Bài 2 : xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong các ví dụ sau (gạch chân, chú thích)
a- Đoàn trưởng Thăng cố bậm môi trườn người lên dốc. và hướng lên dốc núi tiếp theo.
b- Cả đoàn người nhốn nháo hẳn lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
c- Xuân Bái,ngày 19 tháng 2 năm 2009. Tôi đi học ngữ văn ở trường.
d- Tôi đi đến trường học trong niềm vui của tuổi thơ. Đến lớp,lại càng vui hơn nữa.
Bài 3: Tìm câu rút gọn, thành phần bị rút gọn và nêu tác dụng
a) Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”
b) “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ”
c) Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết. Cho cậu chết.”
d) Học lại lần nữa đi.
e) Thằng kia ! Ông tưởng mày đã chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau.”
f) “Tôi trách:
- Sao bây giờ mới đến? Tưởng quên người ta rồi? Ghét
- Mây cười lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng, trông thật hiền lành.
g) “Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ”
i) Tôi phải làm việc đứt hơi! Làm việc tối mắt tối mũi để nuôi đám con dại! Bỏ đi đâu là chúng sẽ chết đói
Bài 4: Tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt:
a) Ôi! Không bao giờ con lại là một người lính nhát gan phải không. Enrico của bố?
Bài 5 *: Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu cảm thụ giá trị nghệ thuật của việc sử dụng câu đặc biệt:
Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.
Ra thế,
Lượm ơi!
Đề 1: Cho đoạn văn sau
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay , mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
(SGK Ngữ văn 7 tập 2)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, do ai sáng tác? Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác
b. Đoạn văn trên được viết với phương thức biểu đạt nào?
c. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu sau “Từ xưa đến nay , mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
d. Theo em vì sao tác giả lại so sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với hình ảnh làn sóng? Việc sử dụng nghệ thuật tu từ trong bài văn nghị luận có tác dụng gì?
Đề 2: Cho đoạn văn sau
“ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
(Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh)
a) Văn bản chứa đoạn văn trên được viết theo thể loại nào?
b) Trong đoạn văn trên câu văn nào chứa luận điểm, câu văn nào chứa luận cứ?
c) Vì sao để chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử tác giả lại chọn những tấm gương như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
d) Vì sao khi chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử , tác giả chỉ liệt kê các tấm gương mà không nêu cụ thể hành động của họ, trong khi nói về tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả lại nêu rất toàn diện, cụ thể hành động, việc làm của các tầng lớp nhân dân?
Đề 3: cho đoạn văn sau
“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. “
(Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh)
a) Việc tác giả so sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta cũng như các thứ của quý nhằm khẳng định điều gì?
b) Vì sao trong khi so sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với các thứ của quý tác giả lại kể ra hai trạng thái trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy, và cất giấu trong rương trong hòm?
c) Các câu văn: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” Và “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo, nêu tác dụng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |