Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính, ảnh A’B’A

 

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’;  ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính, ảnh A’B’

A.  là ảnh ảo .                                              B.  nhỏ hơn vật.      

C. ngược chiều với vật.                               D. vuông góc với vật.

Câu 2: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là  

A. ảnh ảo ngược chiều vật.                          B. ảnh ảo cùng chiều vật.  

C. ảnh thật cùng chiều vật.                          D. ảnh thật ngược chiều vật.

Câu 3: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là

A. ảnh thật, ngược chiều với vật.      B. ảnh thật, cùng chiều với vật.

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.         D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 4: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh là

A. ảnh thật, ngược chiều với vật.              B. ảnh thật luôn lớn hơn vật.

C. ảnh ảo, cùng chiều với vật.                  D. ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau.

Câu 5: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f  thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất là

A. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.     B. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

C. ảnh thật , ngược chiều và lớn hơn vật.      D. ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.

Câu 6: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f  thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất  

A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.  

B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.  

D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật.

Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ có độ cao bằng vật AB thì

A. ảnh A’B’là ảnh ảo.  

B. vật và ảnh nằm về cùng một phía đối với thấu kính.

C. vật nằm cách thấu kính một khoảng gấp 2 lần tiêu cự.  

     D. vật nằm trùng tiêu điểm của thấu kính.

Câu 8: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’. Ảnh của điểm M là trung điểm của AB nằm ở

A. trên ảnh A’B’ cách A’ một đoạn          

B. tại trung điểm của ảnh A’B’.

C. trên ảnh A’B’và gần với điểm A’ hơn.      

D. trên ảnh A’B’và gần với điểm B’ hơn.

Câu 9: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA  cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì  

A. OA = f. B. OA = 2f.              C. OA > f.                   D. OA< f.

Câu 10: Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng  

A. cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.                   B. cùng chiều với vật.

C. ngược chiều với vật và lớn hơn vật.                  D. ngược chiều với vật.

Câu 11: Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng  

A. bằng tiêu cự.                                                B. nhỏ hơn tiêu cự.  

C. lớn hơn tiêu cự.                                            D. gấp 2 lần tiêu cự.

Câu 12: Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính

A. 8cm. B. 16cm. C. 32cm. D. 48cm.

Câu 13: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ lớn hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một đoạn  

A. f < OA <  2f.       B. OA > 2f. C. 0 < OA < f. D. OA = 2f.

Câu 14: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một đoạn

A. OA <  f. B. OA > 2f. C. OA =  f. D. OA = 2f.

Câu 15: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA =  cho ảnh A’B’. Ảnh A’B’ có đặc điểm  

A. là ảnh ảo, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật.  

B. là ảnh ảo, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật.

C. là ảnh thật, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật.    

D. là ảnh thật, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật.

Câu 16: Vật thật nằm trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d với  

f < d < 2f  thì cho:  

A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.  

B. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

C. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh thật, ngược chiều và bằng vật.

Câu 17: Một vật thật muốn có ảnh cùng chiều và bằng vật qua thấu kính hội tụ thì vật phải

A. đặt sát thấu kính.                            B. nằm cách thấu kính một đoạn f.

C. nằm cách thấu kính một đoạn 2f.   D. nằm cách thấu kính một đoạn nhỏ hơn f.

Câu 18: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Một vật thật AB cách thấu kính 40cm. Ảnh thu được là

A. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.

B. ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.

C. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật.

D. ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật.

0 trả lời
Hỏi chi tiết
1.140

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Vật lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo