Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
08/06/2020 21:23:34

Vết bài văn nêu ý nghĩa của việc học văn đối với mỗi học sinh

Vết bài văn nêu ý nghĩa của việc học văn đối với mỗi học sinh

Mình đang cần gấp, mn giúp nha

2 trả lời
Hỏi chi tiết
961
1
3
phương minh<3
08/06/2020 21:26:22

Có một thực trạng đáng buồn hiện nay là khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thi một bộ phận học sinh coi nhẹ môn Ngữ văn và các môn xã hội, nhân văn nói chung.

Các em chỉ quan tâm học Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên. Thế kỉ XXI đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Do đó, không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai. Nhưng thật sai lầm khi học sinh loại bỏ môn Văn ra khỏi hành trang tri thức khi bước vào đời.

Nếu đã từng thực sự biết khám phá, hiểu sâu và lĩnh hội hết những giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của những tác phẩm văn học, chắc hẳn ai cũng có thể nhận thấy những chức năng đặc thù của văn học trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách học sinh.Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại. Văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ Mẹ đẻ. Thời nào cũng vậy, tác phẩm Văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn con người, làm người “gần người hơn”. Đọc Truyện Kiều, ta xót xa thương cảm cho số phận cay đắng, nghiệt ngã của người con gái tài sắc, Đọc truyện ngắn Chí Phèo ta thấy rưng rưng trước mối tình có một không hai giữa Chí Phèo và Thị Nở, ấy là dấu hiệu của một tâm hồn nhân ái, giàu lòng trắc ẩn. Môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của mỗi người trong cuộc sống.

Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn. Tỉ lệ học sinh thi vào các trường khối C càng ngày càng ít. Một số học sinh chọn thi khối C không phải vì thích hoặc có khả năng học các môn khoa học xã hội mà chỉ vì họ không đủ khả năng để thi vào khối nào khác. Nhiều bậc phụ huynh cũng than phiền về việc con em mình không thích đọc sách văn học bằng các loại truyện tranh chỉ mang ý nghĩa giải trí đơn thuần. Qua các kỳ thi, các bài kiểm tra môn Ngữ văn, có thể nhận thấy có nhiều học sinh học theo kiểu đối phó, học vẹt, lạm dụng tài liệu tham khảo, không chú trọng kỹ năng diễn đạt, dùng câu, từ. Từ khi thực hiện chương trình SGK mới, ở các khối A, B môn Ngữ văn không còn được tính điểm hệ số 2. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh còn có cơ hội để quay cóp, trao đổi bài, sử dụng tài liệu nên có điểm cao mặc dù không chịu học. Thực tế trên đã khiến cho nhiều học sinh vốn đã không thích học môn Ngữ văn, nhất là những học sinh thi các khối thi có các môn khoa học tự nhiên, càng có “cớ” để lạnh nhạt, hờ hững với môn học này.

Một bộ phận không nhỏ học sinh không thích học Ngữ văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương không chỉ gây bi quan đối với dư luận xã hội mà còn tác động tiêu cực đến người dạy. Nhiều thầy cô giáo dạy văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức lớn trong tư duy đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy. Thực tế cho thấy, bên cạnh năng lực chuyên môn, tình yêu văn chương và tâm huyết của các thầy cô giáo có thể cảm hoá được học sinh, để lại trong học sinh nhiều ấn tượng sâu đậm, từ đó gieo vào học sinh niềm say mê khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Môn Ngữ văn chỉ thực sự hấp dẫn đối với học sinh khi giờ dạy của giáo viên thực sự có “lửa”, khi người giáo viên nhập thân hết mình vào bài giảng.

Chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của thầy, ý thức, thái độ học tập của trò. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu văn học của học sinh bằng những giờ dạy thực sự hấp dẫn, lôi cuốn. Cần tiến hành thi cử nghiêm túc, đánh giá chính xác, khách quan năng lực học tập thực sự của học sinh đối với môn học này để có những điều chỉnh kịp thời. Về lâu dài, Bộ GD&ĐT có thể xem xét phương án đưa môn Ngữ Văn có mặt trong tất cả khối thi của kỳ thi ĐH, CĐ. Theo đó, những khối thi khoa học tự nhiên (A, B) môn Ngữ văn có thể được tính hệ số 1. Được biết, việc đưa môn Ngữ văn vào tất cả các khối, ngành thi của kỳ thi đại học đã được Trung Quốc thực hiện từ lâu bởi tính thiết thực và nhân văn của nó. Nếu biện pháp này được mạnh dạn áp dụng, chắc chắn chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở các trường phổ thông sẽ có những biến chuyển tích cực. Từ đó, môn Ngữ văn sẽ có vị trí xứng đáng - như nó cần có, trong hành trang tri thức của học sinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Lê Mai
08/06/2020 21:28:53

Hiện nay , bộ môn Văn học vẫn giữ vị trí khá quan trọng trong các phân môn ở nhà trường phổ thông. Học Văn giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc sống, về tình người; hơn nữa học Văn còn giúp ta có cách diễn đạt, thể hiện tình cảm sâu sắc, hàm súc hơn thông qua các hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, không ít các học sinh vẫn không thích học Văn, thậm chí sợ học Văn bởi chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn Văn. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bộ môn này để thấy được lợi ích của việc học Văn đem lại, để có cách nhìn toan diện hơn về môn Văn.

Ngữ văn không chỉ mở mang cho người học nhiều kiến thức về xã hội mà còn giúp cho chúng ta cải thiện được khả năng giao tiếp hàng ngày.

Bởi các tác phẩm văn học luôn mang hơi thở của xã hội đương thời, nó phản chiếu hiện thực cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ. Và để truyền tải tinh tế được các cung bậc cảm xúc của lòng người, các tác giả cần có vốn từ vựng rất phòng phú, lựa chọn ngôn từ thật xác đáng. Vì vậy, học Văn cũng đồng nghĩa với việc ta đã tiếp cận được kho tàng ngôn ngữ rất giàu có. Khi chú ý học hỏi, chúng ta có thể tăng cường được vốn từ ngữ để sử dụng hàng ngày.

Và dần dần, khi giao tiếp hay khi viết, chúng ta sẽ sử dụng các từ mới, từ hay như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày cũng chính là nơi chúng ta có thể trải nghiệm lại nhưng kiến thức đã học, tích lũy và làm dồi dào thêm vốn từ của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp của mỗi người. 

Văn học giúp chúng ta cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh quen thuộc, gần gũi của cuộc sống

Qua các tác phẩm văn học, chúng ta có thể cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh đẹp đẽ, đó chính là món quà tuyệt diệu mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Nếu ai đã dành thời gian quan sát và lắng nghe khung cảnh thiên nhiên buổi sáng sẽ càng hiểu hơn vẻ đẹp của những âm thanh đặc biệt của làng quê vào buổi sớm mai, hoặc của khu phố khi màn đêm buông xuống… Và hơn cả, khi biết được cách quan sát, lắng nghe ấy, chúng ta sẽ mở rộng được tâm hồn mình, mở rộng vòng tay và sẽ lôn nhận được những món quà bất ngờ và đẹp đẽ từ cuộc sống.

Văn học giúp ta biết về nguồn cuội, gốc rễ.

Như chúng ta thấymôn văn đâu phải đi học chúng ta mới học mà ngay từ khi mới sinh ra mỗi chúng ta đều được bà, được mẹ hát những câu hát ru trong khi đi ngủ, những câu ca dao mượt mà đằm thắm. Sau đó là những ngày ngồi trên ghế nhà trường chúng ta lại được học môn văn, tiếng Việt để biết về nguồn cội, gốc rễ ngày xưa ông cha ta nói và làm những gì? Vậy nên văn chương đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại.

 

Trong môn ngữ văn ta thấy, mỗi bài thơ, mỗi bài văn, mỗi tác phẩm đều mang trong mình những bài học sâu săc. Bài thì dạy ta về đạo đức, về hiếu nghĩa, về những tấm gương chiến đấu chói ngời của ông cha  những người đi trước. Nó cho chúng ta thấy rằng sự bình yên chúng ta đang thừa hưởng  không phải dễ dàng mà có được. Nó là sự hi sinh máu và mạng sống của những người đi trước để giành lại được độc lập như ngày nay.

Nói cách khác Văn học chính là giúp chúng ta cách học cách làm người. Văn học một lần nữa giúp chúng ta có thái độ biết ơn những người đi trước, những người  hi sinh mạng sống để chúng ta có ngày hôm nay, chúng ta hãy sống cho thật xứng đáng.

Học văn giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác.

Trong văn học ẩn chứa trong đó biết bao câu truyện, biết bao những cuộc đời hạnh phúc, khổ đau, hay cùng quẫn. Khi đọc những trang đời kể về những nỗi khổ gông cùm, mất nước, mất tự do, những nỗi đau ai oán phải bán con, nuốt nước mắt vào trong của những người mẹ. Khi chúng ta đọc những lời văn như vậy  ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau đến tột cùng, những nỗi đau tưởng như không một ai chịu nổi, những nỗi đau cùng quẫn của họ. Từ đó giúp chúng ta biết ghét, biết căm thù những cái ác, những thứ gieo rắc khổ đau.

Nhưng quan trọng nhất là nó dạy ta biết dung hòa 2 sự yêu ghét với nhau, giúp chúng ta có cái nhìn bao dung, bác ái.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo