Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta em cần phải làm gì

Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta em cần phải làm gì?
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
585
3
0
Phạm An
21/04/2020 22:09:30

Chúng ta cần thống nhất phương châm hành động “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất di bất dịch, không thể để bị xâm phạm, không thể đánh đổi và không thể nhân nhượng. Các biện pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo phải được triển khai mạnh mẽ, kiên quyết vì chúng ta có chính nghĩa, song cũng phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể; lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hòa bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu tối thượng. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, cho nên phải phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, có phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng lực lượng.

Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Trong đó, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Do vậy, phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc, thế bố trí chiến lược các lực lượng có chiều sâu, liên hoàn bờ - biển - đảo, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có xung đột. Xây dựng các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, dự bị động viên, dân quân, tự vệ biển mạnh, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, trong đó Hải quân là lực lượng nòng cốt, cần tiếp tục được ưu tiên xây dựng tiến lên chính quy, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ. Chỉ có trên cơ sở phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp và tập trung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Hải quân làm nòng cốt mới có thể bảo đảm được khả năng bảo vệ chủ quyền, duy trì hòa bình, ổn định lâu dài trên biển.

Nhân dân ta từ lâu đã đúc kết: “trong ấm, ngoài êm”. Đây không chỉ là bài học sâu sắc về đối nhân, xử thế trong mỗi gia đình mà còn cả quốc gia. Lịch sử dân tộc nhiều lần chứng minh, khi nội bộ đoàn kết, lòng dân hòa thuận thì biên cương, bờ cõi yên ổn. Nhưng khi trên dưới bất hòa, lòng dân ly tán, ắt ngoại bang sẽ nhòm ngó, xâm lăng. Suy ra, trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, “biển yên” thì “bờ ấm”, có bảo vệ được bình yên biển, đảo thì trong nước mới ổn định, phát triển. Ngược lại, “trong bờ có ấm, ngoài biển mới yên”, đất nước có ổn định, phát triển mới tạo ra thế và lực để bảo vệ biển, đảo. Vậy nên, cần phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo. Củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị và nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Khi “ý Đảng” đã hợp với “lòng dân” sẽ tạo sức mạnh vô địch, đập tan những mưu đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo chống phá nước ta; đồng thời tạo ổn định chính trị trong nước để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong bờ, ngoài biển. Và khi đó sẽ khơi dậy được lòng tự hào, tự tôn, truyền thống, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc; hình thành mặt trận chính trị rộng lớn của nhân dân cả nước hướng về biển, đảo quê hương, chung sức đồng lòng bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tính chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, “kiên quyết, kiên trì đấu tranh”, tăng cường hợp tác quốc tế, “tạo sự đan xen lợi ích”, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Và cũng cần xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, không làm phức tạp thêm tình hình, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Tăng cường công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại quốc phòng với các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp ranh, chồng lấn để xây dựng lòng tin, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt căng thẳng, kịp thời phối hợp giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh trên biển. Qua đó, hình thành môi trường thuận lợi cho bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không để xảy ra xung đột, không để đất nước bị cô lập trong vấn đề Biển Đông, cùng các nước xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, ổn định lâu dài.

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Do đó, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng nghiên cứu xây dựng các chính sách về phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển; về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo vệ biển, đảo. Sự kết hợp đó phải thể hiện rõ trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của quốc gia cũng như từng vùng, từng địa bàn, từng ngành. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp, hiệp đồng các lực lượng, các mặt trận đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có tình huống.

Mặt khác, chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; giữa khai thác và bảo vệ biển; giữa xây dựng sức mạnh khai thác biển và sức mạnh bảo vệ biển. Kinh tế biển mạnh sẽ tạo điều kiện vật chất để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ biển, đảo vững chắc, toàn vẹn. Ngược lại, quốc phòng, an ninh vững mạnh mới bảo vệ được biển, đảo, tạo ra môi trường, không gian, điều kiện thuận lợi, an toàn cho phát triển kinh tế biển bền vững. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Quá trình phát triển kinh tế biển cần được kết hợp với tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội biển, đảo và nâng cao đời sống nhân dân cần đi đôi với củng cố trang bị, cầu cảng, công trình phòng thủ, bố trí dân cư. Các lực lượng chuyên trách, trong đó có Hải quân tích cực tham gia phát triển kinh tế quốc phòng trên biển, đảo ở lĩnh vực thế mạnh, ưu tiên những vùng biển, đảo xa, tiền tiêu, còn nhiều khó khăn, góp phần tạo thế và lực cho đất nước trong hành trình bảo vệ và khai thác biển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
ChinPu
11/10/2020 11:08:43
+4đ tặng

Chúng ta cần thống nhất phương châm hành động “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất di bất dịch, không thể để bị xâm phạm, không thể đánh đổi và không thể nhân nhượng. Các biện pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo phải được triển khai mạnh mẽ, kiên quyết vì chúng ta có chính nghĩa, song cũng phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể; lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hòa bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu tối thượng. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, cho nên phải phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, có phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng lực lượng.

Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Trong đó, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Do vậy, phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc, thế bố trí chiến lược các lực lượng có chiều sâu, liên hoàn bờ - biển - đảo, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có xung đột. Xây dựng các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, dự bị động viên, dân quân, tự vệ biển mạnh, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, trong đó Hải quân là lực lượng nòng cốt, cần tiếp tục được ưu tiên xây dựng tiến lên chính quy, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ. Chỉ có trên cơ sở phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp và tập trung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Hải quân làm nòng cốt mới có thể bảo đảm được khả năng bảo vệ chủ quyền, duy trì hòa bình, ổn định lâu dài trên biển.

Nhân dân ta từ lâu đã đúc kết: “trong ấm, ngoài êm”. Đây không chỉ là bài học sâu sắc về đối nhân, xử thế trong mỗi gia đình mà còn cả quốc gia. Lịch sử dân tộc nhiều lần chứng minh, khi nội bộ đoàn kết, lòng dân hòa thuận thì biên cương, bờ cõi yên ổn. Nhưng khi trên dưới bất hòa, lòng dân ly tán, ắt ngoại bang sẽ nhòm ngó, xâm lăng. Suy ra, trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, “biển yên” thì “bờ ấm”, có bảo vệ được bình yên biển, đảo thì trong nước mới ổn định, phát triển. Ngược lại, “trong bờ có ấm, ngoài biển mới yên”, đất nước có ổn định, phát triển mới tạo ra thế và lực để bảo vệ biển, đảo. Vậy nên, cần phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo. Củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị và nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Khi “ý Đảng” đã hợp với “lòng dân” sẽ tạo sức mạnh vô địch, đập tan những mưu đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo chống phá nước ta; đồng thời tạo ổn định chính trị trong nước để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong bờ, ngoài biển. Và khi đó sẽ khơi dậy được lòng tự hào, tự tôn, truyền thống, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc; hình thành mặt trận chính trị rộng lớn của nhân dân cả nước hướng về biển, đảo quê hương, chung sức đồng lòng bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tính chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, “kiên quyết, kiên trì đấu tranh”, tăng cường hợp tác quốc tế, “tạo sự đan xen lợi ích”, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Và cũng cần xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, không làm phức tạp thêm tình hình, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Tăng cường công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại quốc phòng với các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp ranh, chồng lấn để xây dựng lòng tin, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt căng thẳng, kịp thời phối hợp giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh trên biển. Qua đó, hình thành môi trường thuận lợi cho bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không để xảy ra xung đột, không để đất nước bị cô lập trong vấn đề Biển Đông, cùng các nước xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, ổn định lâu dài.

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Do đó, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng nghiên cứu xây dựng các chính sách về phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển; về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo vệ biển, đảo. Sự kết hợp đó phải thể hiện rõ trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của quốc gia cũng như từng vùng, từng địa bàn, từng ngành. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp, hiệp đồng các lực lượng, các mặt trận đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có tình huống.

Mặt khác, chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; giữa khai thác và bảo vệ biển; giữa xây dựng sức mạnh khai thác biển và sức mạnh bảo vệ biển. Kinh tế biển mạnh sẽ tạo điều kiện vật chất để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ biển, đảo vững chắc, toàn vẹn. Ngược lại, quốc phòng, an ninh vững mạnh mới bảo vệ được biển, đảo, tạo ra môi trường, không gian, điều kiện thuận lợi, an toàn cho phát triển kinh tế biển bền vững. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Quá trình phát triển kinh tế biển cần được kết hợp với tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội biển, đảo và nâng cao đời sống nhân dân cần đi đôi với củng cố trang bị, cầu cảng, công trình phòng thủ, bố trí dân cư. Các lực lượng chuyên trách, trong đó có Hải quân tích cực tham gia phát triển kinh tế quốc phòng trên biển, đảo ở lĩnh vực thế mạnh, ưu tiên những vùng biển, đảo xa, tiền tiêu, còn nhiều khó khăn, góp phần tạo thế và lực cho đất nước trong hành trình bảo vệ và khai thác biển.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×