Có thể hiểu dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ được biến đổi theo thời gian. Tất cả những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện này thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hay được biến đổi từ nguồn điện một chiều.Trong kỹ thuật điện, dòng điện xoay chiều được ký hiệu là AC – cụm từ viết tắt tên tiếng anh Alternating Current và được ký hiệu là dấu ngã ( ~)Để tạo ra dòng điện xoay chiều, người ta có thể thực hiện theo 2 cách sau:cách 1: Dùng nam châm, cho chúng quay quanh trước cuộn dây dẫn kín.Cách 2: Dùng với cuộn dây từ trường, cho 1 cuộn dây kín quay quanh 1 trục thẳng đứng trong từ trường của nam châm.Công suất của dòng điện xoay chiềuP=UIcosαTrong đó:– U là điện áp– I là dòng điện– α là góc lệch pha giữa U và IChu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều-Chu kỳ của dòng điện xoay chiều: Là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ, chu kỳ được tính bằng giây (s) và được ký hiệu là T.-Tần số điện xoay chiều: Được ký hiệu là F, đây chính là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây, đơn vị tính là Hz.-Công thức:F=1/T.Biên độGiá trị điện áp đỉnh của dòng điện xoay chiều chính là biên độ của dòng xoay chiều. Chúng thường cao hơn điện áp mà người ta đo được tại các đồng hồ.Đây là giá trị được đo từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ký hiệu trên giắc cắm của các thiết bị điện tử. Chẳng hạn, nguồn điện là 220V AC đang sử dụng chính là chỉ giá trị hiệu dụng, trên thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220VAC khoảng 220V x 1,4 lần = khoảng 300V