Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc và trả lời câu hỏi

4 trả lời
Hỏi chi tiết
508
3
4
ulatr
01/02/2021 20:15:11
+4đ tặng
B2:Bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ thật lộng lẫy. Bức tranh thứ nhất hiện lên trong hồi tưởng, hoài niệm mà lung linh sống động, hư thực viô nó được hồi tưởng trong luyến tiếc đắm say và khát khao.Có biết bao đêm trăng vàng như thế đi qua đời hổ nhưng chúa sơn lâm lại nhớ nhất đêm bên bờ suối, hổ say mồi chỉ là bản năng của loài thú nhưng chúa sơn lâm còn sau đắm cả đêm trăng vàng,say vì uống ánh trăng tan,ở đây hổ hiện lên như một thi sĩ biết đắm say, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, cách gọi"đêm vàng" làm cho đêm trăng trở nên lung linh, huyền ảo hơn và giờ đây trở nên quý giá vô ngần trong hoài niệm bì đó chính là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh thứ 2,mưa ngàn được miêu tả thật dữ dội,mưa mịt mù, rung chuyển cả núi rừng có thể kèm theo cả sấm chớp làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Trong hoàn cảnh ấy, chúa sơn lâm ko mảy may trước uy lực của trời đất, cái vẻ"lặng ngắm" chứa đựng cả 1 sức mạnh chế ngự, 1 bản lĩnh vững vàng ko gì lay chuyển được. Câu thơ gợi 1 chút thích thú về sự sở hữu một giang sơn to lớn đang từng ngày thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình,hổ như nhà hiền triết biết suy ngẫm, hưởng thụ. Sau bức tranh âm u dữ dội của những ngày mưa là bức tranh tươi sáng tưng bừng của bình minh,hổ hiện ra trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễn nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên, một cách sinh hoạt rất riêng:đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng sao,ngày mưa rung chuyển thì hổ lại ngắm giang sơn đổi mới, lúc vạn vật thức dậy cùng mặt trời,xây xanh nắng gội thì hổ vẫn ngủ,hổ hoạt động theo cách riêng của mình,của chúa sơn lâm muốn gì được đấy.Ông chúa này có thể chi phối chế ngự kẻ khác chứ ko để kẻ khác chế ngự mình, giấc ngủ của hổ thật đặc biệt âm thanh cảnh vật ngoài kia chỉ có thể tô điểm cho giấc ngủ của ông thêm đẹp mà thôi.Bức tranh cuối cùng là cảnh ghê gớm nhất, đẹp một cách dữ dội mà hùng tráng nhất, đó là bức tranh sơn mài rực rỡ trong gam màu đỏ:đỏ của màu máu lênh láng, đỏ của ánh mặt trời gay gắt. Đó lại là cảnh sau rừng vắng vẻ,bí hiểm, rùng rợn,cách nói"đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là cách nói giàu hình ảnh vầng thái dương của vũ trụ chỉ là mảnh bé nhỏ , dưới con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm hổ đợi mặt trời xuống núi để có thể hoàn toàn chế ngự cả thiên nhiên. Bốn bức tranh ấy cùng vẽ 1 con hổ nhưng với phông cảnh và tư thế khác nhau:1thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền,1 nhà hiền triết lặng lẽ say ngắm giang sơn, 1 lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu,1 bạo chúa ngạo mạn với mặt trời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
4
Nguyễn Hà Linh
01/02/2021 20:15:50
+3đ tặng

Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau.

Trước tiên là cảnh đêm vàng rực rỡ “ta say mồi đứng dưới ánh trăng tan”. Cảnh vật ở đây thật thơ mộng, lãng mạn: không gian trời nước như được nhuộm vàng bởi ánh trăng huyền ảo. Từ "vàng” ở đây có thể hiểu theo nghĩa là: huy hoàng, vàng son. Đó chính là thời kì huy hoàng, thời vàng son của chúa sơn lâm. Hổ như một thi sĩ thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng giữa rừng suối. Mặc dù vậy, ở nó vẫn toát lên dáng dấp của một mãnh thú với sức mạnh phi thường khi” uống ánh trăng tan. Cảnh ở đây vừa có cái thơ mộng lại vô cùng huy hoàng.

Bức tranh thứ hai là cảnh” những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Đó là những ngày mưa dữ dội, bốn phương ngàn như xoay chuyển, trắng xóa một màu mưa. Và ở đây, hổ là một lãnh chúa đứng lặng ngắm giang sơn của mình thay màu áo mới. Cảnh ở đấy thật dữ dội nhưng cũng thật tráng lệ. Nó gợi sự đổi thay và gợi cả uy quyền của chúa sơn lâm.Càng tráng lệ bao nhiêu thì con hổ càng đau xót bấy nhiêu với thực tại tù túng, giam cầm.
Bức tranh thứ 3 là cảnh” bình minh cây xanh nắng gội”. Con hổ như một bậc vương giả trong giấc ngủ tưng bừng với tiếng ca ru là khúc nhạc rừng của ngàn vạn bầy chim.

Bức tranh thứ 4 là những hoàng hon nắng đỏ qua con mắt "chúa tể muôn loài”. Đó là những chiều "lênh láng máu sau rừng” và vầng mặt trời sắp lặn chi là một đối thủ bé mọn đang hấp hối trước con mắt đầy uy lực của chúa sơn lâm

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? ”

Về nghệ thuật, ta thấy Thế Lữ sử dụng những hình ảnh rất mới lạ so với thơ ca đương thời như” mảnh mặt trời”. Nếu như thay từ “chết” bằng từ” lặn” và bỏ đi từ “mảnh” thì câu thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó không phù hợp với logic tâm trạng và tầm vóc của vị chúa tể rừng già. Chính câu thơ này đã nâng tầm vóc của con hổ, của cả đoạn thơ lên mức phi thường và kì vĩ. Bên cạnh đó đọan thơ có những hình ảnh phi thường, độc đáo, cách sắp xếp thời gian phong phú; sử dụng màu sắc độc đáo. Những yếu tố đó góp phần tạo nên một bức tranh tứ bình hiện đại mà vo cùng giá trị. Ở đây, ta còn thấy, tác giả sử dụng đại từ”ta” lặp lại nhiều lần. Nó có tác dụng thể hiện sự kiêu hãnh, khí phách ngang tàng của con hổ, đồng thời tạo nhạc điệu tràm bổng cho câu thơ. Đoạn thơ còn sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Cách sử dụng câu hỏi tư từ với từ hỏi” đâu” và câu cảm thán ”Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu” cho thấy sự gắn bó máu thịt của con hổ với núi rừng - nơi nó từng được sống đúng với tư thế dũng mãnh, hào hùng của một vị chúa tể. Đồng thời, những câu hỏi ấy cứ dồn dập mỗi lúc một xoáy sâu vào tâm can, cho thấy nỗi quằn quại, nhớ tiếc quá khứ tới đớn đau tột cùng của con hổ. Bởi lẽ, tất cả những hình ảnh huy hoàng, lẫm liệt kia chỉ là "những ngày xưa” là thời ”nay còn đâu”. Tác giả còn sử dụng nghệ thuật đối lập: hình ảnh thiên nhiên và dáng vẻ của con hổ hoàn toàn đối lập với hình ảnh con hổ nằm dài trong cũi sắt đầy ngao ngán và bất lực ở đoạn 1. Quá khứ càng hào hùng bao nhiêu thì hiện thực càng xót xa tủi nhục bấy nhiêu. Nó khiến cho nỗi khát khao được sống tự do của con hổ càng thêm nhức nhối.

Có thể thấy bộ bức tranh tứ bình này là những bức tranh thiên nhiên đẹp một cách huy hoàng và đầy bí ẩn. Con hổ hiện lên ở trung tâm mang những dáng dấp khác nhau nhưng đều đầy uy lực. Đây cũng chính là những câu thơ xuất sắc nhất trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

1
4
Nguyễn Hoài Dương
01/02/2021 20:16:20
+2đ tặng
1. Đoạn thơ trên thuộc văn bản " Nhớ rừng " của Thế Lữ.
4. Phương thức biểu đạt : biểu cảm , miêu tả
7. Gặm , cắn,...
1
0
Wind
01/02/2021 20:51:27
+1đ tặng
1.
-Đoạn thơ trên được trích từ văn bản: Nhớ rừng
- Tác giả: Thế Lữ
2.
Bài thơ Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Bài thơ đã giúp  Thế Lữ chiến thắng trong phong trào Thơ mới. Và từ đó ông được mệnh danh là '' người cắm ngọn cờ chiến thắng''
3.

-Thế Lữ là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989), quê ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ sống ở Lạng Sơn. Thời niên thiếu đi học ở Hải Phòng. Có một thời gian học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương ở Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, viết kịch, làm đạo diễn sân khấu kịch nói.

-Ông là nhà thơ tiên phong của Thơ mới (1932 - 1941) với tác phẩm “Mấy vần thơ"

-Ông nổi tiếng với những truyện đường rừng kinh dị, truyện trinh thám như:

+ Vàng và máu

+ Bên đường thiên lôi

+ Lê Phong phóng viên

 +Gói thuốc lá

+Trại Bồ Tùng Linh

+Gió trăng ngàn

-Thế Lữ là một nghệ sĩ có công lớn xây dựng và phát triển nền sân khấu kịch nói Việt Nam.

-Nói đến thơ Việt Nam hiện đại là nhắc đến thi sĩ Thế Lữ. Giọng thơ biến hóa, du dương lôi cuốn. Lời thơ mượt mà, đầy màu sắc, đậm đà. Hình tượng thơ đa dạng chan hòa tình thơ dào dạt về cái Đẹp: cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của âm nhạc, mĩ thuật, vẻ đẹp của nhan sắc thiếu nữ và tình yêu,... Các bài thơ “Nhớ rừng",  "Tiếng sáo thiên thai",... là những kiệt tác được truyền tụng.
4. 
-Khổ thơ có sự kết hợp của phưng thức biểu đạt: Nhân hóa+Biểu cảm(thep phương thức gián tiếp)
5.
-Nội dung cơ bản của khổ thơ: Cảnh ngộ bị rơi vào bẫy và trở thành đồ chơi của đám người nhỏ bé ngạo mạn.
7. 
Từ đồng nghĩa với từ "gậm": gặm, găm, gầm, gấm, gằm, gam, gẫm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo