Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cách làm văn nghị luận

16 trả lời
Hỏi chi tiết
433
1
4
buồn
02/08/2020 10:17:01
+5đ tặng

Kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

A. MỞ BÀI:

- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

B. THÂN BÀI:

1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi giải thích cần lưu ý:

- Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.

- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.

- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.

2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)

a. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.

- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.

- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.

b. Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

- Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?

- Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.

- Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:

- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.

- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.

- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

C. KẾT BÀI:

- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.

- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
buồn
02/08/2020 10:17:49
+4đ tặng

Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

A. MỞ BÀI:

- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ

B. THÂN BÀI:

1. Giải thích hiện tượng đời sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi giải thích cần lưu ý:

- Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.

- Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.

2. Bàn luận về hiện tượng đời sống: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)

- Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận

- Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.

- Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động. (Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng.)

C. KẾT BÀI:

- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận

- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.

1
2
buồn
02/08/2020 10:18:06
+3đ tặng

Kiểu bài về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

A. MỞ BÀI:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

B. THÂN BÀI:

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng):

Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.

2. Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)

- Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học:

+ Người viết phải vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?

+ Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.

- Từ vấn đề xã hội được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề xã hội ấy:

+ Vấn đề được yêu cầu bàn luận ở đây (cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học) có thể là 1 tư tưởng đạo lí, có thể là một hiện tượng đời sống.

+ Vì vậy người viết chỉ cần nắm vững cách thức làm các kiểu bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng của đời sống) để làm tốt phần này.

+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:

- Bài học phải được rút ra từ chính vấn đề xã hội (tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống) được đặt ra trong tác phẩm mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.

- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.

- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

C. KẾT BÀI:

- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.

- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

1
3
buồn
02/08/2020 10:18:40
+2đ tặng
Các kiểu văn nghị luận xã hội

Trong chương trình phổ thông, văn nghị luận xã hội được chia thành 3 loại, gồm:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
 
1
3
buồn
02/08/2020 10:18:54
+1đ tặng
Kiểu văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

 


Vấn đề bạo lực học đường cũng là một trong những hiện tượng xã hội đáng lên án
 
Đề tài nghị luận ở đây là các hiện tượng đời sống đáng suy ngẫm. Các hiện tượng có thể có ý nghĩa tích cực như tấm gương người tốt việc tốt, ý chí nghị lực,… hay cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, cần lên án, phê phán.
Nghị luận về tư tưởng đạo lý

 

Đối tượng của kiểu bài này là một ý kiến, quan niệm về tư tưởng, đạo lý. Nó có thể mang ý nghĩa tích cực như tình yêu thương, lối sống đẹp, lý tưởng sống, hay những quan niệm sai lầm mà chúng ta cần lên án, xác lập lại quan điểm đúng đắn.
Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

 

Là một kiểu bài khá khó, đòi hỏi học sinh cần vận dụng cả kiến thức văn học lần kiến thức đời sống của mình. Đề tài nghị luận chính là vấn đề xã hội được nhà văn đặt trong tác phẩm.
1
2
Coin
02/08/2020 10:35:23

A. MỞ BÀI:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

B. THÂN BÀI:

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng):

Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.

2. Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)

- Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học:

+ Người viết phải vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?

+ Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.

- Từ vấn đề xã hội được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề xã hội ấy:

+ Vấn đề được yêu cầu bàn luận ở đây (cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học) có thể là 1 tư tưởng đạo lí, có thể là một hiện tượng đời sống.

+ Vì vậy người viết chỉ cần nắm vững cách thức làm các kiểu bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng của đời sống) để làm tốt phần này.

+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:

- Bài học phải được rút ra từ chính vấn đề xã hội (tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống) được đặt ra trong tác phẩm mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.

- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.

- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

C. KẾT BÀI:

- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.

- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

1
0
mèo đang nhảy
02/08/2020 15:02:48
  1. Mở bài văn nghị luận
– Dẫn dắt vào vấn đề

Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, người viết cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích.

Ví dụ: Với đề bài Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết cần xác định trọng tâm của đề đề cập đến “tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia giữa người với người”.

– Trích dẫn câu nói, tư tưởng hoặc đạo lí cần giải thích.

Sau khi nêu ra vấn đề trọng tâm, người viết cần trích dẫn vấn đề cần giải thích vào bài làm. Đồng thời kết hợp với việc khái quát nội dung của câu nói.

Ví dụ: Mở bài cho đề văn Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”:


Lá lành đùm lá rách là một chủ đề hay có trong đề thi dạng bài văn nghị luận:

“Tình yêu thương là một trong những truyền thống quý báu thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người của dân tộc ta. Điều này đã được thể hiện rõ qua kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. “Lá lành đùm lá rách” là một trong số những câu tục ngữ nằm trong dòng chảy xuyên suốt đó và thể hiện rõ một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình yêu thương con người”.

  1. Thân bài văn nghị luận

Ở phần thân bài, người viết cần có những luận điểm rõ ràng, mạch lạc với các thao tác về giải thích, bình luận, đánh giá.

– Giải thích vấn đề cần nghị luận
+ GIẢI THÍCH NHỮNG TỪ KHÓA QUAN TRỌNG, NHỮNG TỪ NGỮ HAY VÀ KHÓ:

Để giải thích những từ ngữ quan trọng một cách sâu sắc, người viết cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng. Ví dụ: Khi giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết cần xác định rõ những từ ngữ cần giải thích là “lá lành”, “lá rách”. “Lá lành” là từ để chỉ những chiếc lá còn nguyên vẹn, xanh tươi và đẹp đẽ. Còn “lá rách” nói đến những chiếc lá không còn nguyên vẹn, úa vàng do chịu ảnh hưởng xấu từ thời tiết hoặc đã bị sâu bọ đục lỗ.

Tuy nhiên, nếu chỉ giải thích theo nghĩa đen như cách trên thì câu tục ngữ sẽ không có gì đặc sắc. Kho tàng tục ngữ luôn chứa đựng những bài học triết lí vô cùng sâu sắc và đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống do cha ông ta để lại. Bởi vậy, để làm rõ được những bài học đó, chúng ta cần hiểu nội dung của mỗi câu chữ theo nghĩa bóng.

Để rút ra nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ từ nghĩa đen, người viết cần liên hệ đến cuộc sống của con người. Chẳng hạn, khi liên hệ đến cuộc sống của con người, hình ảnh “lá lành” trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những con người có cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc, may mắn và đủ đầy. Còn “lá rách” để chỉ những con người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và không trọn vẹn. Như vậy, ý nghĩa của những từ ngữ khó và hay đã được làm rõ một cách triệt để.


Cách làm bài văn nghị luận lớp 7
+ Giải thích nội dung của câu nói cần bàn luận

Từ việc giải thích những từ ngữ khó, người viết cần giải thích nội dung câu nói trên cả hai phương diện: nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ: câu “Lá lành đùm lá rách” với nghĩa đen chỉ hiện tượng trên cành cây, có những chiếc lá còn xanh tươi, nguyên vẹn đan cài, xen kẽ với những chiếc lá đã úa vàng, không còn nguyên vẹn do ảnh hưởng xấu của thời tiết hoặc do sâu bọ gây ra. Từ đó, rút ra nghĩa bóng của câu tục ngữ là: những người có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy và may mắn hơn cần quan tâm, sẻ chia, đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ những người có cuộc sống bất hạnh.

– Bình luận, đánh giá vấn đề, tư tưởng hay câu nói cần giải thích thông qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng

Để tìm những lí lẽ phục vụ cho thao tác bình luận, đánh giá trong bài văn giải thích, người viết có thể đặt ra và trả lời cho những câu hỏi “Vì sao?” “Tại sao”. Ví dụ, khi Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”,  người viết có thế đặt ra câu hỏi: “Tại sao con người cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?”, từ đó từ việc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, người viết có thể thu được một số lí lẽ sau:

  • Tình yêu thương, sự đùm bọc có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thiếu thốn.
  • Tình yêu thương không chỉ giúp người khác vượt qua khó khăn mà còn đem đến hạnh phúc cho chính bản thân mình, bởi “Tình thương là hạnh phúc của con người” và “cho đi có nghĩa là nhận lại”.

Ngoài ra,việc tìm lí lẽ có thể được tiến hành bằng cách lật lại vấn đề, phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn với đề về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết có thể nêu lên thực trạng sống vô cảm, ích kỉ của con người trong xã hội hiện đại.

+ Bên cạnh việc tìm lí lẽ, người viết cần biết sử dụng kết hợp với hệ thống dẫn chứng để đảm bảo tính thuyết phục. Chẳng hạn với đề bài Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”,  người viết có thể lấy một số dẫn chứng tiêu biểu như các chương trình quyên góp, ủng hộ quỹ vì người nghèo vẫn diễn ra thường xuyên và có sức lan truyền mạnh mẽ trong xã hội.

– Bài học nhận thức và hành động. Liên hệ bản thân

+ Đề xuất những phương hướng cụ thể về nhận thức và hành động trong cuộc sống. Chẳng hạn khi bàn luận về tình yêu thương, bài học nhận thức rút ra sẽ là sống cần biết quan tâm, chia sẻ và lắng nghe những người xung quanh. Còn bài học hành động sẽ là tích cực tham gia các phong trào, quyên góp, ủng hộ như “Tết ấm tình thương”, “Mua tăm ủng hộ quỹ vì người nghèo”,…

+ Liên hệ bản thân bằng việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong học tập, cuộc sống.

  1. Kết bài

Khẳng định lại một lần nữa giá trị của vấn đề tư tưởng, đạo lí cần giải thích.

1
0
Coin
09/08/2020 07:33:05
Mở bài văn nghị luận
– Dẫn dắt vào vấn đề
Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, người viết cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích.

Ví dụ: Với đề bài Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết cần xác định trọng tâm của đề đề cập đến “tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia giữa người với người”.

– Trích dẫn câu nói, tư tưởng hoặc đạo lí cần giải thích.
Sau khi nêu ra vấn đề trọng tâm, người viết cần trích dẫn vấn đề cần giải thích vào bài làm. Đồng thời kết hợp với việc khái quát nội dung của câu nói.

Ví dụ: Mở bài cho đề văn Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”:


 
1
0
Coin
09/08/2020 07:33:23
Lá lành đùm lá rách là một chủ đề hay có trong đề thi dạng bài văn nghị luận:
“Tình yêu thương là một trong những truyền thống quý báu thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người của dân tộc ta. Điều này đã được thể hiện rõ qua kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. “Lá lành đùm lá rách” là một trong số những câu tục ngữ nằm trong dòng chảy xuyên suốt đó và thể hiện rõ một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình yêu thương con người”.

 
1
0
Coin
09/08/2020 07:33:40
Thân bài văn nghị luận
Ở phần thân bài, người viết cần có những luận điểm rõ ràng, mạch lạc với các thao tác về giải thích, bình luận, đánh giá.

– Giải thích vấn đề cần nghị luận
+ GIẢI THÍCH NHỮNG TỪ KHÓA QUAN TRỌNG, NHỮNG TỪ NGỮ HAY VÀ KHÓ:
Để giải thích những từ ngữ quan trọng một cách sâu sắc, người viết cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng. Ví dụ: Khi giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết cần xác định rõ những từ ngữ cần giải thích là “lá lành”, “lá rách”. “Lá lành” là từ để chỉ những chiếc lá còn nguyên vẹn, xanh tươi và đẹp đẽ. Còn “lá rách” nói đến những chiếc lá không còn nguyên vẹn, úa vàng do chịu ảnh hưởng xấu từ thời tiết hoặc đã bị sâu bọ đục lỗ.
 
1
0
Coin
09/08/2020 07:34:33

Tuy nhiên, nếu chỉ giải thích theo nghĩa đen như cách trên thì câu tục ngữ sẽ không có gì đặc sắc. Kho tàng tục ngữ luôn chứa đựng những bài học triết lí vô cùng sâu sắc và đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống do cha ông ta để lại. Bởi vậy, để làm rõ được những bài học đó, chúng ta cần hiểu nội dung của mỗi câu chữ theo nghĩa bóng.

 
1
0
Coin
09/08/2020 07:35:06
Để rút ra nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ từ nghĩa đen, người viết cần liên hệ đến cuộc sống của con người. Chẳng hạn, khi liên hệ đến cuộc sống của con người, hình ảnh “lá lành” trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những con người có cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc, may mắn và đủ đầy. Còn “lá rách” để chỉ những con người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và không trọn vẹn. Như vậy, ý nghĩa của những từ ngữ khó và hay đã được làm rõ một cách triệt để.


 
1
0
Coin
09/08/2020 07:35:20
Cách làm bài văn nghị luận lớp 7
+ Giải thích nội dung của câu nói cần bàn luận
Từ việc giải thích những từ ngữ khó, người viết cần giải thích nội dung câu nói trên cả hai phương diện: nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ: câu “Lá lành đùm lá rách” với nghĩa đen chỉ hiện tượng trên cành cây, có những chiếc lá còn xanh tươi, nguyên vẹn đan cài, xen kẽ với những chiếc lá đã úa vàng, không còn nguyên vẹn do ảnh hưởng xấu của thời tiết hoặc do sâu bọ gây ra. Từ đó, rút ra nghĩa bóng của câu tục ngữ là: những người có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy và may mắn hơn cần quan tâm, sẻ chia, đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ những người có cuộc sống bất hạnh.

1
0
Coin
09/08/2020 07:35:37
Bình luận, đánh giá vấn đề, tư tưởng hay câu nói cần giải thích thông qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng
Để tìm những lí lẽ phục vụ cho thao tác bình luận, đánh giá trong bài văn giải thích, người viết có thể đặt ra và trả lời cho những câu hỏi “Vì sao?” “Tại sao”. Ví dụ, khi Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”,  người viết có thế đặt ra câu hỏi: “Tại sao con người cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?”, từ đó từ việc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, người viết có thể thu được một số lí lẽ sau:

 
1
0
Coin
09/08/2020 07:35:51
Tình yêu thương, sự đùm bọc có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thiếu thốn.
Tình yêu thương không chỉ giúp người khác vượt qua khó khăn mà còn đem đến hạnh phúc cho chính bản thân mình, bởi “Tình thương là hạnh phúc của con người” và “cho đi có nghĩa là nhận lại”.
Ngoài ra,việc tìm lí lẽ có thể được tiến hành bằng cách lật lại vấn đề, phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn với đề về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết có thể nêu lên thực trạng sống vô cảm, ích kỉ của con người trong xã hội hiện đại.

+ Bên cạnh việc tìm lí lẽ, người viết cần biết sử dụng kết hợp với hệ thống dẫn chứng để đảm bảo tính thuyết phục. Chẳng hạn với đề bài Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”,  người viết có thể lấy một số dẫn chứng tiêu biểu như các chương trình quyên góp, ủng hộ quỹ vì người nghèo vẫn diễn ra thường xuyên và có sức lan truyền mạnh mẽ trong xã hội.

1
0
Coin
09/08/2020 07:35:59
Bài học nhận thức và hành động. Liên hệ bản thân
+ Đề xuất những phương hướng cụ thể về nhận thức và hành động trong cuộc sống. Chẳng hạn khi bàn luận về tình yêu thương, bài học nhận thức rút ra sẽ là sống cần biết quan tâm, chia sẻ và lắng nghe những người xung quanh. Còn bài học hành động sẽ là tích cực tham gia các phong trào, quyên góp, ủng hộ như “Tết ấm tình thương”, “Mua tăm ủng hộ quỹ vì người nghèo”,…

+ Liên hệ bản thân bằng việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong học tập, cuộc sống.

Kết bài
Khẳng định lại một lần nữa giá trị của vấn đề tư tưởng, đạo lí cần giải thích.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư