Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của em về câu nói " Đọc một tác phẩm - Đi muôn dặm đường "

Suy nghĩ của em về câu nói " Đọc một tác phẩm - Đi muôn dặm đường "

5 trả lời
Hỏi chi tiết
5.835
7
2
_Rin Rin_
29/02/2020 18:07:46

Suy nghĩ của em về câu nói " Đọc một tác phẩm - Đi muôn dặm đường ":

Các tác phẩm văn học mang lại cho ta thật nhiều ích lợi! Chúng mở rộng tâm hồn ta, cho ta thật có nhiều cảm xúc quý giá: nhiều khi ta buồn, nhiều khi ta vui… Chúng còn cung cấp cho ta tri thức về con người và thế giới xung quanh. Thật đúng đắn khi nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận định: Văn chương là hình dung của đời sống muôn hình vạn trạng. Vậy nên, cũng có thể nói rằng: “Đọc một tác phẩm” là “Đi muôn dặm đường”.

Thật vậy, việc “đọc một tác phẩm” chính là việc “đi muôn dặm đường”. Đọc một tác phẩm, ta tiếp thu những nội dung, tư tưởng đẹp đẽ, sâu sắc bên trong. Những nội dung ấy lại sẻ chia cho ta thêm nhiều hiểu biết rộng lớn, vô giá về con người và xã hội. Đó chẳng phải là “đi muôn dặm đường” rồi hay sao? Sử dụng phép so sánh và nói quá, nhan đề “Đọc một tác phẩm – Đi muôn dặm đường” đã càng làm sinh động và nổi bật hơn giá trị đó của các tác phẩm văn học.

Vậy thì mãnh lực nào của các tác phẩm đã giúp người đọc “đi muôn dặm đường”? Đó là điều mà tôi trăn trở và suy nghĩ khi làm bài viết này.

Theo tôi, trước hết, tác phẩm có được khả năng siêu việt ấy vì chúng vốn là tấm gương phản chiếu đời thực một cách chính xác và sinh động. Các tác phẩm văn học và cuộc sống quanh ta vốn là hai đường thẳng giao nhau tại một điểm sáng, giữa không gian bao la của ngôn từ và giấy bút.

Có ai trong chúng ta đã kìm được nước mắt khi đọc truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài)? Truyện ngắn nhưng không “ngắn” vì dư âm của nó mãi mãi vẫn còn. Trong xã hội, vẫn còn nhiều gia đình tan nát, anh em nước mắt chia li chỉ vì những quyết định sai lầm của các bậc làm cha, làm mẹ. Truyện ngắn đã phản ánh đúng thực trạng ấy và cụ thể hóa qua cuộc chia tay của hai anh em – Thành và Thủy. Hai anh em  vốn yêu thương nhau, vốn gần gũi thân thiết mà cuối cùng, chỉ vì cha mẹ li hôn… phải xa nhau. Chi tiết Thủy chạy đến trao cho Thành con Em Nhỏ ở phút cuối cùng có thức tỉnh mỗi chúng ta? Vả chăng đó là tình yêu thương ruột thịt tha thiết, lấn át đi những tiếng cải vả, li hôn. Rồi chi tiết Thành ngạc nhiên thấy quang cảnh vẫn bình thường khi vừa ra khỏi trường em mình có khiến chúng ta xấu hổ?Phải chăng sự thờ ơ của xã hội đã làm tan nát thêm con tim của một người anh tội nghiệp. Rồi Thủy chỉ là một học sinh Tiểu học nhưng về quê ngoại, em sẽ không được đi học nữa. Một đứa trẻ, hạnh phúc gia đình đã tan vỡ nay niềm vui đến trường cũng mất mát. Em phải sớm lăn lộn nơi chợ búa ồn ào. Những em bé tội nghiệp ấy ngày nay đâu có ít!

Khi đọc xong truyện ngắn trên, không biết bạn thì sao nhưng tôi thì quả đã “đi muôn dặm đường”… Và tôi đã khóc. Tâm hồn tôi thoáng một chút buồn thực sự, bộ nhớ của tôi được cụ thể hóa về vấn đề “Gia đình và xã hội”. Và tôi thêm yêu quý, thêm quyết tâm gìn giữ hạnh phúc gia đình mình.     

Không chỉ phản ánh đời thực thôi mà các tác phẩm có thể hoàn toàn giúp chúng ta đi muôn dặm đường.  Chúng còn giúp ta vượt qua sự trở ngại về mặt vật lý (không gian, thời gian, khoảng cách…) để mở mang tầm hiểu biết và có những chuyến trải nghiệm thú vị.        

Tôi đã từng đọc tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Và một lần nữa, tôi lại được “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Tôi được lội dòng thời gian về xem lại thời Bắc Kỳ còn thuộc nền bảo hộ của Pháp ở nước ta. Tôi được chứng kiến bọn quan lại phong kiến tay sai bóc lột nhân dân ra sao: Vợ chồng Nghị Quế gian xảo, tên cai lệ hách dịch; bọn lí trưởng, quan lại tham ô, dâm dục… Nhân dân phải sống trong cực khổ, bể dâu. Đến bàn thơ gia tiên cũng phải đem bán để có tiền nộp sưu! Than ôi! Song giữa chốn cực khổ trong xã hội trước năm 1945 ấy, tác giả vẫn để bông hoa dại, chị Dậu, mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Chị là biểu trưng cho người phụ nữ Việt Nam; vừa đảm đang, yêu chồng thương con vừa dũng cảm chống lại ách đàn áp, bất công. Rồi giữa vòng tay dâm ô của bọn quan lại hứa sẽ đưa chị đến vinh hoa phú quý, chị vẫn mạnh mẽ chối từ, vẫn kiên quyết giữ tấm thân trong trắng của một người phụ nữ. Kết thúc tác phẩm, chị vùng chạy trong một đêm “tối như cái tiền độ của chị vậy’. Tôi rất buồn khi phải nhận ra rằng: Người nông dân sống trong xã hội cũ, hoặc là bị tha hóa, hoặc là phải sống kiếp cùng cực như chị Dậu, họ bị chèn ép đến cùng đường. Nhưng trong tôi vẫn thoáng một chút vui mừng khi biết rằng,  vẫn có những người nông dân Việt Nam như chị mãi mãi giữ được phẩm chất cao quý của mình. Có lẽ vì vậy mà khi gấp sách lại và tắt đèn đi ngủ, tôi lại miên man nhớ về trang sách đầu tiên.

Vậy đấy, “đọc một tác phẩm” giúp ta “đi muôn dặm đường” một cách tiện lợi và nhanh chóng, vượt qua bất cứ trở ngại nào. Nhưng chúng ta đừng quên việc đi đây đi đó mà chỉ ở nhà đọc sách thôi nhé! Việc đi đường và đọc sách là tương hỗ lẫn nhau. Đi nhiều nơi sẽ giúp chúng ta đính chính lại và cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung được đọc. Từ đó, ta sẽ mở mang gấp đôi về tri thức, bay cao bay xa trên con đường học tập. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, phải vậy chứ?

Các tác phẩm văn học đã giúp chúng ta có thêm hiểu biết và tình cảm về chính mình, về con người và về thế giới. Trong thời gian tới, chúng ta sẽ cùng đọc và ngẫm nghĩ về nhiều tác phẩm văn học hơn được không? Chúng ta sẽ được các con chữ mời đến những chân trời mới! Tuyệt vời!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
4
_Rin Rin_
29/02/2020 18:08:38
- Chúc bạn học tốt!!! Nhớ chấm điểm hộ Rin luôn nhaa!!! ><
3
1
KookMin
29/02/2020 18:15:24

Các tác phẩm văn học  mang lại cho ta thật nhiều ích lợi! Chúng mở rộng tâm hồn ta, cho ta thật có nhiều cảm xúc quý giá: nhiều khi ta buồn, nhiều khi ta vui… Chúng còn cung cấp cho ta tri thức về con người và thế giới xung quanh. Thật đúng đắn khi nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận định: Văn chương là hình dung của đời sống muôn hình vạn trạng. Vậy nên, cũng có thể nói rằng: “Đọc một tác phẩm” là “Đi muôn dặm đường”.

Thật vậy, việc “đọc một tác phẩm” chính là việc “đi muôn dặm đường”. Đọc một tác phẩm, ta tiếp thu những nội dung, tư tưởng đẹp đẽ, sâu sắc bên trong. Những nội dung ấy lại sẻ chia cho ta thêm nhiều hiểu biết rộng lớn, vô giá về con người và xã hội. Đó chẳng phải là “đi muôn dặm đường” rồi hay sao? Sử dụng phép so sánh và nói quá, nhan đề “Đọc một tác phẩm – Đi muôn dặm đường” đã càng làm sinh động và nổi bật hơn giá trị đó của các tác phẩm văn học.

Vậy thì mãnh lực nào của các tác phẩm đã giúp người đọc “đi muôn dặm đường”? Đó là điều mà tôi trăn trở và suy nghĩ khi làm bài viết này.

 

Theo tôi, trước hết, tác phẩm có được khả năng siêu việt ấy vì chúng vốn là tấm gương phản chiếu đời thực một cách chính xác và sinh động. Các tác phẩm văn học và cuộc sống quanh ta vốn là hai đường thẳng giao nhau tại một điểm sáng, giữa không gian bao la của ngôn từ và giấy bút.

Có ai trong chúng ta đã kìm được nước mắt khi đọc truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài)? Truyện ngắn nhưng không “ngắn” vì dư âm của nó mãi mãi vẫn còn. Trong xã hội, vẫn còn nhiều gia đình tan nát, anh em nước mắt chia li chỉ vì những quyết định sai lầm của các bậc làm cha, làm mẹ. Truyện ngắn đã phản ánh đúng thực trạng ấy và cụ thể hóa qua cuộc chia tay của hai anh em – Thành và Thủy. Hai anh em  vốn yêu thương nhau, vốn gần gũi thân thiết mà cuối cùng, chỉ vì cha mẹ li hôn… phải xa nhau. Chi tiết Thủy chạy đến trao cho Thành con Em Nhỏ ở phút cuối cùng có thức tỉnh mỗi chúng ta? Vả chăng đó là tình yêu thương ruột thịt tha thiết, lấn át đi những tiếng cải vả, li hôn. Rồi chi tiết Thành ngạc nhiên thấy quang cảnh vẫn bình thường khi vừa ra khỏi trường em  mình có khiến chúng ta xấu hổ?Phải chăng sự thờ ơ của xã hội đã làm tan nát thêm con tim của một người anh tội nghiệp. Rồi Thủy chỉ là một học sinh Tiểu học nhưng về quê ngoại, em sẽ không được đi học nữa. Một đứa trẻ, hạnh phúc gia đình đã tan vỡ nay niềm vui đến trường cũng mất mát. Em phải sớm lăn lộn nơi chợ búa ồn ào. Những em bé tội nghiệp ấy ngày nay đâu có ít 

0
0
KookMin
29/02/2020 18:18:51
tiếp 

Khi đọc xong truyện ngắn trên, không biết bạn thì sao nhưng tôi thì quả đã “đi muôn dặm đường”… Và tôi đã khóc. Tâm hồn tôi thoáng một chút buồn thực sự, bộ nhớ của tôi được cụ thể hóa về vấn đề “Gia đình và xã hội”. Và tôi thêm yêu quý, thêm quyết tâm gìn giữ hạnh phúc gia đình mình.     

Không chỉ phản ánh đời thực thôi mà các tác phẩm có thể hoàn toàn giúp chúng ta đi muôn dặm đường.  Chúng còn giúp ta vượt qua sự trở ngại về mặt vật lý (không gian, thời gian, khoảng cách…) để mở mang tầm hiểu biết và có những chuyến trải nghiệm thú vị.        

Tôi đã từng đọc tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Và một lần nữa, tôi lại được “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Tôi được lội dòng thời gian về xem lại thời Bắc Kỳ còn thuộc nền bảo hộ của Pháp ở nước ta. Tôi được chứng kiến bọn quan lại phong kiến tay sai bóc lột nhân dân ra sao: Vợ chồng Nghị Quế gian xảo, tên cai lệ hách dịch; bọn lí trưởng, quan lại tham ô, dâm dục… Nhân dân phải sống trong cực khổ, bể dâu. Đến bàn thơ gia tiên cũng phải đem bán để có tiền nộp sưu! Than ôi! Song giữa chốn cực khổ trong xã hội trước năm 1945 ấy, tác giả vẫn để bông hoa dại, chị Dậu, mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Chị là biểu trưng cho người phụ nữ Việt Nam; vừa đảm đang, yêu chồng thương con vừa dũng cảm chống lại ách đàn áp, bất công. Rồi giữa vòng tay dâm ô của bọn quan lại hứa sẽ đưa chị đến vinh hoa phú quý, chị vẫn mạnh mẽ chối từ, vẫn kiên quyết giữ tấm thân trong trắng của một người phụ nữ. Kết thúc tác phẩm, chị vùng chạy trong một đêm “tối như cái tiền độ của chị vậy’. Tôi rất buồn khi phải nhận ra rằng: Người nông dân sống trong xã hội cũ, hoặc là bị tha hóa, hoặc là phải sống kiếp cùng cực như Chị Dậu họ bị chèn ép đến cùng đường. Nhưng trong tôi vẫn thoáng một chút vui mừng khi biết rằng,  vẫn có những người nông dân Việt Nam như chị mãi mãi giữ được phẩm chất cao quý của mình. Có lẽ vì vậy mà khi gấp sách lại và tắt đèn đi ngủ, tôi lại miên man nhớ về trang sách đầu tiên.


Tôi cũng đã từng thưởng thức tiểu thuyết “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của Jules Verne (nhà văn Pháp) vì tôi cũng yêu khoa học tự nhiên. Đọc tác phẩm, tôi như được tự mình bước đi giữa lòng đại dương bao la. Tôi được băng qua Đại Tây Dương dù tôi chưa ra biển lần nào. Tôi được ngắm những loài thực vật rực rỡ dưới đáy biển hay ngắm nghía con bạch tuột khổng lồ đáng sợ. Tôi chợt dạt vào một đảo hoang và chứng kiến người ta hái trái cây. Tôi đến vùng biển Ấn Độ để lấy những viên ngọc trai to đùng dù tôi chỉ mới biết Ấn Độ qua báo đài.

Jules Verne quả rất tài tình khi tự mình viết về những gì xảy ra cách thời điểm ông đang sống hàng trăm năm. Ông quả là một cây bút đại tài khi tương lai đều như được ông tiên đoán trước. Điều đó thôi thúc tưởng tượng của tôi phát triển hơn rất nhiều. Ví như chiếc tàu ngầm ấy, chẳng phải về sau người ta cũng dựa vào nguyên lí đề cập trong tiểu thuyết để chế tạo hay sao? Tác phẩm đã giúp người đọc cùng thời “đi muôn dặm đường” về phía tương lai. Về phía chúng ta , nó lại cung cấp kiến thức về Sinh học, Địa lí, Vật lí và phát triển trí tưởng tượng của mình.

Vậy đấy, “đọc một tác phẩm” giúp ta “đi muôn dặm đường” một cách tiện lợi và nhanh chóng, vượt qua bất cứ trở ngại nào. Nhưng chúng ta đừng quên việc đi đây đi đó mà chỉ ở nhà đọc sách thôi nhé! Việc đi đường và đọc sách là tương hỗ lẫn nhau. Đi nhiều nơi sẽ giúp chúng ta đính chính lại và cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung được đọc. Từ đó, ta sẽ mở mang gấp đôi về tri thức, bay cao bay xa trên con đường học tập. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, phải vậy chứ?

Các tác phẩm văn học đã giúp chúng ta có thêm hiểu biết và tình cảm về chính mình, về con người và về thế giới. Trong thời gian tới, chúng ta sẽ cùng đọc và ngẫm nghĩ về nhiều tác phẩm văn học hơn được không? Chúng ta sẽ được các con chữ mời đến những chân trời mới! Tuyệt vời!

2
0
KookMin
29/02/2020 18:22:34

1. Về hình thức:

- Bài văn đảm bảo cấu trúc ba phần (mở bài - thân bài - kết bài), thân bài được trình bày thành các đoạn văn.

- Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, hệ thống luận điểm, luận cứ sáng rõ.

- Không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, không mắc các lỗi về diễn đạt.

2. Về nội dung:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò, ý nghĩa to lớn của việc đọc các tác phẩm văn học đối với mỗi người.

b. Thân bài:

- Giải thích lời nhận định:

+ Giải thích các khái niệm: Tác phẩm, đọc tác phẩm.

+ Giải thích hình thức so sánh giàu hình ảnh và cách nói tăng cấp (một tác phẩm - muôn dặm đường): Đọc một tác phẩm văn học như đi được muôn dặm đường, học thêm được nhiều điều bổ ích, trải nghiệm bao điều thú vị, quý giá.

+ Giải thích vấn đề cần nghị luận: Việc đọc tác phẩm văn học mang lại cho ta bao điều bổ ích: Tri thức, tình cảm, kinh nghiệm... Ta không phải bước chân khỏi nhà để “đi một ngày đàng” nhưng vẫn học được rất nhiều. Mỗi tác phẩm văn chương là một cuộc hành trình, là cả một thế giới mới mẻ, thú vị.

- Bàn luận, chứng minh vấn đề:

+ Tác phẩm văn chương mở ra cho ta chân trời kiến thức vô hạn về thế giới, về con người và về chính bản thân ta. Đọc một tác phẩm giúp ta hiểu cuộc đời, hiểu con người và hiểu rõ chính mình.

+ Tác phẩm văn học giúp ta vượt qua những giới hạn của bản thân (về không gian, về thời gian, về điều kiện vật chất) để được sống nhiều hơn, sống sâu sắc hơn, sống ý nghĩa hơn và sống đẹp hơn. Văn chương giúp ta hoàn thiện bản thân.

+ Đọc một tác phẩm văn học hay cũng cho ta niềm vui bất tận trong việc tìm hiểu và khám phá, như tham gia một chuyến hành trình, một cuộc phiêu lưu. Qua đó, ta có được những khoảnh khắc thư giãn, tìm được sự bình yên, phát triển trí tưởng tượng ...

(Học sinh lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc để chứng minh cho các luận cứ trên).

- Bàn luận mở rộng:

+ Không phải mọi tác phẩm đều là những tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật, về nội dung. Trong thị trường sách văn học đa dạng hiện nay, phải biết chọn lựa những cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi, mục đích, sở thích ... của mình.

+ Đọc sách nói chung, đọc sách văn học nói riêng, luôn là một việc làm thú vị nhưng cũng không dễ dàng. Vậy ta phải kiên nhẫn và có phương pháp đọc phù hợp để khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương.

+ Đọc sách phải gắn với thực tế, áp dụng vào thực tế cuộc sống.

c. Kết bài

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo