LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về đoạn thơ sau: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời; Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy; Võng mắc chông chênh đường xe chạy; Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Cảm nhận về đoạn thơ sau 

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
                         (Bài thơ về tiểu đội xe không kính-  Phạm Tiến Duật)
Từ đó liên hệ đến vẻ đẹp của các anh bọ đội cụ hồ trong việc phòng chống dịch bệnh covid19
 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
31.220
8
6
Nguyễn Minh Thạch
06/07/2020 13:45:53
+5đ tặng

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Phạm Tiến Duật là nhà thơ khoác áo lính, là gương mặt tiêu biểu của thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông gắn liền với hình ảnh người lính trên chiến trường với vẻ đẹp hồn nhiên, tinh nghịch, trẻ trung mà sâu sắc.

- Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập Vầng trăng - Quầng lửa, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung.

II. Phân tích:

1.  Khổ 1:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”

-   “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị - tiểu đội những chiếc xe không kính.

-  Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” là sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.

=> Qua khổ 1, người đọc đã cảm nhận được sự giản dị, chân thành của tình đồng chí, đồng đội và niềm lạc quan, yêu đời của những người lính Trường Sơn. 

2. Khổ 2:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy”

-  Hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm”“võng mắc chông chênh” cho thấy sự tạm bợ, cơ động, gian khổ của cuộc sống nơi chiến trường.

-  Tuy nhiên cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ về chúng thật tươi tắn và cảm động : là gia đình đấy. -> tình đồng ngũ, nghĩa anh em.

“Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

-  Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi.

“Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là một bầu trời cao, rộng, yên bình và đẹp đẽ. Câu thơ đã mở ra một khung cảnh thật tươi đẹp, đẹp như chính tâm hồn trẻ trung, phơi phới niềm lạc quan, niềm tin quyết chiến quyết thắng của những người lính vậy! 

3. Khổ 3:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

 Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim. 

-  Bốn câu thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị:

+ Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt.

+ Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”

- Hình ảnh hoán dụ “trong xe có một trái tim”  -> cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương.

=> Hai câu cuối đã nêu lên chân lý của thời đại: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là con người - con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và niền tin vững chắc. 

III. Đánh giá:

Những khổ thơ trên đã phác họa thât đẹp về những người lính lái xe trên tuyền đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước gian khổ, ác liệt. Những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập ở từng khổ thơ, đặc biệt là phép hoán dụ đã tô đậm vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời và tình yêu đất nước, tinh thần cách mạng sôi nổi của những người lính trẻ. Tuổi trẻ chúng ta hôm nay cần nâng cao lòng biết ơn và noi gương các thế hệ cha anh đi trước!  

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
3
Nguyễn Minh Thạch
06/07/2020 13:46:34
+4đ tặng

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm thể hiện rõ tình cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy, đặc biệt là trong đoạn thơ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

     Đó chính là cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng chí, tình đồng đội. Chỉ bằng ba chi tiết nhưng rất điển hình: “bếp Hoàng Cầm “, “chung bát đũa “, “võng mắc chông chênh”. Đời lính vốn giản dị, bình dị mà lại rất sang trọng.

     Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng “Bếp Hoàng Cầm ta dùng giữa trời”. Giữa trời là giữa thánh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô… thế mà rất đậm đà. Với Phạm Tiến Duật nói riêng cũng như tất cả những người lính thì tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

     Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương. Chỉ qua hai chữ “nghĩa là", ta đã thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Cảnh đoàn viên tri kỷ: “võng mắc chông chênh đường xe chạy". Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi:

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

     Điệp ngữ “lại đi" diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh "trời xanh thêm" là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang đón chờ. 

     Vậy đó, đời sống sinh hoạt của người lính mặc dù thiếu thốn, đói mặt với cái đói, cái rét và cả tính mạng của mình mọi lúc mọi nơi, nhưng có tình đồng chí như tình cảm gia đình ruột thịt vậy, họ sẽ không bao giờ cô đơn.


 
6
7
Phonggg
06/07/2020 13:47:49
+3đ tặng
Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính. Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. Không mà lại có, có một trái tim của người lính. Trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

... Những chiếc xe từ trong bom rơi

 Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua của kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

     Từ mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phạm Tiến Duật bước vào đời lính chiến đấu và hoạt động trên con đường chiến lược Trường Sơn những năm tháng đánh Mỹ ác liệt nhất. Lửa khói chiến trường, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, những cô gái thanh niên xung phong, những chiến sĩ lái xe dũng cảm... in dấu chói lọi, kỳ vĩ như những tượng đài trong thơ Phạm Tiến Duật.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho hồn thơ Phạm Tiến Duật trong Vầng trăng – quầng lửa những bài ca chiến trận thấm đẫm màu sắc lãng mạn. Đây là đoạn cuối bài thơ ghi lại cảnh trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính, ca ngợi tình đồng đội và lý tưởng chiến đấu cao cả của những chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh:

... Những chiếc xe từ trong bom rơi

………………………………..

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Sau những tháng ngày chiến dịch chở vũ khí lương thực... chi viện cho tiền phương, vượt qua hàng nghìn hàng vạn cây số trong mưa bom bão đạn, tiểu đội xe không kính “đã về đây... Một cái bắt tay thắm tình bè bạn, tình đồng chí:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Cũng là cái nắm tay, cái bắt tay của người lính, nhưng mỗi thời một khác. Anh vệ quốc quân trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp:

                                    Miệng cười buốt giá

Thương nhau tay nắm lấy bằn tay.

                                                         (Đồng chí - Chính Hữu, 1948)

Anh giải phóng quân trên đường chiến dịch, gặp bè bạn đồng đội "bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Tình thương yêu đồng chí đồng đội là bản chất, là sức mạnh của người lính không hề thay đổi. Từ cái “nắm lấy bàn tay” đến cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"  là một quá trình trưởng thành và hiện đại của quân đội ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc và đất nước.

Cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng chí, tình đồng đội. Chỉ bằng ba chi tiết nhưng rất điển hình: "bếp Hoàng Cầm”, “chung bát đũa", “ võng mắc chông chênh", đời lính vốn giản dị, bình dị mà lại rất sang trọng. Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng: “Bếp Hoàng  Cầm ta dựng giữa trời". Giữa trời là giữa thanh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô... thế mà rất đậm đà: “Chung bát đũa nghĩa  là  gia đình đấy”. Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương.

“ Thơ là  nữ hoàng nghệ thuật”, có người đã nói như vậy. Nếu thế thì ngôn từ là chiếc áo của nữ hoàng. Hai chữ “nghĩa là” chỉ dùng để "đưa đẩy  ”nhưng dưới ngòi  bút của những tài thơ đích thực thì nó trở nên óng ánh, duyên dáng. Với  Xuân Diệu, mùa xuân  tuổi trẻ thật đẹp, thật đáng yêu, một đi không trở lại

 Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua

Xuân còn  non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất...

                                                        (Vội vàng - 1938)

Với Tố Hữu, người thanh niên cộng sản quyết chiến đấu và hy sinh vì một lý  tưởng cách mạng cao đẹp thì hận, nhục, tranh đấu là lẽ sống thiêng liêng:

Tôi chưa chết nghĩa là chưa hết hận

Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời

Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi

 Còn  trừ diệt cả một loài thú độc!

                                                              (Tâm tư trong tù - 1939)

Với Phạm Tiến Duật, tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

Có yêu thơ mới tìm đến thơ. Tìm đến thơ, một phần là tìm đến ngôn từ chữ nghĩa. Thơ đâu là chuyện “nhai câu nhá chữ'”(chữ dùng của Cao Bá Quát). Thi sĩ có thực tài mới có thể thổi hồn vào ngôn từ. Chỉ qua hai chữ “nghĩa là", ta đã thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Cảnh đoàn viên tri kỷ: “võng mắc chông chênh đường xe chạy".  Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi:

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Điệp ngữ “lại đi" diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh "trời xanh thêm" là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang đón chờ. Đây là một đoạn thơ thể hiện sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là  gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

    Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính. Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng  xe bị xước. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. ''Không” mà lại “có", có “một trái tim" của người lính. Trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chi cần trong xe có một trái tim.

Các điệp ngữ “không có", các từ ngữ tương ứng: “vẫn ... chỉ cần có...” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn nào của quân thù có thể làm lay chuyển được. “Trái tim” trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh hoán dụ, tuy không mới mẻ nhưng đầy ý vị.

Đoạn thơ trên đây thể hiện rất thực, rất hay cách sống, cách nghĩ, cách cảm của những người chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ. Tình đồng đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của người lính tỏa sáng vần thơ.

Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ... đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên đây là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

4
3
Phonggg
06/07/2020 13:48:45
+2đ tặng

II. Phân tích:

1.  Khổ 1:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”

-   “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị - tiểu đội những chiếc xe không kính.

-  Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” là sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.

=> Qua khổ 1, người đọc đã cảm nhận được sự giản dị, chân thành của tình đồng chí, đồng đội và niềm lạc quan, yêu đời của những người lính Trường Sơn. 

2. Khổ 2:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy”

-  Hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh” cho thấy sự tạm bợ, cơ động, gian khổ của cuộc sống nơi chiến trường.

-  Tuy nhiên cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ về chúng thật tươi tắn và cảm động : là gia đình đấy. -> tình đồng ngũ, nghĩa anh em.

“Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

-  Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi.

-  “Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là một bầu trời cao, rộng, yên bình và đẹp đẽ. Câu thơ đã mở ra một khung cảnh thật tươi đẹp, đẹp như chính tâm hồn trẻ trung, phơi phới niềm lạc quan, niềm tin quyết chiến quyết thắng của những người lính vậy! 

3. Khổ 3:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

 Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim. 

-  Bốn câu thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị:

+ Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt.

+ Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”

- Hình ảnh hoán dụ “trong xe có một trái tim”  -> cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương.

=> Hai câu cuối đã nêu lên chân lý của thời đại: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là con người - con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và niền tin vững chắc. 

III. Đánh giá:

Những khổ thơ trên đã phác họa thât đẹp về những người lính lái xe trên tuyền đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước gian khổ, ác liệt. Những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập ở từng khổ thơ, đặc biệt là phép hoán dụ đã tô đậm vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời và tình yêu đất nước, tinh thần cách mạng sôi nổi của những người lính trẻ. Tuổi trẻ chúng ta hôm nay cần nâng cao lòng biết ơn và noi gương các thế hệ cha anh đi trước!  

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư