LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những thuận lợi và khó khăn của vùng biển Việt Nam đối với nhân dân

3 trả lời
Hỏi chi tiết
765
1
0
con cá
09/05/2020 15:05:13

Nhiều nghiên cứu cho thấy, biển Việt Nam chứa đựng những tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, nổi bật là các lợi thế:

Vị trí chiến lược và là nhân tố địa lợi của sự phát triển: Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần giao lưu nội địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển trên Biển Đông. Trong một vài thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu vực, vùng biển Việt Nam sẽ trở thành cầu nối quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn: Trên vùng biển rộng hơn l triệu km2 của Việt Nam, có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiều khoáng sản quý. Vùng ven biển nước ta cũng có nhiều loại khoáng sản có giá trị và tiềm năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…

Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm. Tài nguyên du lịch biển cũng là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai thác tổng hợp để phát triển mạnh. Dọc bờ biển Việt Nam có hàng trăm bãi tắm, trong đó có những bãi tắm có chiều dài lên đến 15 - 18km đủ điều kiện thuận lợi khai thác phát triển du lịch biển. Hệ thống đảo và quần đảo phong phú, trải dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Theo thống kê, ven bờ nước ta có 2.773 đảo lớn, nhỏ các loại với tổng diện tích vào khoảng 1.700 km2... Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hoá - xã hội của biển, vùng ven biển và các hải đảo cùng với điều kiện thuận lợi về vị trí, địa hình của vùng ven biển đã tạo lợi thế phát triển du lịch biển hơn so với nhiều loại hình du lịch khác trên đất liền.

Nguồn nhân lực dồi dào ven biển: Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định kết quả khai thác tiềm năng nguồn lợi biển. Với số dân hơn 20 triệu người đang sinh sống, các vùng ven biển và đảo của Việt Nam đang có lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm 35,47% lao động cả nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, nhận thức tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành và thực thi nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm khai thác các tiềm năng, các lợi thế của biển để phát triển kinh tế và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. So với thời kỳ trước, kinh tế biển của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã có bước chuyển biến đáng kể.

Cơ cấu ngành, nghề đang có sự thay đổi lớn, đã xuất hiện nhiều ngành, kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các lĩnh vực kinh tế biển còn kém phát triển ở nhiều mặt, việc quản lý và khai thác biển kém hiệu quả, gây lãng phí tiềm năng của biển…

Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện nay là:

- Việc tổ chức đánh bắt xa bờ còn tồn tại nhiều vấn đề về điều tra nguồn lợi, xác định ngư trường, mùa vụ đối tượng đánh bắt, trang bị nghề khai thác, cỡ loại tàu thuyền đối với từng nghề. Các phương tiện đánh bắt cá, đặc biệt là đánh bắt xa bờ còn khá lạc hậu, tàu thuyền công suất thấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng, bến cá, chợ cá quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được công tác hậu cần đánh bắt cá quy mô lớn.

- Vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng biển còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, chuyển đổi cơ cấu vùng ven biển còn chậm. Trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng, chế biến nhìn chung còn lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp giá thành cao, khả năng cạnh tranh trong hội nhập còn nhiều khó khăn và thách thức. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do ý thức chấp hàng luật pháp của dân chưa cao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Lê Trang
09/05/2020 15:11:28

- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô…), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh…thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển đảo, giao thông vận tải biển…

- Khó khăn: Thiên tai vùng biển thường dữ dội và khó lường trước như bão, lụt, sạt lở đường biển,… gây thiệt hại kinh tế lớn cho người dân biển; khó có thể khai thác các tài nguyên khoáng sản.

2
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư