Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

19/11/2017 13:58:06

Lập dàn ý và trình bày cảm nghĩ về bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Lập dàn ý và trình bày bài phát biểu cảm tưởng về 1 trong bài thơ:
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
- Rằm tháng giêng.
7 trả lời
Hỏi chi tiết
7.183
28
8
Thúy Cẩm
19/11/2017 14:00:38
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng. Trăng trong thơ của ông cũng hết sức đa dạng, phong phú và thường rất giàu hàm nghĩa. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cũng viết về trăng. Nhưng cũng như một số bài thơ khác, trăng ờ đây chỉ là một phương tiện để nhà thơ bày tỏ một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình cảm quê hương. Sự sắc sảo của Lý Bạch trong việc thể hiện nỗi nhớ nhà đã khiến ngay cả chúng ta cũng trào dâng trong lòng tình yêu thương da diết.

Đọc nguyên tác bài thơ:

Sàng tiễn minh nguyệt quạng
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

Chúng ta cứ ngỡ đây là một bài Đường thi tuyệt cú. Nhưng không, bài thơ của Lý Bạch là một bài cổ thơ, một lối thơ rất tự do về vần điệu và âm luật. Điều đáng chú ý là bài thơ ra đời khi tác giả đang sống ly hương. Vì thế bài thơ khởi hứng từ nỗi lòng của người lữ thứ.

Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.

Hai câu thơ tả cảnh mà vẽ cả tư thế của nhân vật trữ tình. Người đọc băn khoăn không biết điều gì đã khiến cho nhà thơ trằn trọc hết đứng lại ngồi, rồi lại nằm mà vẫn không ngủ được. Đầu giường tác giả tràn ngập ánh trăng. Trăng phủ tràn trên mặt đất ngỡ là sương đêm phủ. Hai từ "nghi thị" (ngỡ là) rất hay. Nó hướng về cảnh mà thực lại đang tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi thêm chút khắc khoải của lòng người. Vậy là trăng đến mà không chia sẻ được. Nó chỉ là cho cái nỗi nhớ kia da diết hơn, não ruột hơn thêm. Tác giả nhìn trăng mà thực là đang đưa mắt kiếm tìm trong xa xăm, vô tận một chút hương sắc gì của quê hương. Hai câu thơ chưa tả trực tiếp mà đã gợi ra sâu sắc nỗi sầu của kẻ xa quê.

Đến hai câu thơ cuối thì nỗi nhớ quê mới thực sự như dòng nước ào ạt ùa về:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương,

Hai hành động dường như đối lập nhau nhưng lại gắn kết hài hòa cùng hướng về một đích. Nhân vật trữ tình đang cố tìm một thứ gì để xua tan đi nỗi nhớ quê. Và dường như thật may bởi trăng đang đến và chia sẻ. Thế nhưng "ngẩng đầu" nhìn vầng trăng đang vằng vặc, thì nỗi nhớ trong lòng của kẻ tha thương lại ngập tràn đầy. Tình thương của tác giả đến đây lắng lại và ngưng đọng sâu xa: cúi đầu nhớ cố hương;

Đêm thanh tĩnh và lòng người cũng tĩnh. Trăng rất sáng, rất đẹp, rất trong và lòng người cũng vậy. Cảnh đẹp nhưng lòng người chẳng thể vui hay nói đúng hơn "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Cảnh làm cho người nặng thêm nỗi nhớ, nỗi sầu. Hai câu thơ lời ít nhưng ý tứ dàn trải mênh mông. Nỗi lòng là của tác giả mà cũng lại là của tất cả mọi người. Nó gợi vẻ thật sâu sắc nỗi lòng của những ai đã và đang sống xa quê. Nó làm cồn lên một cái gì đó thật lớn lao và tha thiết.

Bài thơ của Lý Bạch thật buồn. Nỗi buồn da diết và ngưng đọng. Thử hỏi chúng ta ai có thể sống mà không cần đến quê hương? Ai có thể xa quê mà không nhớ? Bài thơ của Lý Bạc một lần nữa dạy ta thêm một bài học nhân nghĩa ở đời. Bài học ấy sâu sắc đúng như lời triết lý của nhà thơ Chế Lan Viên:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
51
5
Thúy Cẩm
19/11/2017 14:01:49
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
a. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm: Hạ Tri Chương làm quan thời nhà Đường, ông sống biền biệt xa quê 50 năm, tới năm 86 tuổi mới trở về quê. Bài thơ này ra đời lúc ông mới đặt chân trở về quê nhà.
- Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm: Nghe thầy cô giáo giảng, mình tự soạn bài hoặc ngày trở về thăm quê.

b. Thân bài.
Những cảm xúc suy nghĩ trong bài thơ gợi lên:
- Cảm nghĩ về thời điểm ra đi và trở về của nhà thơ.
- Giữa các không đổi và cái thay đổi của nhà thơ - > tình cảm của người xa quê.
- Cảnh ngộ bi kịch của nhà thơ bị gọi là khách ngay trên quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về.
- Cảm thương cho hoàn cảnh của nhà thơ.

​c. Kết bài
- Thông cảm với những người xa quê.
- Nỗi nhớ quê hương của chính bản thân do bài thơ gợi lên.
12
3
Quỳnh Anh Đỗ
19/11/2017 16:18:20
Rằm tháng giêng.
Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh khuya được chủ tịch HCM sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
8
11
10
1
Lương Khánh Đoan
26/11/2018 20:58:25
Dàn ý:
1.Mở bài:
- Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.
- Thơ ông có 1 vẻ đẹp kì lạ, khó quên.
- Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.
- Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.
2.Thân bài:
* Tâm trạng của nhà thơ:
Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ.
+, Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
(Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương)
- Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỷ.
- Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.
- Nhà thơ đang ở trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.
- Có thể nhà thơ đang ngắm trăng qua làn nước mắt xúc đông, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.
+, Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương)
- Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.
- Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thận phân cô đơn đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương xa cách ngàn dặm.
- Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu,...Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.
- Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ nhưng nhân vật trữ tình - chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét về tư thế lẫn tâm trạng.
3. Kết bài:
- Bài thơ Tĩnh dạ tứ truyền cho người đọc niềm xúc động chân thành và tình yêu quê hương tha thiết của thi sĩ họ Lí.
- Nhận xét về bài thơ này, Trương Minh Phi - nhà phê bình nghiên cứu về thơ Đường đã viết: Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất được truyền tung rộng nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ.
6
1
Lương Khánh Đoan
26/11/2018 21:06:08
Rằm tháng giêng.
Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh khuya được chủ tịch HCM sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
3
2
mai - - -
18/11/2019 19:48:55
tui cx đang cần bài này nek

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K