã vỡ đê.

   c*. Sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã bóc trần bản chất “lòng lang dạ thú” của bọn quan phủ : vô trách nhiệm, mải mê ăn chơi, ích kỉ, nhẫn tâm đến mất nhân tính.

Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của Sống chết mặc bay :

   - Hiện thực : phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống, sinh mạng nhân dân với bọn quan lại.

   - Nhân đạo : thể hiện niềm thương cảm trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân, cũng là thương cảm nhân dân bị bọn quan vô trách nhiệm cầm quyền.

   - Nghệ thuật : kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo. Lời văn sinh động, đầy cảm xúc, miêu tả nhân vật sắc nét.

Luyện tập.

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Có tất cả các ngôn ngữ nêu đã nêu trừ ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Câu 2* (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - Ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ thường ngắn, gọn, có khi trống không mang tính mệnh lệnh. Lúc trách mắng thì tuôn ra tràng dài. Điều này bộc lộ một tên quan hống hách, mê bài bạc, vô trách nhiệm, vô nhân tính.

   - Ngôn ngữ phù hợp với tính cách. Ngôn ngữ phản ánh tính cách, tính cách bộc lộ qua ngôn ngữ.

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Đây là một truyện ngắn kí sự nhưng thực tế là hư cấu. Do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.

Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   a. Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

   b. Đó là lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận – thực chất là một trò lố. Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng … sẽ “chăm sóc” …” cho thấy thái độ châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Những tên quan thực dân đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa.

Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   a. Tác giả sử dụng số lượng lời văn lớn để khắc họa tính cách Va-ren, hình thức ngôn ngữ trần thuật. Còn với Phan Bội Châu sự im lặng là nét điển hình. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.

   b. Những lời lẽ có tính độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bộc lộ tính cách nham hiểm, thâm độc.

   c. Sự im lặng của Phan Bội Châu cùng lời bình của tác giả thể hiện sự phớt lờ, thái độ khinh bỉ và bản lĩnh của Phan Bội Châu trước kẻ thù.

Câu 4 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Có thể dừng lại vì đến đó câu chuyện cũng khá trọn vẹn. Nhưng nếu có thêm lời bình sẽ tạo nên khách quan hơn (do có thêm lời của nhân chứng), tính cách và thái độ của Phan Bội Châu cũng được tô đậm, tư thế được nâng cao hơn.

Câu 5* (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Giá trị của lời tái bút : là hành động đối phó mạnh mẽ – nhổ vào mặt Va-ren. Phối hợp lời kết với lời tái bút tỏ rõ thái độ khinh bỉ kẻ thù. Cách dẫn chuyện hóm hỉnh, thú vị, làm tăng ý nghĩa.

Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - Tính cách nhân vật Va-ren : gian trá, lố bịch, ba hoa, huênh hoang đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.

   - Tính cách Phan Bội Châu : kiên cường, bất khuất, luôn tỉnh táo đại diện cho khí phách dân tộc Việt Nam.

Luyện tập.

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - Thái độ của tác giả với Phan Bội Châu : kính phục, ca ngợi sự kiên định, bất khuất, lòng yêu nước vĩ đại của nhà cách mạng.

   - Điều đó được thể hiện trong bài văn : “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.

Câu 2* (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Nghĩa cụm từ “những trò lố” : là những trò hề lố bịch của Va-ren. Đó là lời hứa chăm sóc cụ Phan Bội Châu và những lời dụ dỗ trong nhà ngục bị đáp trả bằng sự im lặng khinh bỉ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
_Rin Rin_
27/02/2020 11:31:16

3. So sánh hai câu tục ngữ sau:

  • Không thầy đố mày làm nên.
  • Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ tưởng như ngược nhau nhưng lại bố sung cho nhau.

Bài làm:

- Hai câu tục ngữ trên  tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.
1
0
_Rin Rin_
27/02/2020 11:31:59
Nhớ chấm điểm cho Rin nhaa!!! Chúc bạn học tốt <33

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư