Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về câu tục ngữ 
đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.191
3
2
Thiên sơn tuyết liên
02/02/2021 07:41:31

Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam ta rất phong phú những câu tục ngữ được cha ông đúc kết từ kinh nghiệm ngàn đời truyền lại cho đời sau. Những câu tục ngữ rất đa dạng và đề cập tới nhiều mặt của đời sống, như những câu tục ngữ về thiên nhiên, thời tiết, con người, tình bạn, gia đình, quê hương,…đặc biệt là tục ngữ về lao động sản xuất.



 

Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là một câu tục ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất. Câu tục ngữ đúc kết sự quan sát tinh tế của người xưa về các hiện tượng tự nhiên diễn ra theo quy luật, từ đó để lại những kinh nghiệm bổ ích cho người đời sau. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối”, ý ám chỉ thời gian ban đêm của những ngày tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian ban ngày của tháng mười rất ngắn. Tuy thời gian trong ngày vẫn chỉ là 24 giờ nhưng độ dài sáng tối lại khác nhau giữa hai thời điểm tháng năm và tháng mười.

Điều đó đã được khoa học lý giải trên cơ sở trục nghiêng của Trái đất trong chuyển động quaynh xung quanh Mặt trời. Trái đất luôn quanh mặt trời và tự quay quanh trục của mình, trục của Trái đất lại nghiêng một góc 23,4 độ chính vì vậy lần lượt sẽ có một nửa bán cầu ngả nhiều về phía Mặt trời, còn một nửa lại chếch ra xa Mặt trời.

Vào khoảng thời gian tháng năm âm lịch, bán cầu Bắc ngả nhiều về phía Mặt trời, khi đó sẽ diễn ra mùa hè, đây là mùa nhận được nhiều nhiệt lượng và đồng thời thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn thời gian ban đêm, bởi vậy mới nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Tiếp đó, vào khoảng thời gian tháng 10 âm lịch là khi bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất, nhận được ít nhiệt lượng và nhiệt độ thấp, nói cách khác đây là thời gian mùa Đông của nước ta. Khi đó thời gian ban ngày sẽ ngắn còn thời gian ban đêm lại kéo dài hơn “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Có thể nói, câu tục ngữ này chỉ đúng với khu vực Bắc bán cầu, còn từ vùng nội chí tuyến, sự thay đổi nhiệt độ là không đáng kể. Từ khi ông cha ta còn chưa biết đến khoa học, bằng sự quan sát mà đúc rút ra được chiêm nghiệm về thời gian như vậy, để lại cho người đời sau chúng ta một kinh nghiệm quý báu. Dựa vào đó để sinh hoạt, lao động, và ta cũng hiểu hơn về quy luật biến chuyển của thiên nhiên, thời điểm các mùa trong năm, hiểu được tác động của thiên nhiên khí hậu tới đời sống lao động sản xuất.

Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối” bằng những câu từ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị và giàu liên tưởng đã mang đến cho chúng ta một bài học kinh nghiệm về thời tiết, ngày mùa. Từ đó có thêm kinh nghiệm trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
0
Phương
02/02/2021 07:42:48
+4đ tặng

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đối với câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Có thể thấy tháng năm là tháng của mùa hè. Vào khoảng thời gian này đêm ngắn ngày dài vì thế cha ông ta sau bao nhiêu năm tháng sinh sống đã đúc kết và ví von đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Thời gian buổi tối trôi đi nhanh khiến cho con người cảm tưởng vừa mới chợp mắt thì trời đã sáng mất rồi. Sang đến câu thứ hai “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tháng mười là tháng của mùa đông. Vào khoảng thời gian này ngày sẽ ngắn đi còn tối sẽ dài thêm. Mọi người sẽ được ngủ nhiều hơn làm. Với cách nói vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi. Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo