Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tác phẩm Truyện Kiều

Viết đoạn văn về tác phẩm truyện kiều
 

6 trả lời
Hỏi chi tiết
13.641
10
4
Dũng
07/08/2020 13:58:56
+5đ tặng

Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc.

       Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

       Cốt truyện xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống ở đời Minh bên Trung Quốc. Vào thời kì đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi họa, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng. Kim - Kiều “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Khi Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thúy Vân rồi theo họ Mã về Lâm Truy. Kiều mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy Từ Hải và trở thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát rồi đi tu.

       Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan. Cả gia đình qua sống Tiền Đường may mắn gặp Vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt.

       Truyện có giá trị nội dung hết sức sâu sắc. Đó là giá trị tố cáo hiện thực, lêu án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh...

       Giá trị nhân đạo của truyện thể hiện ở việc xót thương cho nỗi đau khổ của con người tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống của con người...

       Nguyễn Du còn thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiệu, cái ác... trong xã hội phong kiến suy tàn, thôi nát. Bên cạnh đó là nghe thuật tự sự hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đôi thoại, câu chuyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.

       Trong ngôn ngữ thi ca, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bá( học, sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ. thành ngữ... nâng lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà, mẫu mực. Cho đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du Truyện Kiều xứng đáng là “tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày” (Tố Hữu).

       Truyện Kiều đã được nhiều độc giả trong và ngoài nước biết đến, nó được liệt vào hàng những tác phẩm còn sống mãi với thời gian và tên tuổi của Nguyễn Du vì thế mà cũng không còn giới hạn ở trong nước nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
14
9
Dũng
07/08/2020 13:59:25
+4đ tặng
Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào. Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.
 
13
2
Phuong
07/08/2020 14:02:31
+3đ tặng
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.
4
2
Hello
07/08/2020 14:03:48
+2đ tặng

Truyện Kiều là một trong những tuyệt phẩm nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Nó chính là sự kết tinh của nhiều giá trị vĩnh cửu, thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du- Một danh nhân văn hóa thế giới.

Truyện Kiều được tác giả Nguyễn Du viết trong lần đi sứ sang Trung Quốc được người dân bản địa kể về câu chuyện của nàng Vương Thúy Kiều và được tiếp xúc với cuốn truyện Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.

Nguyễn Du đã xúc động trước số phận của người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu cảnh đời éo le, đau khổ, chịu nhiều tai ương trong cuộc sống. Chính vì vậy, Nguyễn Du đã viết lên tác phẩm Truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát. Thể hiện tài năng sáng tạo, nghệ thuật chơi chữ của tác giả.

Nội dung của tác phẩm kể về một gia đình sống trong đời Minh của đất nước Trung Quốc. Trong thời kỳ đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con đó chính là: Vương Thúy Kiều, Vương Thúy Vân và Vương Quan. Hai cô con gái đầu lòng của gia đình là hai người có dung mạo vô cùng xuất sắc, lại có tài cầm, kỳ, thi, họa… Mọi thứ đều vô cùng xuất chúng. Đặc biệt là cô chị Thúy Kiều tài năng và nhan sắc có phần nổi bật hơn cô em Thúy Vân rất nhiều.

Nhân ngày hội Thanh Minh, ba chị em nhà họ Vương đi chơi xuân đã có cơ hội gặp gỡ với nhân vật Kim Trọng. Trước tài sắc của Thúy Kiều, sự toàn vẹn về dung nhan và nhân phẩm của nàng khiến cho Kim Trọng vô cùng say mê, đắm đuối. Hai bên tuy chỉ mới gặp gỡ có một lần nhưng "Tình trong như đã mặt ngoài còn e".

Họ tìm thấy ở nhau những tố chất của người thầm thương trộm nhớ bấy lâu nay, nên đã kết duyên trao lời thề nguyện. Nhưng sau đó, do gia đình Kim Trọng có việc khiến anh phải về quê gấp để giải quyết việc nhà, Kim Trọng có ước hẹn với Thúy Kiều nhất định sẽ quay lại để đón nàng về dinh.

Trong quá trình Kim Trọng về quê chịu tang chú ruột của mình, thì gia đình Thúy Kiều cùng gặp nạn, những sóng gió rủi ro bất ngờ ập đến khiến cho gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, không có lối thoát. Cha và em trai của Thúy Kiều bị bắt vào nhà lao, cảnh nhà một tay Thúy Kiều phải lo toan mọi việc. Trước tình cảnh đó, Thúy Kiều vì muốn báo đáp công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ nàng nên nàng đã quyết định bán mình chuộc cha.

Trước khi ra đi, Thúy Kiều đã đem vật định tình của mình với Kim Trọng trao duyên của mình lại cho cô em gái Thúy Vân, rồi cô mới lên đường theo anh chàng họ Mã về Lâm Truy.

Nhưng ở đây cô gặp Sở Khanh người đàn ông có tài tán gái, một tên chuyên lừa đảo phụ nữ. Hắn đã tước đoạt đời con gái của Thúy Kiều rồi bán cô cho Tú Bà một người chuyên buôn phấn bán hương, kinh doanh kiếm tiền trên thân xác phụ nữ. Thúy Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ nhất.

Sau đó, Thúy Kiều được Thúc Sinh một người nho nhã có học thức chuộc ra khỏi chốn nhơ nhuốc, rồi chàng cưới Thúy Kiều làm vợ lẽ. Những ngày tháng mặn nồng hạnh phúc của Thúy Kiều và Thúc Sinh chẳng được bao lâu vì vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư là một người nổi tiếng ghê gớm và hay ghen.

Hoạn Thư đã tìm tới chỗ ở của Thúy Kiều lúc chồng mình không có ở đó rồi ép cô về nhà mình làm nô tì. Sau màn đánh ghen long trời lở đất của Hoạn Thư, Thúy Kiều tìm cách bỏ trốn khỏi gia đình Thúc Sinh.

Sau khi ra khỏi nhà Thúc Sinh kiều gặp Bạc Bà, Bạc Hạnh bị hai người này lừa đảo rồi bán vào lầu xanh lần thứ hai. Ở lầu xanh Thúy Kiều gặp được Từ Hải, cảm thương cho số phận của Thúy Kiều, Từ Hải đã chuộc Thúy Kiều và cưới nàng làm vợ. Lúc này Thúy Kiều trở thành mệnh phụ phu nhân có quyền lực trong tay và nàng đã tổ chức một cuộc báo ân, báo oán.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, Thúy Kiều và Từ Hải hạnh phúc không bao lâu thì Từ Hải bị mắc mưu của Hồ Tôn Hiến và bị giết chết khiến cho Thúy Kiều bơ vơ nàng bị ép lấy một viên thổ quan, không chịu được cảnh nhục nhã này Thúy Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát, nàng quyết định đi tu.

Lại nói về Kim Trọng mối tình đầu của Thúy Kiều, sau khi chịu tang chú xong Kim Trọng quay lại nhà Thúy Kiều tìm nàng mong thực hiện lời thề hiện hôm nào. Nhưng trước cảnh gia biến của gia đình, trước mong muốn của Thúy Kiều trước khi ra đi đã trao duyên cho em mình là Thúy Vân.

Kim Trọng và Thúy Vân đã kết hôn theo mong muốn của Thúy Kiều. Cha và em trai của Thúy Kiều của được thoát khỏi chốn nhà giam, cả gia đình đi tìm nàng khắp nơi.

Sau 15 năm lưu lạc Thúy Kiều đã được đoàn tụ với gia đình gặp lại cha mẹ, các em và chàng Kim Trọng ngày xưa sống một cuộc sống đoàn tụ sung túc sau những tháng ngày đau khổ, tha phương, lưu lạc.

Truyện Kiều có giá trị nhân văn hết sức sâu sắc. Nó đã tố cáo tội ác của xã hội cũ lên án chế độ phong kiến thời xưa quá thối nát, dùng những thế lực ngầm đen tối để chà đạp lên quyền sống quyền hạnh phúc của những con người lương thiện.

Một xã hội mà những kẻ xấu buôn thịt bán người như Sở Khanh, Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh… lại có thể ngang nhiên sinh sống không hề bị pháp luật hay chính quyền trừng phạt. Xã hội xưa dung túng cho những bọn lưu manh, những người làm điều xấu điều ác trong xã hội.

Giá trị nhân văn của truyện còn thể hiện ở tình cảm xót thương của tác giả Nguyễn Du trước người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều nhưng lại bị cuộc đời vùi dập, bị tước mất quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc.

Tác giả Nguyễn Du đã vô cùng tinh túy sâu sắc khi xây dựng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật vô cùng sâu sắc tiêu biểu cho cái đẹp, sự hoàn mỹ trong cuộc sống.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật sử dụng biện pháp ẩn dụ, tả cảnh ngụ tình, tình huống truyện vô cùng độc đáo làm cho tác phẩm trở nên xuất sắc hấp dẫn người đọc từ đầu tới cuối.

Dù nhiều thập kỷ đã đi qua những tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn là một tác phẩm kinh điển tạo nên tên tuổi của Nguyễn Du và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

5
2
Chou
07/08/2020 14:04:16
+1đ tặng
Khi kể về những tác giả, tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam, chúng ta không thể nào không nói đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với những kiến thức uyên thâm của mình cùng tài năng văn học xuất chúng, ông đã sáng tác ra tác phẩm có giá trị bằng chữ Nôm và chữ Hán. Trong đó nổi bật lên tác phẩm Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, cũng là người giỏi văn chương. Ông thi đỗ tiến sĩ và làm quan Tể tướng. Mẹ là bà Trần Thị Tân, người con gái Bắc Kinh cũng văn hay chữ tốt. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan từ dưới thời Lê Trịnh. Tuy gia cảnh xuất thân danh giá nhưng cuộc đời của ông toàn những nỗi đau. Năm 13 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với Nguyễn Khản. Nhưng khi ông 15 tuổi, Nguyễn Khản bị khép tội mưu phản, ông lại phải nương nhờ nhà họ hàng xa,, Có thể nói cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn của thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đây là giai đoạn đầy biến động khi mà giai cấp cai trị thối nát, tham lam, không quan tâm nhân dân, họ chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đã khủng hoảng trầm trọng và những người dân khốn khổ lúc này đã nổi dậy đấu tranh và tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Trong cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc ở quê nội Hà Tĩnh, có lúc lại ở quê với Thái Bình. Không may khi mà Nguyễn Anhs lên ngôi năm 1802, Nguyễn Du phải bất đắc dĩ làm quan. Trước khi ông phụng sự nhà Lê nên giờ đây, khi làm quan nhà Nguyễn ông lại rụt rè, ông được cử sang Trung Quốc hai lần nhưng lần hai vào băm 1820 chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế. Cuộc đời ông ba chìm bảy nổi nhưng chính vì thế ông có được vốn kiến thức sâu rộng cùng nỗi lòng thương cảm xót xa với số phận bi đát của người dân.

Nguyễn Du là một thiên tài văn học với nhiều tác phẩm có giá trị gồm ba tập thơ bằng chứ Hán gồm Thanh Hiên Thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam Trung tạp ngôn và tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.

Truyện Kiều tên trước kia là “Đoạn trường Tân Thanh” là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa trên truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn khi tác phẩm của ông được viết bằng thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ gồm ba giai đoạn: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ, truyện được tóm tắt như thế này:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trưởng trong gia đình trung lưu lương thiện họ Vương, nhà có ba chị em: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Trong một lần du xuân Kiều gặp gỡ Kim Trọng, họ đã yêu nhau, sau đó đi tới đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương để tang chú, gia đình Kiều gặp biến cố, Kiều phải bán thân chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Lần đầu, Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ, nhưng nàng bị Hoạn Thư đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh nhưng lại rơi vào tay Bạc Hà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần hai. Tại đây Kiều gặp Từ Hải – một anh hùng “đội trời đạp đất” chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng, Kiều bị ép lấy viên quan thổ quan. Nhục nhã, đau đớn nàng nhảy xuống sông Tiền. Nàng được sư Giác Duyên cứu và Thúy Kiều đi tu. Kim Trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn không quên được Kiều, chàng đi tìm. Gặp được sư Giác Duyên nhờ đó mà gặp được Kiều. Hai người đoàn tụ nhưng duyên đôi lứa cũng đã hết.

Có thể nói đây là một tuyệt tác với nội dung sâu sắc cùng nghệ thuật thành công. Đây là một bức tranh của một xã hội tàn bạo bất công, chà đạp lên những con người nghèo khó, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó lên án các thế lực xấu xa. Đồng thời đề cao vẻ đẹp ngoại hình, tài năng cùng nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người về tự do hạnh phúc, chân lí. Nguyễn Du là một nhà thiên tài văn học, doanh nhân, văn hóa, nhà nhân chủ nghĩa có ảnh hưởng tới sựu phát triển của nền văn học Việt nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi trong lòng người đọc, sống mãi với dân tộc.

 
5
1
vân thanh
07/08/2020 14:04:45
Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dt VN, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần k nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển.Với “Truyện kiều” , Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại VN. Lần đầu tiên, ng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện ng được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào.Với vc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dt, Nguyễn Du đã kể cho ng đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều- một kiếp hồng nhan bạc phận.Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim.Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha,để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng.Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm đk hp trọn vẹn cho chính mình.Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho ng đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người.Có thể nói, với “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lsử vh nc nhà
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo