- Người Chăm :
+ Nơi cư trú : Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,...
+ Phong tục, tập quán : Theo đạo Hồi (nhóm Bà Ni và nhóm Ixlam) và đạo Bà La Môn (chiếm 3/5 dân số). Duy trì chế độ mẫu hệ, con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con, con trai ở rể. Con gái được thừa kế tài sản, con gái út phải nuôi dưỡng bố mẹ.
+ Đặc sắc : Do sống cận cư và xen cư với người Ba Na và người Êđê M'Thur từ lâu đời, trong di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm H'Roi đã có sự giao lưu, tạo thành hiện tượng song ngữ và song văn hóa. Người Chăm H’Roi định cư ở các huyện miền núi của hai tỉnh Phú Yên và Bình Định với dân số trên 30.000 người. Người Chăm H’Roi có một di sản văn hóa khá phong phú. Do đó, việc bảo tồn những giá trị văn hóa này cần được hỗ trợ và phát huy.
- Người Kinh :
+ Nơi cư trú : Tất cả các tỉnh thành của Việt Nam.
+ Phong tục, tập quán : Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Sống ở nhà đất. Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung.
Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con, cô dâu về nhà chồng. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết, đức hạnh của cô dâu.
Đặc sắc : Trong tín ngưỡng tâm linh, người Việt tin rằng có thể giao tiếp với thần linh, thông qua một người trung gian là các ông đồng hoặc bà đồng. Họ cũng chính là những người tạo ra nghệ thuật hát chầu văn rất độc đáo. Mục đích của buổi lên đồng là nhằm cầu mong cho cộng đồng một cuộc sống ấm no hạnh phúc.