LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích nhan đề: "Tức nước vỡ bờ"

Giải thích nhan đề"tức nước vỡ bờ"
Giúp em ví ạ:))

5 trả lời
Hỏi chi tiết
482
3
1
Mai Hương
20/10/2020 21:27:35
+5đ tặng

“Tức nước vỡ bờ” là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố – một cây bút ký tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

 

Đoạn trích này khiến người đọc cảm thấy xót xa cho số phận người nông dân khi đang phải “tồn tại” trong một chế độ tranh xã hội phong kiến đương thời vô cùng thối nát, tàn bạo. Nơi mà người nông dân chỉ thấy một màu đen, họ bị áp bức không tìm thấy lối thoát. Bước đường cùng… Họ sẽ làm gì? Ngô Tất Tố đã trả lời câu hỏi này bằng ngòi bút của mình. Và ông dường như muốn mở đầu một trang mới cho giai cấp người nông dân, dự đoán cho cuộc khởi nghĩa 1945 sắp tới nên đã lựa chọn nhan đề là “Tức nước vỡ bờ” – một câu thành ngữ tục ngữ theo đúng nghĩa đen của nó.

 

“Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Trong đoạn trích này, chúng ta thấy hình ảnh của chị Dậu – một người phụ nữ nông thôn hiền lành, tháo vát, luôn sống nhẫn nhục, nhẫn nhịn.

 

Đứng trước thói hống hách, xách lược, dẫm đạp lên người chồng ốm yếu bệnh tật của bọn quan lại, tay sai, chị quỳ lạy, van xin chúng nhưng lẽ thường khi bị đẩy đến đường cùng thì bản năng trong chị trỗi dậy buộc chị phải vùng lên, chống cự, đánh trả lại để đòi lại chân lý lẽ phải cho mình, cho chồng, cho gia đình mình.

 

Tuy rằng sự chống cự như nước vỡ tràn đê của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối của chị thoát khỏi màn đen nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa. Và họ mới được “SỐNG”.Tác phẩm “Tắt đèn” cũng như đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã mang đến sự thành công trong sự nghiệp văn học cho nhà văn Ngô Tất Tố và nó cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình xã hội đương thời.

 

Đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm nhận sâu sắc, sự đồng cảm xót thương cho thân phận người nông dân đang sống dưới ách thống trị của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Mai Hương
20/10/2020 21:28:14
+4đ tặng
“Tức nước vỡ bờ” phản ánh rõ một quy luật trong cuộc sống “có áp bức thì có đấu tranh”. Xã hội phong kiến bạo tàn đã đẩy người dân vào bần cùng, lao khổ khiến họ phải vùng dậy phản kháng, đấu tranh chống lại thế lực hà khắc đó để bảo vệ những người thân yêu.
3
1
Mai Hương
20/10/2020 21:28:28
+3đ tặng

- Tức nước vỡ bờ là một đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, tên nhan đề Tức nước vỡ bờ là do người biên soạn sách đặt
- Nghĩa đen:
+ Bờ (bờ ruộng): Là ranh giới, giới hạn giữa các mảnh ruộng với nhau được con người đắp thành trong quá trình canh tác nhằm giữ lại lượng nước cần thiết bên trong mảnh ruộng và ngăn cản sự thoát nước ra bên ngoài
+ Tức nước: Tình trạng nước quá đầy sắp trào ra
=> Tức nước vỡ bờ: Nếu nước bên trong quá nhiều, sẽ gây ra tình trạng vỡ bờ và tràn ra ngoài
- Nghĩa bóng:
+ Mỗi người đều có giới hạn chịu đựng khác nhau, khi mức độ chịu đựng vẫn còn trong phạm vi giới hạn, con người có thể nhẫn nhịn cho qua được. Tuy nhiên nếu sự việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát, có nghĩa phá vỡ mức độ chịu đựng, con người sẽ phản kháng lại như sức mạnh của dòng nước đã quá đầy, trào ra phá vỡ bờ.
=> Nhan đề tác phẩm Tức nước vỡ bờ phù hợp với nội dung đoạn trích và phù hợp với quy luật "có áp bức có đấu tranh", "con giun xéo lắm cùng quằn": Ban đầu chị Dậu còn nhẫn nhục chịu đựng van xin, tuy nhiên khi bị người nhà lí trưởng và tên cai lệ dồn ép, áp bức đẩy đến bước đường cùng buộc chị phải vùng lên đấu tranh để bảo vệ chồng mình.
- Nhan đề tác phẩm khẳng định con đường đấu tranh giải phóng chính mình của tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ là con đường tất yếu và đúng đắn. Đó cũng chính là điều nhà văn Nguyễn Tất Tố muốn gửi gắm qua tác phẩm.

1
0
Esther
20/10/2020 22:40:49
+2đ tặng

“Tức nước vỡ bờ” phản ánh rõ một quy luật trong cuộc sống “có áp bức thì có đấu tranh”. Xã hội phong kiến bạo tàn đã đẩy người dân vào bần cùng, lao khổ khiến họ phải vùng dậy phản kháng, đấu tranh chống lại thế lực hà khắc đó để bảo vệ những người thân yêu.

0
0
Esther
20/10/2020 22:41:19
+1đ tặng
a. Tóm tắt nội dung đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Do không đủ tiền nộp sưu thuế, anh Dậu bị bọn tay sai lôi ra đình đánh đập, cùm kẹp dã man, tưởng chết nên người ta cõng trả về. Được bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo, chị Dậu vội nấu cháo cho chồng nhưng chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng đòi tiền. Anh Dậu hoảng hốt cộng thêm sức khỏe yếu ớt, lăn đùng ra phản. Chị Dậu ban đầu hết sức hạ mình van xin cho khất nhưng cai lệ và người nhà lí trưởng không nghe, chúng định xông vào đánh trói anh Dậu. Chị Dậu vẫn nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác song chúng vẫn vô cảm, quay ra đánh chị và đòi trói anh Dậu. Đến lúc này, chị liều mạng chống cự. Đỉnh điểm là khi chị chống cự lại và bị tên người nhà lí trưởng tát, chúng vẫn cứ điềm nhiên xông vào đòi đánh trói anh Dậu, chị vùng lên đánh trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với thái độ quyết liệt.
b. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ
- Tức nước vỡ bờ là một đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, tên nhan đề Tức nước vỡ bờ là do người biên soạn sách đặt
- Nghĩa đen:
+ Bờ (bờ ruộng): Là ranh giới, giới hạn giữa các mảnh ruộng với nhau được con người đắp thành trong quá trình canh tác nhằm giữ lại lượng nước cần thiết bên trong mảnh ruộng và ngăn cản sự thoát nước ra bên ngoài
+ Tức nước: Tình trạng nước quá đầy sắp trào ra
=> Tức nước vỡ bờ: Nếu nước bên trong quá nhiều, sẽ gây ra tình trạng vỡ bờ và tràn ra ngoài
- Nghĩa bóng:
+ Mỗi người đều có giới hạn chịu đựng khác nhau, khi mức độ chịu đựng vẫn còn trong phạm vi giới hạn, con người có thể nhẫn nhịn cho qua được. Tuy nhiên nếu sự việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát, có nghĩa phá vỡ mức độ chịu đựng, con người sẽ phản kháng lại như sức mạnh của dòng nước đã quá đầy, trào ra phá vỡ bờ.
=> Nhan đề tác phẩm Tức nước vỡ bờ phù hợp với nội dung đoạn trích và phù hợp với quy luật "có áp bức có đấu tranh", "con giun xéo lắm cùng quằn": Ban đầu chị Dậu còn nhẫn nhục chịu đựng van xin, tuy nhiên khi bị người nhà lí trưởng và tên cai lệ dồn ép, áp bức đẩy đến bước đường cùng buộc chị phải vùng lên đấu tranh để bảo vệ chồng mình.
- Nhan đề tác phẩm khẳng định con đường đấu tranh giải phóng chính mình của tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ là con đường tất yếu và đúng đắn. Đó cũng chính là điều nhà văn Nguyễn Tất Tố muốn gửi gắm qua tác phẩm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư