Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Nó làm cho cuộc sống đơn giản hơn
Thử tưởng tượng, mỗi buổi sáng thức dậy bạn lại phải phân vân có nên đánh răng hay không, cuộc sống sẽ mệt mỏi thế nào? Những thói quen được lưu trữ trong bộ nhớ không chỉ tiết kiệm thời gian quý báu của chúng ta mà còn giúp chúng ta không phải tiêu tốn năng lượng vào việc đưa ra quyết định để bộ não có thể hoàn toàn tập trung đầu tư cho những suy nghĩ và hoạt động phức tạ hơn.
2. Nó giúp chúng ta chống lại stress
Những thói quen hàng ngày đem lại cho chúng ta cảm giác an toàn. Khi đối mặt với những tình huống mới mẻ, chúng ta phải mò mẫm, tiến hành quá trình thử sai. Ít nhất khi chúng ta ở trong “vùng thoải mái” của mình, chúng ta không phải lo sợ làm sai. Đó là lí do tại sao khi càng lo lắng chúng ta càng cần những điều quen thuộc trong cuộc đời.
3. Nó trấn an những đứa trẻ
Sự ổn định chính là điều mà trẻ cần để cảm thấy an toàn, để dần dần học cách đoán biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo (chơi, ăn, ngủ ). Khi gặp một điều gì bất ngờ, trẻ tem thường cảm thấy bị căng thẳng, áp lực. Những thói quen cấu trúc rõ ràng, đặc biệt là cuộc sống gia đình cho phép mỗi người tổ chức, sắp xếp cuộc sống tốt hơn. Để có thêm thời gian cho bản thân.
4. Nó phát triển sự tự tin của chúng ta
Sự lặp lại được biết đến như là một yếu tố cần thiết của học tập để đạt được sự thành thạo một điều gì đó. Những thói quen đem lại cho chúng ta cảm giác thoải mái khi có thể kiểm soát cuộc sống của chúng ta, thậm chí thói quen còn giúp hình thành nên bản sắc của chúng ta. Mỗi cá nhân đều có những hành vi, cử chỉ và cách làm riêng, thể hiện giá trị của họ.
Làm thế nào để thay đổi một thói quen xấu thành một tốt?
Tất cả những thói quen, thậm chí cả những thói quen xấu cũng đem lại cho chúng ta những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, chúng ta nên hình thành những thói quen đem lại cho chúng ta sự hài lòng nhiều hơn. Phải mất khoảng 3 tuần để não bộ có thể áp dụng một hành vì mới. Tuy nhiên để duy trì chúng thì chỉ có ý chí vẫn chưa đủ, chúng ta cần giảm bớt những trở ngại, như vậy chúng ta sẽ cần ít năng lượng hơn để có thể hình thành, duy trì thói quen. Chuyên gia khuyên chúng ta áp dụng quy tắc 20 giây. Chẳng hạn bạn muốn hình thành thói quen tập thể dục vào buổi sáng trước khi đi làm, hãy để sẵn bộ quần áo, giày thể thao, dụng cụ cần thiết của bạn ở cạnh giường trước khi đi ngủ. bạn sẽ tiết kiệm được 20 giây để cố gắng đi đến tủ quần áo và hạn chế thời gian để thay đổi ý định. Và với những thói quen bạn muốn tránh, hãy tăng thời gian tiếp cận thêm 20 giây. Chẳng hạn, bạn không hài lòng với thói quen xem ti vi quá nhiều của mình sau giờ làm việc, hãy tháo pin ra khỏi điều khiển từ xa và đặt chúng ở cách xa, tăng thêm 20 giây để có thể tiếp cận. Đặt cuốn sách bên cạnh – ở vị trí gần bạn. Dần dần bạn sẽ hạn chế lắp lại pin và đọc sách nhiều hơn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |