Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày đặc điểm dân cư kinh tế xã hội châu Á, mối quan hệ giữa dân cư đến kinh tế xã hội? Cho biết dân cư ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội châu Á?

1. Trình bày đặc điểm dân cư kinh tế xã hội châu Á, mối quan hệ giữa dân cư đến kinh tế xã hội?
2. Cho biết dân cư ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội châu Á?
3. So sánh đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á, Đông Á?
4. So sánh đặc điểm dân cư xã hội của khu vực Nam Á và Đông Á?
5. Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á?
6. Trình bày đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á?
7. Trình bày đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội Nam Á?
8. Nêu ý nghĩa và vai trò của vị trí địa lý và hình dạng Việt Nam?
9. Nêu đặc điểm vùng biển và vai trò của vùng biển đối với sự hình thành đặc điểm tự nhiên và sự phát triển kinh tế Việt Nam?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
8.172
Phi Lê xuân phi
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội Châu Á
02/12/2022 05:28:36
Phi Lê xuân phi
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội Châu Á
02/12/2022 05:28:53
7
1
NoName.5320
15/12/2016 10:35:52
1. Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủn tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội.
3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn:
- Châu Á có văn hóa đa dạng và là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn đó là: (Ấn độ giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo).
 
Tôn giáo Địa điểm ra đời Thời điểm ra đời Thần linh tôn thờ Khu vực phân bố
Ấn Độ giáo Ấn Độ 2.500 trước CN Đấng tối cao Ba La Môn Ấn Độ
Phật giáo Ấn Độ Thế kỉ VI trước CN Phật Thích Ca Đông Á, Nam Á
Thiên chúa giáo Pa-le-xtin Đầu CN Chúa Giê Su Phi-líp-pin
Hồi giáo A-rập Xê-út Thế kỉ VII sau CN Thánh A La Nam Á, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia

Kết luận:
Các tôn giáo đều khuyên các tín đồ làm việc thiện trách điều ác
+ Việt Nam có nhiều tôn giáo, nhiều tín ngưỡng tồn tại. Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tín ngưỡng là quyền của mỗi cá nhân.
+ Vai trò tích cực của tôn giáo là hướng thiện trách ác "Tu tâm, tích đức"
+ Tiêu cực: Mê tín dễ bị người xấu lợi dụng.

Trả lời một số câu hỏi:
1. Dựa vào bảng 5.1 (SGK trang 16), em hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với châu lục khác và so với thế giới?
Trả lời :
- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ.
- Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.

2. Quan sát hình 5.1 (SGK trang 17), em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?
Trả lời:
- Dân cư châu Á gồm chủng tộc Môngôlôít và ơrôpêôít.
- Sự phân bố:
+ Chủng tộc Môngôlôít sống chủ yếu ở Bắc Á và Đông Á
+ Chủng tộc ơrôpêôít sông chủ yếu ở Tây Nam Á và Nam Á.
+ Ở Đông Nam Á có chủng tộc Môngôlôít sống đan xen với chủng tộc Oxtralôít.
- So với châu Âu, ở châu Á các chủng tộc đa dạng hơn, ở châu Âu chủ yếu là chủng tộc ơrôpêôít. Tuy nhiên ở châu Á hay châu Âu, các chủng tộc đều sống bình đẳng giữa các quốc gia và các dân tộc.

3. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu?
Trả lời :
So với châu Âu, thành phần chủng tộc của châu Á đa dạng hơn (có cả 3 chủng tộc), trong khi dân cư ở châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

4. Dựa vào hình 5.2 (SGK trang 18) và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu về nơi hành lẽ của một số tôn giáo?
Trả lời :
Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:
- Hồi giáo: Thờ vị thần duy nhất là Thánh A-la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Thánh A-la. Thánh A-la giao sứ mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô-ha-mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ Hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc-ca, phủ phục, trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó và cấm uống rượu. Đạo Hồi không thờ ảnh tưởng vì cho rằng A-la tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ A-rập. Riêng đền thờ Méc-ca thờ một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần mội ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Hằng năm, trong tháng Ra-ma-đa, các tín đồ phải ăn chay.
- Phật giáo: có hai phái. Phái Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra còn nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ Tát.
- Ki-tô giáo: Có một nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa-le-xtin từ đầu Công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê-su, người sáng lập ra đạo Ki-tô là con của Chúa trời được đầu thai vào đức mẹ Ma-ri-a và sinh ra ở vùng Bet-lê-hem (Pa-le-stin). Chúa Giê-su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki-tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa tội-nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội-xưng tội để được xá tội,...Kinh thánh gồm Cựu ước và Tân ước. Những năm đầu Công nguyên, từ vùng Tiểu Á, các tín đồ của Ki-tô giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki-tô giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.

Các câu hỏi khác
1. Dựa vào bảng 5.1 (SGK trang 16), em hãy so sánh số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong 50 năm qua của châu Á với châu Âu, châu Phi và thế giới?
Trả lời:
- Châu Á luôn có số dân đứng đầu thế giới.
- Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

2. Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu (SGK trang 18)
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ: (Học sinh tự vẽ).
- Nhận xét: Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

3. Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á.
 
Tôn giáo Địa điểm Thời điểm ra đời
Phật giáo Ấn Độ Thế kỉ VI trước Công nguyên
Ấn Độ giáo Ấn Độ Thế kỉ đầu của thiên nhiên kỉ thứ nhất trước CN
Ki-tô giáo Pa-le-xtin Từ đầu Công nguyên
Hồi giáo A-rập Xê-ut Thế kỉ VII sau Công nguyên

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư