Có ý kiến cho rằng,trong bài thơ Quê Huơng,có những chỗ tác giả đã sử dụng những so sánh đẹp,hay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật khiến cho sự vật có 1 vẻ đẹp,1 ý nghĩa,1 tầm vóc bất ngờ
Em hãy chọn và phân tích 1 ví dụ để làm sáng ttỏ ý kiến trên
Gợi ý: ccó thể chọn 1 trong số các ví dụ về nghệ thuật so sánh,nhân hóa mà tác giả đã sử dụng để tả chiếc thuyền
Khi phân tích không nên tách bạch giá trị của so sánh và nhân hóa riêng mà cần có cái nhìn bao quát chung
Cần dựa vào văn cảnh cụ thể( nội dung bài thơ, đoạn thơ để nêu tác dụng, tránh trả lời chung chung, thiếu sức thuyết phục
Lưu ý: viết thành bài văn ngắn,chú ý giơus thiệu vấn đề cần chứng minh trong phần mở bài
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
MB : _ Giới thiệu tác giả Tế Hanh và tác phẩm " Quê hương"
- Trích dẫn ý kiến : " Dù viết chủ đề không mới nhưng nhà thơ đã tạo nên nhiều điều hấp dẫn, mới mẻ ."
TB :
Luận điểm 1: Cảm nhận về nội dung
* Bức tranh tươi sáng, sinh động của làng quê miền biển và khung cảnh lao động của người dân
- Bức tranh làng quê miền biển hiện lên yên bình, tươi sáng qua các hình ảnh “trời trong”, “gió nhẹ”, “sớm mai hồng”.
- Khung cảnh lao động của người dân:
+ Ra khơi với điều kiện thời tiết thuận lợi và hừng hực khí thế.
+ Chiếc thuyền như một chiến binh dũng mãnh, được miêu tả bằng một loạt các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt”,…, thể hiện sự dũng mãnh, tràn đầy sức sống, sẵn sàng đương đầu với biển cả bao la, chinh phục thiên nhiên.
+ Hình ảnh cánh buồm đầy lãng mạn, thi vị khi được so sánh với “mảnh hồn làng”. Cánh buồm chính là linh hồn, là biểu tượng của người dân làng chài. Cánh buồm ấy hiên ngang “rướn” mình lên, nổi bật giữa nền trời bao la ngoài biển khơi, như chính con người đang đứng giữa biển, làm chủ thiên nhiên.
- Cảnh người dân trở về sau 1 ngày lao động:
+ Khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp của người dân khi đón một mẻ cá bội thu.
+ Hình ảnh người dân chài trở về sau 1 ngày lao động hiện lên thật đẹp. Không phải là làn da trắng trẻo, mịn màng, mà là một làn da “ngăm rám nắng” – ấy là cái nắng, cái muối của biển khơi. Đặc biệt, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nồng thở vị xa xăm” đầy chất lãng mạn, thi vị khiến cho hình ảnh con người như đẹp hơn bao giờ hết.
+ Hình ảnh con thuyền với những động từ nhân hóa “im”, “mỏi”, “nằm”, “nghe”,… khiến cho con thuyền trở nên sinh động, có hồn, như một con người thực – một người bạn gắn bó của người dân làng chài.
* Thông qua đó, tác giả thể hiện nỗi nhớ da diết và tình cảm thắm thiết của mình với quê hương
- Nỗi nhớ da diết, chân thành, giản dị, tự nhiên của một người con xa quê.
- Câu thơ cuối như một lời thốt ra từ trái tim của tác giả, cái “mùi nồng mặn” ấy chính là hương vị của biển khơi, của cá tôm, của cả những người dân lao động nơi đây. Đó là thứ mùi vị đặc trưng mà có lẽ bất cứ người dân miền biển nào khi xa quê cũng đều nhớ về nó.
Luận điểm 2: Cảm nhận về nghệ thuật
- Thể thơ tám chữ hiện đại, phóng khoáng, dễ dàng bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói, không hoa mỹ, ước lệ.
- Hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng tinh tế, đặc biệt là phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Luận điểm 3 : Nét mới trong thơ của Tế Hanh khi viết về đề tài quê huwonh so với những nahf thơ khác :
+Nếu như các nhà thơ khác tả quê thường lấy vị ngọt của hoa trái ( như trái khế) hay lấy những hình ảnh gắn liền với kí ức tuổi thơ như cánh diều, con đò nhỏ thì quê hương của Tế Hanh lại mang một màu sắc riêng.
+Quê hương được ông cảm nhận từ cái mặn mòi của biển cả , từ làn da dám nắng , từ chất muốn ngấm dần vào trong thớ vỏ.
+Đó là những hương vị, những hình ảnh chẳng mấy đẹp đẽ, nên thơ gì nhưng lại được tác giả cảm nhận ở một góc độ rất riêng.
+Đó là đặc trung của quê hương, cảu những con người quê và của cả những nỗi vất vả, cơ cực nhưng rất đỗi thân thương của vùng quê nghèo ven biển.
=> Điều này tạo nên chất riêng mới lạ, độc đáo cho thơ Tế Hanh.
KB : - Khẳng định ý kiến bàn về tác phẩm vô cùng xác đáng
** Bài viết tham khảo
- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của tác phẩm: Bài thơ “Quê hương” đã thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng, nhớ nhung của tác giả với quê hương của mình.
Quê hương- hai tiếng bình dị mà thiêng liêng vang lên từ sâu thẳm trái tim mỗi người dân xa quê. Thấu hiểu và trân trọng mảnh đất cội nguồn đầy yêu thương ấy, Tế Hanh đã viết lên bài thơ " Quê hương' . Tác phẩm là lời giãi bày chân thật của nhà thơ về tình yêu quê hương của mình, đồng thời cũng bày tỏ niềm tự hào về những con người lao động cần cù, chăm chỉ của quê hương. Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng : " Dù viết chủ đề không mới nhưng nhà thơ đã tạo nên nhiều điều hấp dẫn, mới mẻ ."
Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu đầy tâm tình dịu ngọt :
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:
“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Động từ mạnh được sử dụng liên tục như càng tô đậm hơn sự dũng mãnh của chiếc thuyền chài “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” – ta tưởng như con thuyền rẽ mọi con sóng, vượt mọi ngọn gió, oai hùng tiến về phía trước không một chút nao núng. Con thuyền ấy sở dĩ hiên ngang như vậy bởi được bao bọc bởi cánh buồm trắng – cánh buồm như mang theo cả hồn của làng chài nghèo, của những người thân đang ngóng trông họ nơi quê nhà. Một cánh buồm đơn sơ được Tế Hanh thổi hồn nay bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Mỗi ngày trên biển, nhìn cánh buồm tung bay trong gió những người dân chài như thấy thấp thoáng hình bóng quê hương, thấp thoáng bóng người vợ, người mẹ già ngày đêm đứng chờ ở bãi biển…
Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”
Đối với những con người làm nghề đi biển, họ mong lắm ngày được trở về. Những người mẹ, người vợ càng háo hức mong đợi nhiều hơn. Ấy thế nên khi ghe vừa đến bến cả mỗi vùng xôn xao náo nhiệt. “Ồn ào” , “tấp nập” – những từ láy gợi tả khung cảnh đông vui, náo nức được nhà thơ sử dụng như càng làm bừng lên không khí vui mừng nơi xóm nghèo. Họ nô nức đón ghe về, họ vui mừng khi “cá đầy ghe”. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – “nhờ ơn trời biển lặng”… đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên.
Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác giả bởi ông đang ở nơi xa, đang từng ngày mong nhớ quê hương nơi đất khách:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền sẽ sóng chạy ra khơi”
Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế? Phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải thốt lên:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ!
Điểm mới trong thơ của Tế Hanh, khác hoàn toàn với những tác phẩm trước khi viết về quê hương đó là hương vị của quê hương. Nếu như các nhà thơ khác tả quê thường lấy vị ngọt của hoa trái ( như trái khế) hay lấy những hình ảnh gắn liền với kí ức tuổi thơ như cánh diều, con đò nhỏ thì quê hương của Tế Hanh lại mang một màu sắc riêng. Quê hương được ông cảm nhận từ cái mặn mòi của biển cả , từ làn da dám nắng , từ chất muốn ngấm dần vào trong thớ vỏ. Đó là những hương vị, những hình ảnh chẳng mấy đẹp đẽ, nên thơ gì nhưng lại được tác giả cảm nhận ở một góc độ rất riêng. Đó là đặc trung của quê hương, cảu những con người quê và của cả những nỗi vất vả, cơ cực nhưng rất đỗi thân thương của vùng quê nghèo ven biển. Điều này tạo nên chất riêng mới lạ, độc đáo cho thơ Tế Hanh.
Có thể nói, nhận định trên hoàn toàn chính xác.Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào "cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"."Quê hương" - hai tiếng thân thương, quê hương - niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu - Tế Hanh - đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương "rất Tế Hanh".
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |