Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về vũ nương khi mẹ chồng ốm

cảm nhận về vũ nương khi mẹ chồng ốm

3 trả lời
Hỏi chi tiết
598
0
0
toán IQ
03/04/2020 08:23:46

Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. ”Truyền kỳ mạn lục”của ông là một tác phẩm đỉnh cao của thể loại truyện truyền kì. Tác phẩm gồm 20 thiên truyện, trong đó ”Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện ngắn xuất sắc viết về số phận người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Đọc truyện, em vô cùng cảm phục trước lòng hiếu thảo của Vũ Nương.

Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, đây là thời kì xã hội phong kiến suy tàn, các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh-Mạc tranh giành quyền binh gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Cuộc sống của nhân dân vô cùng lầm than, cực khổ. Quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ bị chà đạp, bị coi rẻ, coi khinh. Nguyễn Dữ đã gửi gắm tinh thần nhân đạo vào tác phẩm mình viết. Một trong số đó là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác phẩm đã thể hiện được lòng hiếu thảo của Vũ Nương như sau:

Chuyện kể về người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, người cùng làng. Trương Sinh đi lính, để lại Vũ Nương ở nhà. Nàng một mình sinh con, nuôi con, chăm sóc mẹ già khi bà bị ốm, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong bà sớm khỏi bệnh và lo ma chay chu tất khi bà cụ qua đời.

Qua chuyện, ta có thể thấy Vũ Nương là một người con vô cùng hiếu thảo. Nàng hết sức hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng chăm sóc bà rất chu đáo, nhất là khi bà ốm, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, không khéo khuyên lơn. Với người ốm đau bệnh tật, chăm lo thuốc thang là việc làm quan trọng đầu tiên phải có. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã lo lắng thuốc thang hết sức mình chăm sóc mẹ chồng. Nàng cầu cúng mong cho mẹ chồng khỏi bệnh. Hành động lễ bái thần phật là hành động an ủi tâm linh cho mẹ chồng. Nàng dùng “lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, đó là lời của tình cảm chân thành, ân cần, động viên, an ủi người ốm. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã chăm sóc cả về mặt vật chất, tinh thần, tình cảm. Nàng thấu hiểu bệnh của mẹ chồng chủ yếu là do tâm bệnh, do thương nhớ và lo lắng cho con trai. Do đó cách chăm sóc của nàng chủ yếu hướng tới chăm sóc tinh thần cho bà cụ. Trước khi mất, lời trăng trối của mẹ chồng càng khắc sâu lòng hiếu thảo của nàng: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Lời trăng trối của mẹ chồng đã khách quan ghi nhận lòng hiếu thảo của Vun Nương. Bà cầu phúc cho con dâu với ý niệm: con dâu bà hiếu thảo, sống tốt thì nhân nào quả nấy. Bà tin rằng sau này trời sẽ cho con dâu được hưởng phúc đức. Mối quan hệ mẹ chồng làng dâu trong xã hội phong kiến thường nặng nề, căng thẳng. Mẹ chồng thường rất cay nghiệt với nàng dâu. Chúng ta chắc chưa quên sự cay nghiệt của Sùng bà đối với con dâu trong vở chèo “Quan âm Thị Kính”. Chỉ vì gia đình Thị Kính không môn đăng hộ đối mà Sùng bà đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. Còn mẹ chồng Vũ Nương trong truyện cầu phúc cho con dâu như thế chứng tỏ bà cụ không hề cay nghiệt mà cảm nhận được lòng hiếu thảo của con dâu. Vũ Nương rất chân thành với mẹ chòng ngay cả khi bà mất, nàng”hết lời thương xót”và đã báo hiếu rất chu toàn “lo ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”. Nàng báo hiếu mẹ chồng như đối với đấng sinh thành ra mình vậy. Đó là tình cảm rất đáng nể trọng. Khi ở dưới thủy cung nghe lời Phan Lang kể về cảnh nhà cây cối mọc thành rừng, phần mộ tổ tiên cỏ gai rợp mắt thì Vũ Nương đã ứa nước mắt, quả quyết ”tôi tất phải tìm về có ngày để khỏi mang tiếng xấu xa”. Dù sống bình yên ở cõi khác, nàng vẫn quan tâm lo lắng về nhà cửa, phần mộ tổ tiên. Tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói của Vũ Nương đã thể hiện tình cảm nàng dành cho mẹ chồng là vô cùng chân thành. Nàng thật sự là một người con dâu hiếu thảo.

Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Vũ Nương điển hình cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nguyễn Dữ đã có sáng tạo so với cổ tích, thêm, bớt, thay đổi tình tiết để nhấn mạnh, làm nổi bật lòng hiểu thảo, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật qua củ chỉ, hành động, lời nói. Qua hình tượng nhân vật, tác giả đã thể hiện tinh thần nhan đạo cao cả, đó chính là trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp lòng hiếu thảo của Vũ Nương. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận và nhận biết rằng mình nên hiếu thảo với cha mẹ.

Sau khi đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”, em càng thêm trân trọng và cảm phục Nguyễn Dữ và nhận ra rằng bản thân mình nên biết sống tốt và hiếu thảo hơn với cha mẹ, ông bà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phuong Linh
03/04/2020 08:23:52

Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ đức hạnh ở xã hội phong kiến nhưng phải chịu số phận oan khuất. Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hạnh vừa thể hiện ước mơ muôn thủa của con người, người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dù chỉ là một thế giới huyền bí, ảo ảnh.

      Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất đức hạnh. Tác giả giới thiệu là người phụ nữ thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Và để làm nổi bật vẻ đẹp này nhà văn đã đặt nhân vật vào các hoàn cảnh tình huống cụ thể. Khi mới lấy chồng Vũ Nương cư xử đúng mực, nhừng nhịn, giữ gìn khuôn phép lên chồng nàng có tính đa nghi đối với vợ, phòng ngừa quá mức nhưng gia đình vẫn chưa từng phải đến bất hòa.

      Khi chồng đi lính Vũ Nương giót chén rượu đầy giặn dò chồng những lời tình nghĩa đằm thắm thiets, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chồng được trở về bình yên. Cảm thông với những vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình. Những lời nói ân tình của nàng khiến mọi người đều xúc động.

      Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận Vũ Nương càng tỏ rõ mình là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn – Cảnh vui mùa xuân hay mây che kín núi – Cảnh buồn mùa đông. Nàng lại chảy nỗi buồn thương, nhớ nhung da diết lại thổn thức tâm tình, tiết hạnh của nàng còn được khẳng định: Trong câu nói sau này của chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngỡ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

       Khi chồng đi vắng nàng sinh con một mình, vừa nuôi con nhỏ vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng khi già yếu ốm đau hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên bảo. Phẩm hạnh của nàng được ghi nhận trong lời chăn chối của mẹ chồng. Đó là sự đánh khách quan. Khi mẹ chồng mất nàng hết lòng lo việc ma chay, tế lễ lo liệu như cha mẹ đẻ.

Khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về lẽ ra nàng được đón nhận một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vì lời nói vô tình ngây thơ của con, một sự hiểu nhầm bởi tính đa nghi quá mức. Phải kết thúc cuộc đời mình khi quá trẻ.

      Vì người chồng thất học lại hay ghen, độc đoán truyền quyền đã không bộc bạch lời nói của con cho mình biết lại còn không chịu nghe lời rãi bầy phân trần, không chịu động lòng trước thái độ khổ đau của vợ. “Cách biệt 3 năm… cho thiếp”. Lời nói này của Vũ Nương không chỉ nhằm minh oan mà nàng còn cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng điều đó đâu có được Trương Sinh chấp nhận, khi họ hàng làng xóm bênh vực cho nàng nhưng Trương Sinh không tin. Như vậy, ngay cả quyền tự bảo vệ mình và được người khác làm chứng minh oan cũng không có, nàng đau đớn thất vọng mà than: “Thú vui nghi gia nghi thất… ngay cả ước nguyện cũng không được rãi bày”.

      Mọi cố gắng của Vũ Nương đều không được chấp nhận. Tiết hạnh không được tỏ bày, thất vọng tột cùng nàng mượn dòng sông Hoàng Giang minh chứng tấm lòng trong sáng, rửa sạch tiếng nhơ oan ức. “Kẻ bạc mệnh này… khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời than vừa là lời rãi bày vừa là lời thề nguyền cùng trời đất của kẻ bạc mệnh đầy đau khổ. Cái chết đau đớn của Vũ Nương cũng là sự đầu hàng của con người trước số phận. Nguyễn Dữ đã thốt lên:

“Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

     Qua câu truyện từ nhiều thế kỉ trước bằng năng lực sáng tạo của mình Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật có chiều sâu hơn, các chi tiết kì ảo được mô tả vừa lung linh vừa hiện thực tạo lên vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Vũ Nương là người phụ nữ thủy chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh. Tác phẩm là lời tố cáo hiện thực xã hội phong kiến đương thời nêu bật thân phận nỗi đau của người phụ nữ trong bi kịch gia đình.

1
0
Quách Trinh
03/04/2020 08:24:43
Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. ”Truyền kỳ mạn lục”của ông là một tác phẩm đỉnh cao của thể loại truyện truyền kì. Tác phẩm gồm 20 thiên truyện, trong đó ”Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện ngắn xuất sắc viết về số phận người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Đọc truyện, em vô cùng cảm phục trước lòng hiếu thảo của Vũ Nương. Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, đây là thời kì xã hội phong kiến suy tàn, các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh-Mạc tranh giành quyền binh gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Cuộc sống của nhân dân vô cùng lầm than, cực khổ. Quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ bị chà đạp, bị coi rẻ, coi khinh. Nguyễn Dữ đã gửi gắm tinh thần nhân đạo vào tác phẩm mình viết. Một trong số đó là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác phẩm đã thể hiện được lòng hiếu thảo của Vũ Nương như sau: Chuyện kể về người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, người cùng làng. Trương Sinh đi lính, để lại Vũ Nương ở nhà. Nàng một mình sinh con, nuôi con, chăm sóc mẹ già khi bà bị ốm, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong bà sớm khỏi bệnh và lo ma chay chu tất khi bà cụ qua đời. Qua chuyện, ta có thể thấy Vũ Nương là một người con vô cùng hiếu thảo. Nàng hết sức hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng chăm sóc bà rất chu đáo, nhất là khi bà ốm, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, không khéo khuyên lơn. Với người ốm đau bệnh tật, chăm lo thuốc thang là việc làm quan trọng đầu tiên phải có. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã lo lắng thuốc thang hết sức mình chăm sóc mẹ chồng. Nàng cầu cúng mong cho mẹ chồng khỏi bệnh. Hành động lễ bái thần phật là hành động an ủi tâm linh cho mẹ chồng. Nàng dùng “lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, đó là lời của tình cảm chân thành, ân cần, động viên, an ủi người ốm. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã chăm sóc cả về mặt vật chất, tinh thần, tình cảm. Nàng thấu hiểu bệnh của mẹ chồng chủ yếu là do tâm bệnh, do thương nhớ và lo lắng cho con trai. Do đó cách chăm sóc của nàng chủ yếu hướng tới chăm sóc tinh thần cho bà cụ. Trước khi mất, lời trăng trối của mẹ chồng càng khắc sâu lòng hiếu thảo của nàng: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Lời trăng trối của mẹ chồng đã khách quan ghi nhận lòng hiếu thảo của Vun Nương. Bà cầu phúc cho con dâu với ý niệm: con dâu bà hiếu thảo, sống tốt thì nhân nào quả nấy. Bà tin rằng sau này trời sẽ cho con dâu được hưởng phúc đức. Mối quan hệ mẹ chồng làng dâu trong xã hội phong kiến thường nặng nề, căng thẳng. Mẹ chồng thường rất cay nghiệt với nàng dâu. Chúng ta chắc chưa quên sự cay nghiệt của Sùng bà đối với con dâu trong vở chèo “Quan âm Thị Kính”. Chỉ vì gia đình Thị Kính không môn đăng hộ đối mà Sùng bà đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. Còn mẹ chồng Vũ Nương trong truyện cầu phúc cho con dâu như thế chứng tỏ bà cụ không hề cay nghiệt mà cảm nhận được lòng hiếu thảo của con dâu. Vũ Nương rất chân thành với mẹ chòng ngay cả khi bà mất, nàng”hết lời thương xót”và đã báo hiếu rất chu toàn “lo ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”. Nàng báo hiếu mẹ chồng như đối với đấng sinh thành ra mình vậy. Đó là tình cảm rất đáng nể trọng. Khi ở dưới thủy cung nghe lời Phan Lang kể về cảnh nhà cây cối mọc thành rừng, phần mộ tổ tiên cỏ gai rợp mắt thì Vũ Nương đã ứa nước mắt, quả quyết ”tôi tất phải tìm về có ngày để khỏi mang tiếng xấu xa”. Dù sống bình yên ở cõi khác, nàng vẫn quan tâm lo lắng về nhà cửa, phần mộ tổ tiên. Tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói của Vũ Nương đã thể hiện tình cảm nàng dành cho mẹ chồng là vô cùng chân thành. Nàng thật sự là một người con dâu hiếu thảo. Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Vũ Nương điển hình cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nguyễn Dữ đã có sáng tạo so với cổ tích, thêm, bớt, thay đổi tình tiết để nhấn mạnh, làm nổi bật lòng hiểu thảo, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật qua củ chỉ, hành động, lời nói. Qua hình tượng nhân vật, tác giả đã thể hiện tinh thần nhan đạo cao cả, đó chính là trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp lòng hiếu thảo của Vũ Nương. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận và nhận biết rằng mình nên hiếu thảo với cha mẹ. Sau khi đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”, em càng thêm trân trọng và cảm phục Nguyễn Dữ và nhận ra rằng bản thân mình nên biết sống tốt và hiếu thảo hơn với cha mẹ, ông bà.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo