Qua cách nhìn của Nguyễn Minh Châu người đàn bà hàng chài hiện lên với vẻ ngoài xấu xí, cực khổ, ít học. Không có tên chỉ được nhà văn giới thiệu tuổi "trạc ngoài bốn mươi", dáng vóc đặc trưng quen thuộc của người đàn bà miền biển "cao lớn với những đường nét thô kệch, mụ rỗ mặt". Dáng vẻ của người phụ nữ ấy đã nói hết cái quảng đời cơ cực, bất hạnh của mình. Người đàn bà ấy xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ". Không chỉ thế, người dàn bà đáng thương này lại được nhìn qua góc độ của một người chồng, với cái nhìn cay nghiệt, trút giận vào cái tấm lưng áo rách rưới, ướt sũng. Đây chẳng khác gì một con người quen với nỗi cơ cực, cam chịu, sự nhọc nhằn lam lũ in hằn trên thân hình người đàn bà kia. Người dàn bà hàng chài mang trong mình một nỗi bất hạnh. Ngay từ thời con gái, mụ đã không có nhan sắc, không may mắn trong tình yêu nhưng vẫn khát khao hạnh phúc dù cho thân phận hẩm hiu. Người đàn bà ấy phải sống những tháng ngày bấp bênh, cơ cực trên chiếc thuyền chài, đói nghèo dai dẳng, bị hành hạ "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Thế nhưng, người đàn bà hàng chài chỉ nhẫn nhục cam chịu không hề kêu van, không hề chống trả hay chạy trốn, thậm chí chị ta còn "tự nguyện đi vào bãi xe tăng hỏng để chồng đánh", chị chấp nhận những đòn roi như một phần của cuộc sống. Người dàn bà hàng chài cuộc đời đầy sự bất ngờ không thể lí giải được, cứ tưởng con người ta yếu hèn, nhu nhược hóa ra vô cùng lớn lao, cao cả; cứ tưởng con người ta dốt nát, kém hiểu biết hóa ra vô cùng trải nghiệm.
Người phụ nữ ấy đã tỏ ra rất sâu sắc, hiểu lẽ đời, hiểu biết cuộc đời và con người hơn rất nhiều những người vốn tự cho mình thông tỏ mọi thứ trên đời, cho dù chị tự nhận những suy nghĩ của mình là sự lạc hậu. Chị hiểu việc mình làm và chấp nhận cuộc sống ấy chứ hoàn toàn không phải do dốt nát, lạc hậu như chị tự nhận. Vì một lẽ nào đó, con người có khi phải sống trong bi kịch, buộc phải chấp nhận bi kịch.
Người đàn bà hàng chài bên ngoài là dáng vẻ xấu xí, cam chịu đó nhưng tận sâu bên trong rất thấu hiểu lẽ đời, giàu tình thương. Trước hết, ta có thể nhận thấy ở người dàn bà đó một lòng vị tha cao cả. Đối với người chồng, dù bị đồng đánh đập, hành hạ thế nhưng chị lại không trách móc mà lại rất cảm thông, thấu hiểu, sẵn sàng chấp nhận nghịch cảnh éo le ấy. Đối với con cái, chị yêu thương hết mực, xin chồng lên bờ đánh mình để đừng cho con thấy "sau này con cái lớn lên, tôi mới xin lão...đưa tôi lên bờ mà đánh..." Lời nói ngập ngừng, đứt quảng, nỗi đau như dang dâng trào trong tim. Người dàn bà ấy không ngừng ra sức bảo vệ gia đình bé nhỏ của mình "quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó". Chị tự nhận phần sai về mình "cũng tại dàn bà ở thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá". Người đàn bà ấy luôn bênh vực chồng mình trước mặt Phùng và Đẩu: trước kia là một anh con trai hiền lành nhưng cục tính, do cuộc sống vất vả quá nên lão chồng chỉ còn cách đánh vợ để giải tỏa những bức bí của cuộc đời. Phải là một người rất yêu thương, giàu lòng vị tha mới có thể hi sinh cao cả như thế.