BÀI 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
1. Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng :
A. Chúng nhiễm điện cùng loại. B. Chúng không nhiễm điện.
C. Chúng đều bị nhiễm điện. D. Chúng nhiễm điện khác loại nhau.
2. Gọi -e là điện tích của mỗi êlectrôn. Biết nguyên tử ô xi có 8 êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ô xi có thể nhận giá trị nào sau đây :
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử ô xi là +16e. B. Điện tích hạt nhân nguyên tử ô xi là +24e.
C. Điện tích hạt nhân nguyên tử ô xi là +4e. D. Điện tích hạt nhân nguyên tử ô xi là +8e.
3. Chọn từ điền vào chỗ trống:
Các vật có thừa các êlectrôn tự do, đó là ........
A. Vật nhiễm điện dương. B. Vật trung hòa điện tích.
C. Vật dẫn điện. D. Vật nhiễm điện âm.
4. Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
Chọn câu đúng.
A. Đẩy nhau. B. Hút lẫn nhau. C. Không hút, không đẩy nhau. D. Vừa hút, vừa đẩy nhau.
5. Dùng các từ thích hợp theo thứ tự điền vào chỗ trống:
Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích ... Điện tích của mảnh pôliêtilen khi cọ xát vào len là điện tích....
A. Dương (+); dương (+). B. Dương (+); âm (-). C. Âm (-); âm (-). D. Âm (-); dương (+).
6. Mảnh len sau khi cọ xát vào mảnh pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào mảnh thủy tinh hút nhau vì:
A. Chúng nhiễm điện khác loại.
B. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm.
C. Mảnh lụa nhiễm điện tích dương, mảnh len nhiễm điện tích âm. D. Chúng đều nhiễm điện.
7. Hai mảnh len cọ xát vào hai mảnh pôliêtilen thì hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại vì:
A. Hai mảnh cùng một chất đều là pôliêtilen.
B. Nhiễm điện đều bằng cách cọ xát.
C. Do hai vật nhiễm điện đều là pôliêtilen, hai vật dùng để cọ xát đều là len.
D. Chúng đều được cọ xát bằng một chất là len.
8. Thước nhựa và mảnh vải trước khi cọ xát đều chưa bị nhiễm điện vì:
A. Êlectrôn không dịch chuyển từ vật này sang vật khác.
B. Êlectrôn vẫn quay quanh hạt nhân.
C. Tổng các điện tích âm của các êlectrôn có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Mọi nguyên tử trong các vật đều trung hòa về điện.
D. Chưa có cọ xát thì các vật chưa nhiễm điện.
9. Thanh thuỷ tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút lẫn nhau vì:
A. Mảnh pôliêtilen nhẹ, thủy tinh nặng. B. Chúng nhiễm điện khác loại.
C. Chúng đều nhiễm điện. D. Chúng đặt gần nhau.
10. Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:
A. Chưa có sự dịch chuyển qua lại của các êlectrôn.
B. Mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi.
C. Mỗi nguyên tử của chúng đều ở trạng thái trung hòa về điện.
D. Chúng đều chưa bị mất điện tích âm và điện tích dương.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng :
A. Chúng nhiễm điện cùng loại. B. Chúng không nhiễm điện.
C. Chúng đều bị nhiễm điện. D. Chúng nhiễm điện khác loại nhau.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |