Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu phương pháp học (phép học) của Nguyễn Thiếp?

Nêu phương pháp học( phép học) của Nguyễn Thiếp?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
606
2
0
Trương Vương
08/04/2020 21:19:01

 Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và làm đã được nhiều người quan tâm, bình luận. Học quan trọng hơn làm, hay làm quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nêu ra một phương pháp học “theo điều học mà làm” dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử. Vậy phương pháp học này có vai trò như thế nào trong xã hội?

     Vậy học là gì? Hành là gì? Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường, qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè, tự học qua sách vở và trong thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học không phải chỉ để bố mẹ vui lòng và thầy cô không quở trách. Học trước hết là để cho chính mình: học để hiểu biết, học để làm, học để hoà nhập với cộng đồng, học để có chất lượng sống cao; học cho mình và cho xã hội, góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc. Tóm lại: học để lập thân và lập nghiệp. Còn hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Học sinh làm toán cần có một nền tảng kiến thức vững chãi về những công thức, phép tính để hoàn thành tốt bài làm. Kĩ sư được đào tạo chính quy đã biết áp dụng các phương pháp làm việc vào trong công việc, giúp ích cho đất nước, con người. Đó là hành. Mục đích cuối cùng của học sinh là phục vụ cho cuộc sống của mình, của gia đình và xã hội. Nếu không, học được lí thuyết dù nhiều đến đâu, khó đến đâu mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học đó chỉ tốn công sức, thời gian và tiền bạc. Ngược lại làm mà khống học thì làm không trôi chảy. Các công việc không cần nhiều đến trí tuệ là những công việc đơn giản, thường làm theo thói quen. Còn những công việc phức tạp thì bắt buộc người làm phải được đào tạo chính quy và trong suốt quá trình làm việc cần học tập không ngừng. Có như vậy, mới đáp ứng được nhu cầu xã hội. Vì vậy, phương pháp “theo điều học mà làm” giúp cho con người tiết kiệm được thời gian tìm tòi, học tập, giúp họ có kiểm chứng rõ ràng, phát triển được tư duy sáng tạo, việc học được nâng cao và sau khi làm có thể rút được kinh nghiệm.

    Việc học và làm không chỉ được đưa ra từ thời La Sơn Phu Tử. Biết bao nhiêu những người anh hùng dân tộc Việt Nam, những người con của đất nước đã dùng việc học của mình để giúp ích cho đời, cho nước, cho dân. Hầu hết những áng văn trong quá khứ Việt Nam đều có sức nặng, đều là những áng “thiên cổ hùng văn” góp vào công việc dựng nước và giữ nước rất hiệu quả. Lí Công uẩn đã viết Chiếu dời đô là để triều đình và nhân dân thực hiện việc dời đô, và từ đó mở ra những trang vàng chói lọi cho đất nước. Học vấn cao rộng của Trần Quốc Tuấn đã giúp ông soạn Binh thư yếu lược, viết Hịch tướng sĩ để tập hợp quân dân trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Còn Nguyễn Trãi thì đã dùng việc học của mình để dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi ở Lam Sơn và từ đó ông trở thành vị quân sư tài ba, giúp vua đánh thắng quân Minh xâm lược trong suốt mười năm “nếm một nằm gai”. Và đã có những người làm quan trong triều đình, dù bị o ép do hoàn cảnh nhưng họ vẫn tìm thấy chỗ hành đạo có ích cho đời. Chu Văn An đã dâng sớ chém bảy tên nịnh thần lên nhà vua nhưng không được chấp thuận. Ông bèn từ quan về ẩn dật ở Chí Linh (Hải Dương) và đã trở thành thầy giáo đạo cao đức trọng của dân tộc.

     Trong thực tế hiện nay, mối quan hệ giữa học và làm cũng được nói tới nhiều. Hiện nay, đạo là vốn học vấn mà loài người đã tích lũy qua hàng ngàn năm trên mọi vấn đề nhằm đem tới văn minh, văn hoá. Trong thời đại kinh tế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, việc học và hành càng được đặt ra một cách nghiêm túc và có chiều sâu hơn. Những trí thức lớn không chỉ có lòng yêu nước mà còn có chuyên môn biết kết hợp với trái tim giàu nhiệt huyết để cống hiến cho đời. Kĩ sư Trần Đại Nghĩa đã chế tạo ra loại súng thần công có sức công phá lớn đối với quân địch. Bác sĩ Tôn Thất Tùng đã áp dụng vốn hiểu biết của mình để chữa bệnh cho quân dân ta trong các cuộc kháng chiến trường kì. Những hoạ sĩ như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng; những nhà văn như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu ; nhạc sĩ như Văn Cao, Lưu Hữu Phước đều đã ghi danh mình vào lịch sử phát triển văn hoá của đất nước ta.

      Học và làm có ý nghĩa lớn để xác định cái giá trị thật hay giả của người trí thức. Những tên quan gian thần đã học theo lối học hình thức hòng cầu danh lợi, vì vậy nước mất, nhà tan. Những kẻ có bằng giả, có chứng chỉ giả nhằm thăng quan tiến chức, vơ vết công sức của nhân dân khiến hiện nay, đã có rất nhiều vụ tham nhũng của các quan chức trong bộ máy Nhà nước, làm thay đổi bộ mặt xã hội. Chúng ta còn nhớ vụ án Lã Thị Kim Oanh, những vụ việc chia chác hoa hồng của bác sĩ trên đơn thuốc của bệnh nhân,… Chúng ta cần phải coi lại cái thực của những kẻ trí thức ấy. Những người có tri thức chân chính thì không bao giờ làm như vậy đối với xã hội. Không xa xôi đâu cả, trong nhà trường cũng có lối học hình thức. Hiện nay, có những trường muốn được thành tích đã báo cáo sai với Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Thật đáng buồn cho những học sinh chỉ lo quậy phá, đua đòi, không đủ trình độ học vấn đề thi thố với đời.

      Bài Bàn luận về phép học đã khiến cho chúng ta hiểu ra được mục đích học là để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, góp phần thúc đẩy sự hưng thịnh của đất nước. Muốn học tập phải có phương pháp đúng: học cho rộng nhưng phải nắm gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành; cố gắng, chăm chỉ để tìm nguồn sống cho mình. Kiến là một loài động vật nhỏ bé nhưng chăm chỉ. Hằng ngày, những đàn kiến rời khỏi tổ của mình để kiếm ăn. Chúng chỉ kiếm được thức ăn với số lượng ít ỏi. Nhưng cùng với sự đoàn kết và sự chăm chỉ, cần cù mà những đàn kiến đi kiếm mồi cũng đã tích trữ được số lượng thức ăn đủ cho những ngày thời tiết khắc nghiệt sau này.

     Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy bài học quý giá đó? Cái quan trọng là luôn luôn cần cù, chịu khó, chăm chỉ và có niềm tin. Chúng ta cần noi theo những tấm gương đi trước để tự xem lại mình mà cố gắng, quyết tâm hơn, luôn luôn tìm tòi, học hỏi người xung quanh để tích lũy hiểu biết của mình. Đó là một phương châm đúng đắn trong cuộc đời.

    Câu tục ngữ của dân gian quả đúng là một bài học quý giá, một phương châm đúng đắn, sâu sắc. Và chúng ta cần phải phát huy bài học đó, tự hào vì đó là một phẩm chất quý giá trong mỗi con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
bộ tộc mixi
08/04/2020 21:19:18

Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và làm đã được nhiều người quan tâm, bình luận. Học quan trọng hơn làm, hay làm quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nêu ra một phương pháp học “theo điều học mà làm” dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử. Vậy phương pháp học này có vai trò như thế nào trong xã hội?

     Vậy học là gì? Hành là gì? Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường, qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè, tự học qua sách vở và trong thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học không phải chỉ để bố mẹ vui lòng và thầy cô không quở trách. Học trước hết là để cho chính mình: học để hiểu biết, học để làm, học để hoà nhập với cộng đồng, học để có chất lượng sống cao; học cho mình và cho xã hội, góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc. Tóm lại: học để lập thân và lập nghiệp. Còn hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Học sinh làm toán cần có một nền tảng kiến thức vững chãi về những công thức, phép tính để hoàn thành tốt bài làm. Kĩ sư được đào tạo chính quy đã biết áp dụng các phương pháp làm việc vào trong công việc, giúp ích cho đất nước, con người. Đó là hành. Mục đích cuối cùng của học sinh là phục vụ cho cuộc sống của mình, của gia đình và xã hội. Nếu không, học được lí thuyết dù nhiều đến đâu, khó đến đâu mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học đó chỉ tốn công sức, thời gian và tiền bạc. Ngược lại làm mà khống học thì làm không trôi chảy. Các công việc không cần nhiều đến trí tuệ là những công việc đơn giản, thường làm theo thói quen. Còn những công việc phức tạp thì bắt buộc người làm phải được đào tạo chính quy và trong suốt quá trình làm việc cần học tập không ngừng. Có như vậy, mới đáp ứng được nhu cầu xã hội. Vì vậy, phương pháp “theo điều học mà làm” giúp cho con người tiết kiệm được thời gian tìm tòi, học tập, giúp họ có kiểm chứng rõ ràng, phát triển được tư duy sáng tạo, việc học được nâng cao và sau khi làm có thể rút được kinh nghiệm.

    Việc học và làm không chỉ được đưa ra từ thời La Sơn Phu Tử. Biết bao nhiêu những người anh hùng dân tộc Việt Nam, những người con của đất nước đã dùng việc học của mình để giúp ích cho đời, cho nước, cho dân. Hầu hết những áng văn trong quá khứ Việt Nam đều có sức nặng, đều là những áng “thiên cổ hùng văn” góp vào công việc dựng nước và giữ nước rất hiệu quả. Lí Công uẩn đã viết Chiếu dời đô là để triều đình và nhân dân thực hiện việc dời đô, và từ đó mở ra những trang vàng chói lọi cho đất nước. Học vấn cao rộng của Trần Quốc Tuấn đã giúp ông soạn Binh thư yếu lược, viết Hịch tướng sĩ để tập hợp quân dân trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Còn Nguyễn Trãi thì đã dùng việc học của mình để dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi ở Lam Sơn và từ đó ông trở thành vị quân sư tài ba, giúp vua đánh thắng quân Minh xâm lược trong suốt mười năm “nếm một nằm gai”. Và đã có những người làm quan trong triều đình, dù bị o ép do hoàn cảnh nhưng họ vẫn tìm thấy chỗ hành đạo có ích cho đời. Chu Văn An đã dâng sớ chém bảy tên nịnh thần lên nhà vua nhưng không được chấp thuận. Ông bèn từ quan về ẩn dật ở Chí Linh (Hải Dương) và đã trở thành thầy giáo đạo cao đức trọng của dân tộc.

     Trong thực tế hiện nay, mối quan hệ giữa học và làm cũng được nói tới nhiều. Hiện nay, đạo là vốn học vấn mà loài người đã tích lũy qua hàng ngàn năm trên mọi vấn đề nhằm đem tới văn minh, văn hoá. Trong thời đại kinh tế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, việc học và hành càng được đặt ra một cách nghiêm túc và có chiều sâu hơn. Những trí thức lớn không chỉ có lòng yêu nước mà còn có chuyên môn biết kết hợp với trái tim giàu nhiệt huyết để cống hiến cho đời. Kĩ sư Trần Đại Nghĩa đã chế tạo ra loại súng thần công có sức công phá lớn đối với quân địch. Bác sĩ Tôn Thất Tùng đã áp dụng vốn hiểu biết của mình để chữa bệnh cho quân dân ta trong các cuộc kháng chiến trường kì. Những hoạ sĩ như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng; những nhà văn như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu ; nhạc sĩ như Văn Cao, Lưu Hữu Phước đều đã ghi danh mình vào lịch sử phát triển văn hoá của đất nước ta.

      Học và làm có ý nghĩa lớn để xác định cái giá trị thật hay giả của người trí thức. Những tên quan gian thần đã học theo lối học hình thức hòng cầu danh lợi, vì vậy nước mất, nhà tan. Những kẻ có bằng giả, có chứng chỉ giả nhằm thăng quan tiến chức, vơ vết công sức của nhân dân khiến hiện nay, đã có rất nhiều vụ tham nhũng của các quan chức trong bộ máy Nhà nước, làm thay đổi bộ mặt xã hội. Chúng ta còn nhớ vụ án Lã Thị Kim Oanh, những vụ việc chia chác hoa hồng của bác sĩ trên đơn thuốc của bệnh nhân,… Chúng ta cần phải coi lại cái thực của những kẻ trí thức ấy. Những người có tri thức chân chính thì không bao giờ làm như vậy đối với xã hội. Không xa xôi đâu cả, trong nhà trường cũng có lối học hình thức. Hiện nay, có những trường muốn được thành tích đã báo cáo sai với Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Thật đáng buồn cho những học sinh chỉ lo quậy phá, đua đòi, không đủ trình độ học vấn đề thi thố với đời.

      Bài Bàn luận về phép học đã khiến cho chúng ta hiểu ra được mục đích học là để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, góp phần thúc đẩy sự hưng thịnh của đất nước. Muốn học tập phải có phương pháp đúng: học cho rộng nhưng phải nắm gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành; cố gắng, chăm chỉ để tìm nguồn sống cho mình. Kiến là một loài động vật nhỏ bé nhưng chăm chỉ. Hằng ngày, những đàn kiến rời khỏi tổ của mình để kiếm ăn. Chúng chỉ kiếm được thức ăn với số lượng ít ỏi. Nhưng cùng với sự đoàn kết và sự chăm chỉ, cần cù mà những đàn kiến đi kiếm mồi cũng đã tích trữ được số lượng thức ăn đủ cho những ngày thời tiết khắc nghiệt sau này.

     Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy bài học quý giá đó? Cái quan trọng là luôn luôn cần cù, chịu khó, chăm chỉ và có niềm tin. Chúng ta cần noi theo những tấm gương đi trước để tự xem lại mình mà cố gắng, quyết tâm hơn, luôn luôn tìm tòi, học hỏi người xung quanh để tích lũy hiểu biết của mình. Đó là một phương châm đúng đắn trong cuộc đời.

    Câu tục ngữ của dân gian quả đúng là một bài học quý giá, một phương châm đúng đắn, sâu sắc. Và chúng ta cần phải phát huy bài học đó, tự hào vì đó là một phẩm chất quý giá trong mỗi con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×