Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về một bài văn thuyết minh về cây nhãn và hãy nhập vai thành 1 hướng dẫn viên du lịch

viết về một bài văn thuyết minh về cây nhãn và hãy nhập vai thành 1 hướng dẫn viên du lịch 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
468
2
0
Nguyễn Minh Vũ
02/10/2020 20:04:23
+5đ tặng

Mùa hè là mùa của những loại trái cây và loại hoa ngát hương, hữu sắc, hữu tình, ngọt trong vị, ngạt trong hương. Và trong số đó, hẳn cây nhãn là loại cây quen thuộc và là hương vị không thể thiếu mỗi khi hè đến phải không nào. Vậy thì hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cây nhãn nhé.
Cây nhiệt đới lâu năm có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Cây cao 5–10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm, rộng 2,5–5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.

Cây nhãn có nhiều loại, nhãn super, nhãn tiêu da bò và lồng Hưng Yên là loại nhãn nổi tiếng nhất ở nước ta. Nhiệt độ bình quân hàng năm 21-27oC thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây nhãn thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất dễ nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Cây nhãn sinh trưởng tốt trong điều kiện đất thoát nước, tơi xốp, pH nước khoảng 5,5-6,5.

Cùi nhãn khô hay long nhãn nhục dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân. Ngoài ra long nhãn nhục cũng được dùng trong chế biến một số món chè. Hương vị của quả nhãn rất thanh đạm và tươi mát, không ngọt sắc như đường nhưng lại rất đặm đà và dễ tan vài miệng. Đặc biệt khi thưởng thức nhãn thì thật tuyệt khi chạm lưỡi vào cùi nhãn ròn và ngọt, dường như hương vị ngọt ngào của mùa hè đã được thu lại cả vào trong đó.

Dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành trái (ngoại trừ các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa). Bón phân hợp lý sẽ làm cho năng suất được ổn định. Thiếu phân, đặc biệt là thiếu đạm và kali sẽ làm cho trái rụng, trái nhỏ và cơm mỏng. Việc cung cấp phân cũng giống như tưới nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến suốt vụ, đặc biệt là sự phát triển của chùm hoa, sự ra trái và thời kỳ sinh trưởng, ra đọt ở vụ sau. Liều lượng phân bón cho nhãn cần căn cứ vào độ lớn của cây, sản lượng quả hàng năm, giống và độ màu mỡ của đất để bón phân.

Cây nhãn đã trở thành một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi. Đặc biệt những loại nhãn nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên đã đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản, Mỹ hay Hàn Quốc. Cây nhãn là một trong những loại cây không thể thiếu trong mùa hè bởi hương vị và giá trị sử dụng của nó. Cây nhãn đã trở thành một loại cây giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta, và đồng thời tăng thêm thu nhập cho những người dân, đưa tên tuổi của nước ta sang những thị trường tiêu dùng rộng lớn, để ngày càng khẳng định uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Minh Vũ
02/10/2020 20:04:50
+4đ tặng

 Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp không chỉ vì sản lượng lúa gạo mà còn vì sự đa dạng của các loại cây ăn quả. Từ Bắc vào Nam không một vùng nào không có những trái cây quanh năm. Một trong những loại cây quen thuộc phổ biến nhất là cây nhãn.

Độ rộng rãi của nó đến mức tôi có thể bắt gặp trên đường, trong vườn nhà, trường học, chùa chiền… Cây gốc đến từ đâu và xuất hiện từ khi nào thì đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cãi. Có một số thông tin nó bắt nguồn từ vùng Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc, có tên đầy đủ là "long nhãn" nghĩa là mắt rồng. Cũng có thể quê hương của nó là ở Indonesia hay Ấn Độ, những xứ sở xa xôi. 

Nhãn có rễ khá đặc biệt vì có nấm cộng sinh thuận lợi cho việc hút chất dinh dưỡng. Rễ vững chắc còn giúp cho cây đứng vững trên mặt đất. Thân và cành của cây khoác một tấm áo xù xì, màu nâu sẫm. Một cây nhãn trung bình cao từ năm đến mười mét, cành lá xum xuê. Lá nhãn dài và thon, khi non có màu xanh tươi, khi trưởng thành thì trở nên cứng cáp, màu xanh thẫm. Nhãn trổ hoa vào mùa xuân, khi thời tiết ấm áp cây cối đâm chồi nảy lộc. Chúng mọc thành từng chùm nhỏ li ti, lấp ló trong vòm lá, màu trắng muốt. Một cơn gió thoảng qua là cả một thảm hoa dưới mặt đất. Quả nhãn chính là phần quan trọng nhất, là thành quả sau cả một mùa chăm bón

 Những quả nhòn hình cầu, màu vàng, bóng bẩy. Nhãn thường quây quần thành trùm sai trĩu, thắp sáng cả lùm cây. Khi bóc lớp vỏ ra, phần ruột trắng ngà, thơm và ngọt hiện ra. Bên trong lớp thit ấy còn có phần hột, đen và cứng. 

Nước ta có một số loại nhãn đặc sản như nhãn lồng Hưng Yên ngọt đậm, cùi dày, quả to, ăn rất sảng khoái. Một loại nhãn cũng có đặc điểm gần như vậy là nhãn xuồng cơm vàng nhưng lại ưa trồng ở vùng đất cát. Ở Huế thì có nhãn tiêu da bò tuy ít nước nhưng lại rất thơm. Ngoài ra còn có nhãn long, nhãn tiêu quế… Những loại nhãn nổi tiếng và được ưa chuộng thành được trồng với số lượng lớn và tập trung vào một địa phương, vườn nhãn nhà này nối tiếp vườn nhãn nhà kia. 

Nhãn là loại hoa quả được yêu thích vì dễ ăn và còn giàu chất dinh dưỡng, vitamin. Đang lúc mệt mỏi hay khát nước, vào mùa hè nóng bức, được thưởng thức những quả nhãn thơm ngọt thì còn gì bằng. Nhãn cũng được chế biến vào cái loại bánh, loại nước để đa dạng và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với những nhà trồng thành vườn, nhãn đem lại giá trị kinh tế cao, phấn bố vào nam chí bắc và thậm chí còn xuất khẩu. Đời sống của người dân nhờ vậy cũng cải thiện rõ rệt. Chưa kể, cùi nhãn được phơi khô, sấy khô còn được dùng là một loại thuốc trong Đông Y có tác dụng chữa một số bệnh như trí nhớ kém, khó ngủ, suy nhược. Chưa kể cây nhãn còn cho bóng mát, lá nhãn kể cả khi đã khô rụng xuống chất thành đống cũng có thể xử lí làm phân bón hữu cơ hay chất đốt. Cây nhãn cũng là loài cây gắn bó với tuổi thơ của biết bao đứa trẻ với trò trốn tìm, những lần trèo cây hái nhãn… Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống như vậy đó.

Chăm sóc cây nhãn đòi hỏi sự thường xuyên, có biện pháp tưới tiêu hợp lý, gia cố khi có bão gió và phải thường xuyên phòng ngừa các loại bệnh. Ngày nay có quy trình trồng cây không sử dụng phân bón hay các loại thuốc hóa học mà vẫn cho năng suất cao. Nếu người dân có thể áp dụng và tuân theo thì vừa tốt cho cây nhãn và sức khỏe con người. 

Cùng với nhiều loài cây khác, cây nhãn vẫn ngày càng sinh sôi phát triển và gắn bó với cuộc sống con người!

3
0
Nguyễn Minh Vũ
02/10/2020 20:05:12
+3đ tặng

Quần thể di tích Đền Gióng Sóc Sơn nằm ở khu vực núi Vệ Linh – hay còn gọi là núi Sóc, thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Khởi nguồn của quần thể di tích này chỉ là một miếu thờ Đổng Thiên Vương rất nhỏ và chùa Non Nước được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Trong cuộc đấu tranh chống giặc Tống, vua Lê Đại Hành cùng các tướng sĩ trên đường hành quân đã vào làm lễ cầu Thánh Gióng phù hộ cho trận đấu và trong trận đấu này, quân Tống thua lớn nên khi quay về, vua Lê Đại Hành đã vào lễ tạ và sai người tìm gốc trầm hương để tạc tượng thần và cho xây dựng khu vực này thành khu vực đền rất uy nghi và phong thành Đền Phù Đổng Thiên Vương. Khu vực này được xếp hạng Di tích Quốc gia vào năm 1962.Quần thể di tích Đền Sóc này gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân.  Truyền thuyết kể rằng, xưa ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào thời vua Hùng Vương thứ 6 có một cậu bé tên là Gióng, cậu bé là “người trời” đầu thai, tuy đã 3 tuổi nhưng vẫn chưa hề biết nói biết cười, chưa biết đi đứng. Khi giặc Ân tràn sang xâm lược đất nước thì cậu bé Gióng bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ, nhờ ba mẹ gọi sứ giả của nhà Vua vào xin “một cái roi sắt, một áo giáp sắt và một con ngựa sắt” để đi đánh giặc. Sau khi nhà Vua cho người mang những thứ Gióng yêu cầu đến thì Gióng vươn vai lớn nhanh như thổi thành một chàng trai cường tráng. Cậu bé Gióng đi đến đâu, quân giặc khiếp sợ và bỏ chạy tới đó, truyền thuyết còn kể rằng cậu đánh nhau với quân giặc gẫy cả roi sắt Vua ban nên nhổ bụi tre bên đường quật vào giặc và Gióng đuổi quân giặc đến chân núi Sóc. Gióng lên đỉnh núi Sóc quỳ lạy ba mẹ rồi cùng ngựa sắt bay lên trời. Từ đó, mọi người đều gọi cậu là Thánh Gióng, Vua nhớ công lao của Thánh Gióng nên cho lập miếu thờ ở chân núi Sóc và ở quê nhà của Thánh Gióng.Thánh Gióng còn là một trong 4 vị Tứ Bất Tử của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Ông là vị Thánh tượng trưng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ. Hiện nay, quần thể di tích Đền Sóc bao gồm Đền Trình, Đền Mẫu, chùa Non Nước, Chùa Đại Bi, Đền Thượng, Hòn đá Trồng, Tượng đài Thánh Gióng và các bia đá ghi lại lịch sử Lễ hội Đền Sóc. Gần đó còn có Học viện Phật giáo Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×