Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

"Văn học là phản ánh hiện thực". Hãy phân tích "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ để chứng minh vấn đề trên


 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
369
1
1
Elon Musk
11/09/2020 12:21:00
+5đ tặng

Trong xã hội cũ, thân phận nữ nhi vẫn luôn ở mức dưới đáy của xã hội. Dù họ có tốt đẹp, có trong sáng đến mấy cũng không có quyền được sống tự do, được hưởng trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã bày tỏ những niềm xót xa, đồng cảm với thân phận bọt bèo, nổi trôi của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương. Giá trị nhân đạo và hiện thực mà tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc bao niềm xót thương và đồng cảm.

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn đương thời có tấm lòng thương cảm sâu sắc với những người cùng khổ trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Vì thế, trong những áng văn của ông vẫn luôn nêu rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo rất sâu sắc.

Đối với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương cũng vậy, Nguyễn Dữ đã dựng nên hình ảnh một người thiếu phụ hoàn hảo mang tên Vũ Thị Thiết, thường gọi là Vũ Nương. Nàng vừa đẹp người lại đẹp nết. Trái tim nàng cũng khao khát một cuộc sống bình yên và hạnh phúc nhưng sự éo le và khổ hạnh vẫn luôn ập đến khi nàng sống dưới chế độ xã hội phong kiến đầy bất công. Số phận hẩm hiu và những ngang trái trong cuộc đời người thiếu phụ trẻ cũng là số phận chung của bao người phụ nữ đương thời trong xã hội ấy. Xây dựng nên nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã cho nàng hội tụ đầy đủ những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: hiền lành, ngoan ngoãn, công – dung – ngôn – hạnh đều đủ cả. Và rồi, Vũ Nương cũng bước vào cuộc sống làm vợ, làm dâu. Vốn tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, nên dù Trương Sinh – chồng nàng có đa nghi đến mấy cũng không bao giờ nàng để gia đình phải thất hòa. Không những thế, khoảng thời gian Trương Sinh đi lính đánh giặc, Vũ Nương một mình ở nhà vừa chăm con nhỏ vừa đỡ đần mẹ chồng già yếu bệnh tật. Nàng vừa là mẹ mà cũng là cha, vừa là con dâu mà cũng là con trai an ủi mẹ già không khác gì mẹ ruột của mình. Khi bà ốm, Vũ Nương hết lòng chăm sóc, thuốc thang, cúng bái cầu xin thần phật nhưng bà vẫn không qua khỏi. Nàng lại hết lời thương xót, làm ma chay chu đáo cho mẹ.

Vũ Nương đã tận tụy hi sinh cả tuổi xuân đang phơi phới của mình cho chồng cho con nhưng những gì nàng nhận lại được hoàn toàn trái ngược lại với lẽ tự nhiên. Bởi lẽ ra nàng sẽ hạnh phúc vô cùng khi chồng bình yên từ chiến trận trở về. Nhưng tai họa đã ập đến. Trương Sinh nghe theo lời con nhỏ mà kết án vợ hư hỏng, đã thất tiết khi mình đi vắng. Chàng đánh đuổi vợ ra khỏi nhà, một mực không cho nàng giải thích, có giải thích chàng cũng không nghe. Vũ Nương – một người phụ nữ chân yếu tay mềm, lại sống trong xã hội phong kiến với chế độ nam quyền, nàng không thể nào minh chứng cho sự trong sạch của mình được. Bất đắc dĩ, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết. Tấm lòng thủy chung son sắt, một người con dâu hiếu thảo, một người vợ chung thủy nay đã bị chính người chồng của mình, người mà ngày đêm nàng mong nhớ, sỉ nhục nàng, làm tổn thương sâu sắc đến nàng. Không gì tủi hổ hơn khi người mà mình đã hết lòng thương yêu và nhung nhớ nay cầm con dao cứa thẳng vào trái tim mình. Nàng ôm đau thương và ai oán đến bến Hoàng Giang gieo mình tự vẫn. Có lẽ chỉ có cái chết mới minh chứng được sự trong sạch của nàng.

Cái chết của Vũ Nương đã một lần nữa nói lên một cách chân thực về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ luôn khát khao hạnh phúc, khát khao một tổ ấm gia đình nhưng khi sóng gió ập đến, họ không thể nào được làm chủ cuộc đời mình. Lúc ấy, chỉ có cái chết mới có thể giải thoát được họ khỏi những đau thương. Qua đó, Nguyễn Dữ đã gián tiếp tái hiện lại sự bất công của xã hội cũ đã đẩy người phụ nữ vào cái chết, chết oan ức, chết bi thương.

Nhưng sau đó, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm những tình tiết ly kỳ khiến câu chuyện vừa hấp dẫn vừa mang kết thúc có hậu và thỏa đáng, khiến người đọc cũng cảm thấy được an lòng. Đây cũng chính là niềm đồng cảm và sự xót thương của tác giả với những thân phận hẩm hiu của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Sau khi chết, Vũ Nương đã được các nàng tiên cứu giúp vì bản tính đức hạnh và phẩm giá cao quý của nàng. Chính cái chết đã giúp nàng được hồi sinh, được sống lại và thoát khỏi cảnh khổ đau, ai oán của trần gian. Nhưng nỗi oan trong lòng nàng vẫn chưa nguôi ngoai nếu không được làm sáng tỏ. Nhân việc Phan Lang lạc vào địa hải, nàng được dịp nhờ Phan chuyển lời đến Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Trương Sinh ban đầu vẫn nghi ngờ nhưng khi Phan đưa chiếc trâm của vợ mình ra chàng đã tin và làm theo ước muốn của nàng. Quả nhiên, Vũ Nương hiện về trên dòng sông, nàng ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lạc rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Hình ảnh này thật đẹp, thật xứng đáng với một con người đức hạnh như Vũ Nương. Và đó cũng chính là những gì mà nàng xứng đáng được nhận. Nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa, nỗi oan được giãi bày, được sáng tỏ, nàng đã yên lòng mà ra đi.

Câu chuyện đã kết thúc nhưng giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm đã khiến người đọc xúc động và nhận ra những ý nghĩa, những quy luật bất biến của cuộc đời: ở hiền gặp lành. Và rồi nhất định chế độ phong kiến cũ cũng sẽ tàn lụi, trả lại cuộc sống tự do và công bằng cho người phụ nữ, cho những con người cùng khổ dưới chế độ nam quyền bất công. Đồng thời, khi xây dựng lên nhân vật Vũ Nương hoàn hảo đẹp cả người lẫn nết, nhà văn đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam, qua đó ông muốn gửi đến người phụ nữ thế hệ sau một tấm gương sáng về đạo làm vợ, làm mẹ, làm con dâu hiền thảo, nết na.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
:((((
11/09/2020 12:23:13
+4đ tặng

Trong xã hội cũ, thân phận nữ nhi vẫn luôn ở mức dưới đáy của xã hội. Dù họ có tốt đẹp, có trong sáng đến mấy cũng không có quyền được sống tự do, được hưởng trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã bày tỏ những niềm xót xa, đồng cảm với thân phận bọt bèo, nổi trôi của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương. Giá trị nhân đạo và hiện thực mà tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc bao niềm xót thương và đồng cảm.

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn đương thời có tấm lòng thương cảm sâu sắc với những người cùng khổ trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Vì thế, trong những áng văn của ông vẫn luôn nêu rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo rất sâu sắc.

Đối với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương cũng vậy, Nguyễn Dữ đã dựng nên hình ảnh một người thiếu phụ hoàn hảo mang tên Vũ Thị Thiết, thường gọi là Vũ Nương. Nàng vừa đẹp người lại đẹp nết. Trái tim nàng cũng khao khát một cuộc sống bình yên và hạnh phúc nhưng sự éo le và khổ hạnh vẫn luôn ập đến khi nàng sống dưới chế độ xã hội phong kiến đầy bất công. Số phận hẩm hiu và những ngang trái trong cuộc đời người thiếu phụ trẻ cũng là số phận chung của bao người phụ nữ đương thời trong xã hội ấy. Xây dựng nên nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã cho nàng hội tụ đầy đủ những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: hiền lành, ngoan ngoãn, công – dung – ngôn – hạnh đều đủ cả. Và rồi, Vũ Nương cũng bước vào cuộc sống làm vợ, làm dâu. Vốn tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, nên dù Trương Sinh – chồng nàng có đa nghi đến mấy cũng không bao giờ nàng để gia đình phải thất hòa. Không những thế, khoảng thời gian Trương Sinh đi lính đánh giặc, Vũ Nương một mình ở nhà vừa chăm con nhỏ vừa đỡ đần mẹ chồng già yếu bệnh tật. Nàng vừa là mẹ mà cũng là cha, vừa là con dâu mà cũng là con trai an ủi mẹ già không khác gì mẹ ruột của mình. Khi bà ốm, Vũ Nương hết lòng chăm sóc, thuốc thang, cúng bái cầu xin thần phật nhưng bà vẫn không qua khỏi. Nàng lại hết lời thương xót, làm ma chay chu đáo cho mẹ.

Vũ Nương đã tận tụy hi sinh cả tuổi xuân đang phơi phới của mình cho chồng cho con nhưng những gì nàng nhận lại được hoàn toàn trái ngược lại với lẽ tự nhiên. Bởi lẽ ra nàng sẽ hạnh phúc vô cùng khi chồng bình yên từ chiến trận trở về. Nhưng tai họa đã ập đến. Trương Sinh nghe theo lời con nhỏ mà kết án vợ hư hỏng, đã thất tiết khi mình đi vắng. Chàng đánh đuổi vợ ra khỏi nhà, một mực không cho nàng giải thích, có giải thích chàng cũng không nghe. Vũ Nương – một người phụ nữ chân yếu tay mềm, lại sống trong xã hội phong kiến với chế độ nam quyền, nàng không thể nào minh chứng cho sự trong sạch của mình được. Bất đắc dĩ, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết. Tấm lòng thủy chung son sắt, một người con dâu hiếu thảo, một người vợ chung thủy nay đã bị chính người chồng của mình, người mà ngày đêm nàng mong nhớ, sỉ nhục nàng, làm tổn thương sâu sắc đến nàng. Không gì tủi hổ hơn khi người mà mình đã hết lòng thương yêu và nhung nhớ nay cầm con dao cứa thẳng vào trái tim mình. Nàng ôm đau thương và ai oán đến bến Hoàng Giang gieo mình tự vẫn. Có lẽ chỉ có cái chết mới minh chứng được sự trong sạch của nàng.

Cái chết của Vũ Nương đã một lần nữa nói lên một cách chân thực về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ luôn khát khao hạnh phúc, khát khao một tổ ấm gia đình nhưng khi sóng gió ập đến, họ không thể nào được làm chủ cuộc đời mình. Lúc ấy, chỉ có cái chết mới có thể giải thoát được họ khỏi những đau thương. Qua đó, Nguyễn Dữ đã gián tiếp tái hiện lại sự bất công của xã hội cũ đã đẩy người phụ nữ vào cái chết, chết oan ức, chết bi thương.

Nhưng sau đó, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm những tình tiết ly kỳ khiến câu chuyện vừa hấp dẫn vừa mang kết thúc có hậu và thỏa đáng, khiến người đọc cũng cảm thấy được an lòng. Đây cũng chính là niềm đồng cảm và sự xót thương của tác giả với những thân phận hẩm hiu của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Sau khi chết, Vũ Nương đã được các nàng tiên cứu giúp vì bản tính đức hạnh và phẩm giá cao quý của nàng. Chính cái chết đã giúp nàng được hồi sinh, được sống lại và thoát khỏi cảnh khổ đau, ai oán của trần gian. Nhưng nỗi oan trong lòng nàng vẫn chưa nguôi ngoai nếu không được làm sáng tỏ. Nhân việc Phan Lang lạc vào địa hải, nàng được dịp nhờ Phan chuyển lời đến Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Trương Sinh ban đầu vẫn nghi ngờ nhưng khi Phan đưa chiếc trâm của vợ mình ra chàng đã tin và làm theo ước muốn của nàng. Quả nhiên, Vũ Nương hiện về trên dòng sông, nàng ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lạc rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Hình ảnh này thật đẹp, thật xứng đáng với một con người đức hạnh như Vũ Nương. Và đó cũng chính là những gì mà nàng xứng đáng được nhận. Nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa, nỗi oan được giãi bày, được sáng tỏ, nàng đã yên lòng mà ra đi.

Câu chuyện đã kết thúc nhưng giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm đã khiến người đọc xúc động và nhận ra những ý nghĩa, những quy luật bất biến của cuộc đời: ở hiền gặp lành. Và rồi nhất định chế độ phong kiến cũ cũng sẽ tàn lụi, trả lại cuộc sống tự do và công bằng cho người phụ nữ, cho những con người cùng khổ dưới chế độ nam quyền bất công. Đồng thời, khi xây dựng lên nhân vật Vũ Nương hoàn hảo đẹp cả người lẫn nết, nhà văn đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam, qua đó ông muốn gửi đến người phụ nữ thế hệ sau một tấm gương sáng về đạo làm vợ, làm mẹ, làm con dâu hiền thảo, nết na.



.

0
1
KHÔNG GIỚI HẠN
11/09/2020 12:32:37
+3đ tặng

Trong xã hội cũ, thân phận nữ nhi vẫn luôn ở mức dưới đáy của xã hội. Dù họ có tốt đẹp, có trong sáng đến mấy cũng không có quyền được sống tự do, được hưởng trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã bày tỏ những niềm xót xa, đồng cảm với thân phận bọt bèo, nổi trôi của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương. Giá trị nhân đạo và hiện thực mà tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc bao niềm xót thương và đồng cảm.

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn đương thời có tấm lòng thương cảm sâu sắc với những người cùng khổ trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Vì thế, trong những áng văn của ông vẫn luôn nêu rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo rất sâu sắc.

Đối với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương cũng vậy, Nguyễn Dữ đã dựng nên hình ảnh một người thiếu phụ hoàn hảo mang tên Vũ Thị Thiết, thường gọi là Vũ Nương. Nàng vừa đẹp người lại đẹp nết. Trái tim nàng cũng khao khát một cuộc sống bình yên và hạnh phúc nhưng sự éo le và khổ hạnh vẫn luôn ập đến khi nàng sống dưới chế độ xã hội phong kiến đầy bất công. Số phận hẩm hiu và những ngang trái trong cuộc đời người thiếu phụ trẻ cũng là số phận chung của bao người phụ nữ đương thời trong xã hội ấy. Xây dựng nên nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã cho nàng hội tụ đầy đủ những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: hiền lành, ngoan ngoãn, công – dung – ngôn – hạnh đều đủ cả. Và rồi, Vũ Nương cũng bước vào cuộc sống làm vợ, làm dâu. Vốn tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, nên dù Trương Sinh – chồng nàng có đa nghi đến mấy cũng không bao giờ nàng để gia đình phải thất hòa. Không những thế, khoảng thời gian Trương Sinh đi lính đánh giặc, Vũ Nương một mình ở nhà vừa chăm con nhỏ vừa đỡ đần mẹ chồng già yếu bệnh tật. Nàng vừa là mẹ mà cũng là cha, vừa là con dâu mà cũng là con trai an ủi mẹ già không khác gì mẹ ruột của mình. Khi bà ốm, Vũ Nương hết lòng chăm sóc, thuốc thang, cúng bái cầu xin thần phật nhưng bà vẫn không qua khỏi. Nàng lại hết lời thương xót, làm ma chay chu đáo cho mẹ.

Vũ Nương đã tận tụy hi sinh cả tuổi xuân đang phơi phới của mình cho chồng cho con nhưng những gì nàng nhận lại được hoàn toàn trái ngược lại với lẽ tự nhiên. Bởi lẽ ra nàng sẽ hạnh phúc vô cùng khi chồng bình yên từ chiến trận trở về. Nhưng tai họa đã ập đến. Trương Sinh nghe theo lời con nhỏ mà kết án vợ hư hỏng, đã thất tiết khi mình đi vắng. Chàng đánh đuổi vợ ra khỏi nhà, một mực không cho nàng giải thích, có giải thích chàng cũng không nghe. Vũ Nương – một người phụ nữ chân yếu tay mềm, lại sống trong xã hội phong kiến với chế độ nam quyền, nàng không thể nào minh chứng cho sự trong sạch của mình được. Bất đắc dĩ, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết. Tấm lòng thủy chung son sắt, một người con dâu hiếu thảo, một người vợ chung thủy nay đã bị chính người chồng của mình, người mà ngày đêm nàng mong nhớ, sỉ nhục nàng, làm tổn thương sâu sắc đến nàng. Không gì tủi hổ hơn khi người mà mình đã hết lòng thương yêu và nhung nhớ nay cầm con dao cứa thẳng vào trái tim mình. Nàng ôm đau thương và ai oán đến bến Hoàng Giang gieo mình tự vẫn. Có lẽ chỉ có cái chết mới minh chứng được sự trong sạch của nàng.

Cái chết của Vũ Nương đã một lần nữa nói lên một cách chân thực về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ luôn khát khao hạnh phúc, khát khao một tổ ấm gia đình nhưng khi sóng gió ập đến, họ không thể nào được làm chủ cuộc đời mình. Lúc ấy, chỉ có cái chết mới có thể giải thoát được họ khỏi những đau thương. Qua đó, Nguyễn Dữ đã gián tiếp tái hiện lại sự bất công của xã hội cũ đã đẩy người phụ nữ vào cái chết, chết oan ức, chết bi thương.

Nhưng sau đó, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm những tình tiết ly kỳ khiến câu chuyện vừa hấp dẫn vừa mang kết thúc có hậu và thỏa đáng, khiến người đọc cũng cảm thấy được an lòng. Đây cũng chính là niềm đồng cảm và sự xót thương của tác giả với những thân phận hẩm hiu của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Sau khi chết, Vũ Nương đã được các nàng tiên cứu giúp vì bản tính đức hạnh và phẩm giá cao quý của nàng. Chính cái chết đã giúp nàng được hồi sinh, được sống lại và thoát khỏi cảnh khổ đau, ai oán của trần gian. Nhưng nỗi oan trong lòng nàng vẫn chưa nguôi ngoai nếu không được làm sáng tỏ. Nhân việc Phan Lang lạc vào địa hải, nàng được dịp nhờ Phan chuyển lời đến Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Trương Sinh ban đầu vẫn nghi ngờ nhưng khi Phan đưa chiếc trâm của vợ mình ra chàng đã tin và làm theo ước muốn của nàng. Quả nhiên, Vũ Nương hiện về trên dòng sông, nàng ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lạc rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Hình ảnh này thật đẹp, thật xứng đáng với một con người đức hạnh như Vũ Nương. Và đó cũng chính là những gì mà nàng xứng đáng được nhận. Nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa, nỗi oan được giãi bày, được sáng tỏ, nàng đã yên lòng mà ra đi.

Câu chuyện đã kết thúc nhưng giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm đã khiến người đọc xúc động và nhận ra những ý nghĩa, những quy luật bất biến của cuộc đời: ở hiền gặp lành. Và rồi nhất định chế độ phong kiến cũ cũng sẽ tàn lụi, trả lại cuộc sống tự do và công bằng cho người phụ nữ, cho những con người cùng khổ dưới chế độ nam quyền bất công. Đồng thời, khi xây dựng lên nhân vật Vũ Nương hoàn hảo đẹp cả người lẫn nết, nhà văn đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam, qua đó ông muốn gửi đến người phụ nữ thế hệ sau một tấm gương sáng về đạo làm vợ, làm mẹ, làm con dâu hiền thảo, nết na.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×