Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ về ý kiến sau: "Hạnh phúc giữ trong tay chỉ là hạt, hạnh phúc đem san sẻ mới nở hoa"

Suy nghĩ về ý kiến sau:"Hạnh phúc giữ trong tay chỉ là hạt, hạnh phúc đem san sẻ mới nở hoa".

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.355
32
5
con cá
22/04/2020 16:28:10
Cuộc sống của con người luôn có sự trao đổi qua lại lẫn nhau, đặc biệt là trên phương diện tình cảm. Người ta có thể cho nhau : tình thương, lòng vị tha, sự bác ái..., trong đó có hạnh phúc. Nhà văn Mĩ Ernest Hemingway đã từng nói :"Hạnh phúc giữ trong tay, chỉ còn là hạt. Hạnh phúc đem ra san sẻ, mới trổ hoa". Vậy, qua câu nói này, ông muốn truyền tải thông điệp gì đến bạn đọc?
Để hiểu được câu nói trên, trước hết chúng ta cần phải hiểu: Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng, được tiếp nhận theo nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng nói chung, hạnh phúc là một loại tình cảm ngọt ngào của con người, nó đến với ta khi ta được thoả mãn một nhu cầu hay thành công ở lĩnh vực nào đó, nó mang lại cho con người niềm vui, niềm khoái lạc, hân hoan lạ kì. Chủ đề về hạnh phúc cũng đã từng làm tốn không ít giấy mực của các nhà thơ, nhà văn từ xưa đến nay. Chính vì vậy nó là một đề tài gần gũi, quen thuộc trong văn học cũng như trong đời sống. "Hạnh phúc giữ trong tay, chỉ còn là hạt" ý chỉ những con người nhỏ nhen, sống cho riêng mình mà không để ý đến mọi người xung quanh. Đây là thái độ sống tiêu cực, thực tế hiện nay đó là căn bệnh vô cảm, khá phổ biến. Ngược lại, "Hạnh phúc đem ra san sẻ mới trổ hoa" nhằm đề cao những con người biết đồng cảm, sẻ chia niềm hạnh phúc nhỏ bé mình đang có cho mọi người. Đó là thái độ sống tích cực mà cả xã hội đang hướng đến. Câu nói trên của Ernest Hemingway đã nói lên một quy luật thực tiễn : Trong cuộc sống, những ai đang được hạnh phúc mỉm cười hãy san sẻ nó cho mọi người xung quanh để tất cả đều được sống trong niềm hạnh phúc ngọt ngào, sống trong những giây phút ý nghĩa nhất của cuộc đời.
Tại sao chúng ta cần phải biết san sẻ hạnh phúc? Sống trong xã hội hiện nay, con người luôn gặp những khó khăn, thử thách cướp đi cuộc sống êm đềm mà tưởng chừng là lâu dài. Sẽ có lúc, ta phải gánh chịu cuộc sống bất hạnh, kém may mắn. Nhận được niềm hạnh phúc từ người khác san sẻ dù không được nguyên vẹn nhưng cộng thêm cả tình yêu thương giữa những con người thì nó đã trở thành niềm an ủi, động viên giúp ta có nghị lực sống, thêm yêu cuộc sống rất lớn. Niềm hạnh phúc chỉ thực sự nhỏ bé, không có ý nghĩa khi ta giữ cho riêng mình, cất kín không muốn chia sẻ cho ai. Hemingway cho rằng: niềm hạnh phúc đó chỉ là hạt, tức là nó rất yếu ớt, đơn độc, vẻn vẹn trong phạm trù cá thể. Cùng với đó, ông cũng khẳng định: hạnh phúc đem ra san sẻ mới trổ hoa. Từ một hạt mầm đơn độc, niềm hạnh phúc được nuôi dưỡng, chăm bón, phát tán trở thành một tán cây to chứa đầy niềm vui, nở thành những chùm hoa hạnh phúc. Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, là thành quả mà ta nhận được khi bỏ tâm huyết, tình cảm vào việc làm có ý nghĩa. Chính vì vậy, những ai đang nắm trong tay hạnh phúc, hãy đem ra chia sẻ cho mọi người xung quanh để được nhận lại cả niềm vui cá nhân lẫn tập thể cộng đồng.
Thật vậy, thực tế từ trước đến nay đã đủ để chứng minh cho câu nói trên của Hemingway. Lối sống ích kỉ, nhỏ nhen đã quét lên con người ta lớp vỏ cách biệt với mọi người xung quanh, khiến họ trở nên xấu xa và tàn nhẫn. Truyện cổ tích"Cô bé bán diêm" của Andersen là một minh chứng cho thái độ sống thờ ơ này. Với cái giá lạnh của đêm Giáng sinh, với sự thèm khát bữa cơm gia đình đã làm cho cô bé càng cảm thấy đơn độc, bất hạnh. Nhưng có lẽ, cô bé ấy không chết vì lạnh, vì đói mà chính bởi sự nhẫn tâm, lạnh lùng của người cha và sự thờ ơ, vô cảm của biết bao người qua đường. Tình yêu thương con người trong họ còn quá ít ỏi chăng? Hoàn toàn ngược lại, ta sẽ là một phần ý nghĩa của cuộc sống này nếu như ta biết trao tặng, san sẻ hạnh phúc cho người khác. Thật vậy, câu chuyện "Cậu bé và lão ăn xin "chắc hẳn đã để lại một bài học ý nghĩa trong tiềm thức mỗi chúng ta. Trước mặt lão ăn xin già nua, rách rưới, cậu bé lục hết túi này đến túi khác mà không có lấy một xu lẻ, cậu bối rối nắm tay ông: "Xin lỗi, cháu không có gì để cho ông cả", ông lão mỉm cười:" Cảm ơn cháu, như vậy là cháu đã cho lão nhiều lắm rồi". Cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được một điều quý giá. Đúng vậy, niềm hạnh phúc mà cậu bé san sẻ dù chỉ là một cái nắm tay nhưng cũng đã là quá đủ với ông lão. Truyền thống "tương thân tương ái" từ xa xưa đã là chất keo nối dính trái tim với trái tim, con người với con người. Với cả hai thái độ sống tích cực và tiêu cực, tôi còn được biết đến câu chuyện "Hai biển hồ". Đất nước Palestin có hai biển hồ: biển Chết và biển Galile cùng xuất phát từ dòng sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết, biển Chết đón nhận và giữ cho riêng mình mà không san sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các sông, hồ, lạch nhỏ nhờ vậy mà nước trong biển hồ này luôn sạch sẽ và mang lại sự sống cho muôn loài. Chia sẻ những gì mình có, giúp đỡ người khác làm cho chính bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện hơn, chúng ta cảm nhận cuộc sống một cách ý nghĩa, lạc quan. Còn sự ích kỉ chỉ khiến mình trở nên cô đơn, cằn cỗi. Thật vậy, đã có rất nhiều niềm hạnh phúc được san sẻ đi khắp nơi nơi, chứng minh cho giá trị nhân đạo trong cốt cách mỗi con người. Đó là những hành động tích cực, là cần thiết cho mọi thời đại, cũng giống như Tố Hữu đã từng viết: "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình".
Qua tất cả những điều trên, hiển nhiên ta thấy câu nói của Ernest Hemingway là hoàn toàn đúng đắn. Những người nhỏ nhen rồi sẽ đến lúc bị loại trừ khỏi xã hội bởi thái độ sống đáng lên án, phê phán của mình. Chúng ta đều đang hướng tới một xã hội hạnh phúc, ấm no, nơi đó chỉ hiện hữu những người biết cho đi, thậm chí hi sinh cả niềm hạnh phúc cá nhân, hoà lẫn vào hạnh phúc của cả cộng đồng. Nếu muốn một xã hội nhân ái, mỗi chúng ta hãy tự mở lòng mình, đồng cảm, sẻ chia sự khổ đau, bất hạnh với những người còn kém may mắn. Tuyên truyền,kêu gọi, giáo dục ý thức những người xung quanh về sự cần thiết của việc chia sẻ hạnh phúc. Đồng thời, lên án, tố cáo lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. Làm thế nào để sau mỗi lần chứng kiến một hoàn cảnh khó khăn, ta không còn hối hận về hành động mà bản thân mình vừa làm, giống như một câu phương ngôn nổi tiếng của đất nước Bungari: "Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mãi mùi hương".
"Hạnh phúc giữ trong tay, chỉ còn là hạt. Hạnh phúc đem ra san sẻ, mới trổ hoa" quả là một câu nói mang tính triết lí sâu sắc, tính đúng đắn trường tồn qua thời gian. Không chỉ là một câu nói đơn thuần, đó là một bài học cảnh tỉnh cho từng thái độ sống của con người. Mỗi chúng ta cần suy xét, nhìn nhận lại những việc ta từng làm, hướng đến những điều tốt đẹp ta chưa từng thử để trở thành một người sống có ý nghĩa, kết dính ta với mọi người trong xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×