Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết về tấm lòng nhân ái của một bác sĩ trong mùa dịch covid 19

Hãy viết về tấm lòng nhân ái của một bác sĩ trong mùa dịch covid 19

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
368
1
0
Unknow
15/12/2020 17:22:38
+5đ tặng

Nhớ lại những ngày cuối tháng 2-2020, TP Hồ Chí Minh liên tục đón các chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam tránh dịch Covid-19, cũng là lúc Trung tâm Y tế quận 1 căng mình tiếp nhận cách ly người đến từ vùng dịch. Giám đốc Trung tâm, bác sĩ Lê Văn Thể cho biết, hầu hết hành khách nước ngoài đều đăng ký lưu trú tại các khách sạn trên địa bàn quận, vì vậy nhân viên y tế làm việc không kể ngày đêm, có những đêm đến 2 - 3 giờ sáng vẫn phỏng vấn thu thập thông tin hành khách, đưa người đi cách ly. Thậm chí, nhiều trường hợp không chịu hợp tác, đòi mua vé về nước. Kể cả người cách ly tại khách sạn cũng không chấp nhận. Rất nhiều tình huống phát sinh với hàng trăm người nước ngoài, nào thủ tục, thuốc men, nhiều người điều trị bệnh mãn tính nhưng hết thuốc…

Gắn bó với trung tâm đã 24 năm nay, 13 năm đứng đầu đơn vị, bác sĩ Thể luôn “ôm việc”, lăn xả với nghề, làm việc bằng một trái tim nhân ái, tận tụy. Vừa qua, không chỉ bác sĩ Thể được tuyên dương điển hình mà tập thể trung tâm cũng được trao bằng khen.

Với bác sĩ Kim Phúc Thành, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện quận Thủ Đức, ngay từ khi Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại Cần Giờ điều động xuống đảm nhận Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, điều phối các hoạt động khám, điều trị bệnh nhân Covid-19 và người cách ly, đối với anh và nhân viên y tế tại đây, niềm hạnh phúc duy nhất là các bệnh nhân mau khỏe và xuất viện. “Không riêng một mình tôi mà tất cả anh chị em tại bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, bất kể ngày, đêm, nắng, mưa”, bác sĩ Thành chia sẻ. Là Phó Bí thư Đoàn Thanh niên, bác sĩ Thành cũng luôn dẫn đầu trong hoạt động đưa bác sĩ tình nguyện đi khám, chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa như: Lâm Đồng, Nha Trang, Bình Thuận… và chăm sóc cho trẻ em mồ côi, khuyết tật… Bác sĩ Thành cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu khoa học để có những phương pháp điều trị hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho người bệnh.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của các nhân viên y tế tại Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Chợ Rẫy), tập thể được biểu dương điển hình “Thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được cụ thể hóa bằng việc chăm sóc bệnh nhân quên cả bản thân mình. Điều trị, cho thuốc, hồi sức, tắm rửa, chăm sóc bệnh nhân là nhiệm vụ thường nhật của các y, bác sĩ tại đây. Thế nhưng áp lực từ bệnh nặng, vất vả không là gì cả. Điều trăn trở là làm sao vừa kịp thời cứu sống bệnh nhân, vừa làm sao giảm chi phí cho người bệnh. Bởi hầu hết bệnh nhân đến Bệnh viện Chợ Rẫy đều là nghèo. Các bác sĩ còn làm những việc ngoài chuyên môn, kêu gọi nhiều tấm lòng chung tay cứu giúp bệnh nhân nghèo. Bác sĩ CKII Phan Thị Xuân, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết: “Lựa chọn ở đây nghĩa là đã xác định cường độ làm việc cao, áp lực vất vả. Cái khó là để người bệnh có đủ chi phí chữa bệnh. Có những bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế, mỗi ngày điều trị theo phương pháp ECMO chi phí hàng triệu đồng. Có người chi lên đến hàng chục triệu đồng, thật là gánh nặng quá sức. Có khi chúng tôi nhờ đến phòng công tác xã hội, đến báo chí, các mạnh thường quân, để kêu gọi sự giúp đỡ cho những bệnh nhân này”.

Khoa Hồi sức cấp cứu còn “chia lửa” với những ca bệnh nặng đang điều trị ở các bệnh viện khác. Thời gian qua, trước tình trạng nặng của bệnh nhân 91 đang điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, khoa đã cử bốn nhân viên y tế cắm chốt tại đây để chạy ECMO cho bệnh nhân này. Hơn một tháng nay, bác sĩ Huỳnh Thị Thu Hiền, Khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: “Ban đầu tôi cũng ngại nhưng nghĩ mình phù hợp nên mới được chọn, lúc đó tinh thần phấn chấn hơn. Trong suốt thời gian làm nghề đã qua, chắc đây là cơ hội để bản thân được nỗ lực cống hiến. Vì vậy, chỉ cần cứu được bệnh nhân, mọi sự nỗ lực đều là xứng đáng”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vũ Hoàng Lan
14/06/2021 11:48:47
+4đ tặng

Dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì phát triển nòi giống, ghi danh nhiều danh Y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh Y trong lịch sử dân tộc là 2 đại danh Y: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế một khối lượng tri thức phong phú về Y lý, Y đức, Y thuật và những bài thuốc quý.

Ở bất kỳ thời kỳ nào, nghề Y luôn là nghề cao quý được xã hội coi trọng, tôn vinh. Hơn 200 năm trước, đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, phúc họa do một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới một chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng. Điều đó đã trở thành hoài bão, là mục tiêu và động lực đấu tranh kiên cường và bất khuất của Người. Mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đi đến giải phóng triệt để con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi công việc. Mối quan tâm lớn nhất xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn quý nhất. Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát triển ngành Y tế Việt Nam, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ các y bác sĩ, thầy thuốc. Trong nội dung bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Bác viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác giao cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương Y phải như từ mẫu”.

Đoàn kết, đồng lòng phòng, chống dịch Covid-19

Hiện nay, cả thế giới đang phải gồng mình đối phó với đại dịch Covid-19, được coi là đại dịch gây ra khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Việt Nam chúng ta là một trong số nước phát hiện dịch bệnh sớm, sau Trung Quốc là nước phát hiện dịch bệnh bùng phát đầu tiên với số người bị nhiễm bệnh và tử vong đứng hàng đầu thế giới.

Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, toàn dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi "Chống dịch như chống giặc". Ngành Y với đội ngũ các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng bào. Những chiến sỹ áo trắng đã phải thực hiện cùng một lúc đồng bộ nhiều nhiệm vụ, nhiều giải pháp, là nòng cốt tham mưu cho Đảng, Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo đất nước trước dịch bệnh.

Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một "nụ hôn" với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư,… đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ,... Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch nước ngoài… Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.

Mấy ngày qua, cả nước hướng về Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mong mỏi trông chờ từng tin có được từ bệnh viện. Mỗi một thông tin bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh, xuất viện là niềm vui của người dân cả nước lại vỡ òa. Đó là những món quà tinh thần vô giá mà ngành y tế, các y bác sĩ dành cho Tổ quốc và nhân dân mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn dân đã chấp hành, ủng hộ công tác phòng chống dịch, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.

Tổ chức y tế thế giới WHO và dư luận quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao, cho rằng Việt Nam đã xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Có được kết quả như vậy, phải kể đến sự nỗ lực của ngành y, tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội ngũ y bác sĩ những “Chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử sẽ ghi nhận tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống Đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×