Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.
1. Nguồn lợi thuỷ sản
* Thuận lợi:
- Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
- Điều kiện phát triển ngành khai thác:
+ Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm là:
- Cà Mau – Kiên Giang.
- Ninh Thuận – Bình Thuận.
- Hải Phòng – Quảng Ninh.
- Trường Sa – Hoàng Sa
- Điều kiện phát triển ngành nuôi trồng:
+ Vùng biển rộng, nhiều cửa sông, vũng vịnh, bãi triều đầm phá là điều kiện để nước ta phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.
+ Nước ta còn có nhiều sông, suối, ao, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
- Khó khăn:
+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.
+ Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản
- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng tăng khá nhanh, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành thủy sản. Nguyên nhân do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.
+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Sản lượng tăng nhanh, tỉ trọng nhỏ hơn khai thác trong cơ cấu ngành thủy sản.
+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
- Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.
- Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.