Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng một câu cảm thán

Cho câu thơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... 

   Hãy viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng một câu cảm thán.

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.368
12
0
Thiên sơn tuyết liên
07/02/2021 10:18:59
+5đ tặng
Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm "Quê hương" của tác giả Tế Hanh đã đem đến cho người đọc một khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập của người dân làng chài khi chuẩn bị ra khơi đánh cá. Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" đã gợi ra cho người đọc một không gian rộng lớn trong buổi bình minh. Đó là lúc người dân vùng biển ra khơi. Hơn thế nữa, những con người ấy không phải là những con người nhỏ bé như trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà là những con người mang tầm vóc của vũ trụ, là những thanh niên khỏe mạnh, cường tráng "Dân trai tráng bời thuyền đi đánh cá". Bên cạnh đó, với việc sử dụng thủ pháp so sánh "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" khiến cho câu thơ trở nên thật gợi hình, gợi tả và gợi cảm. Hơn thế nữa, Tế Hanh còn sử dụng động từ mạnh "phăng" để diễn tả cái tư thế của người dân khi ra khơi. Họ mạnh mẽ vượt tràng giang, họ đạp đầu sóng dữ, con đường đến với biển khơi của họ mang một tư thế chủ động. Câu thơ ấy thật là đẹp biết bao! Đến với câu thơ tiếp theo, thi nhân đã sử dụng biện pháp so sánh "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng" vừa khiến câu thơ trở nên sinh động là vừa giúp người đọc hình dung được trên hành trình ra khơi, họ luôn mang cả làng, mang cả vùng đất bé nhỏ của mình để nhớ, để làm động lực cố gắng. Ở câu thơ cuối cùng, lại một lần nữa, tác giả lại sử dụng một động từ mạnh "rướn". Tại sao lại như vậy? Chắc có lẽ để tác giả ngầm khẳng định người dân nơi đây ra khơi với một sức mạnh lớn lao, kĩ vĩ, với một mong ước làm giàu cho cuộc sống, cho thôn quê. Thật cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã đem đến cho người đọc những áng thơ tuyệt hay đến như thế này!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
Nguyễn Ngọc Quế Anh
07/02/2021 10:19:19
+4đ tặng
Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.
3
3
Snwn
07/02/2021 10:22:13
+3đ tặng
Trong đoạn thơ trên đã sử dụng BPNT so sánh ( như con tuấn mã , như mảnh hồn làng ) 
 
=> Tác giả đã miêu tả vô cùng sinh động hình ảnh chiếc thuyền và hình ảnh cánh buồm , hình ảnh chiếc thuyền hiện lên trong đoạn thơ thật đẹp , thật giàu giá trị tạo hình biết bao . Tác giả đã ví chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã , cánh buồm giương to như mảnh hồn làng cho thấy được vẻ đẹp của chiếc thuyền trong buổi sáng đánh bắt cá .
 
=> Trong đoạn thơ trên đã sử dụng BPNT nhân hóa ( mạnh mẽ , rướn thân trắng bao la thâu góp gió )
 
=> Kiểu nhân hóa : dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật 
 
=> Hình ảnh chiếc thuyền tưởng chừng như vô tri , vô giác nhưng dưới ngòi bút miêu tả đầy đặc sắc của tác giả , nó hiện lên vô cùng sinh động , chiếc thuyền có thể vượt muôn trùng khơi , mạnh mẽ vượt qua trường giang , mặc cho sóng to , gió lớn , nhưng con thuyền của những người chài vẫn rướn thân trắng , vượt qua mọi khó khăn , nguy hiểm để giăng được những mẻ cá lớn
3
3
Phùng Minh Phương
07/02/2021 10:27:15
+2đ tặng

Miền ký ức mang tên quê nhà vẫn luôn là những cảm xúc ngọt ngào da diết trong tâm hồn mỗi người. Chính cái miền quê miền biển, đầy nắng và gió, đã nhức nhối trong trái tim Tế Hanh bao nỗi nhớ cồn cào. Nỗi nhớ và tình yêu quê nhà đó, được khắc họa rõ nét trong bài thơ Quê Hương của ông.

Quê nhà của Tế Hanh là một thi phẩm đặc sắc về chủ đề non nước quê nhà. Để hiểu thâm thúy về nội dung và tư tưởng của tác phẩm, tất cả chúng ta cùng cảm nhận và phân tích bài thơ Quê nhà của Tế Hanh.Những lời thơ đầu là nét giới thiệu chung về làng quê của nhà thơ. Quê nhà trong tâm trí của những người dân con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương. Còn quê nhà trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bủa vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt tất cả chúng ta v

Nghề chài lưới, một công việc lao động bình thường, nhưng qua con mắt của một thi sĩ yêu quê và đang phải xa quê, cái công việc ấy hiện lên thật đẹp đẽ biết bao trong thi phẩm Quê nhà của Tế Hanh. Trong khung cảnh rạng đông của một buổi sớm mai tuyệt đẹp: sớm mai hồng, với trời trong, gió nhẹ. Dân làng chài là những chàng trai khỏe mạnh, trai tráng đưa con thuyền của mình ra khơi.

Bằng biện pháp tu từ so sánh: như con tuấn mã và sử dụng các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt Tế Hanh đã miêu tả cảnh con thuyền ra khơi với một khí thế thật dũng mãnh, oai hùng. Con thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh, sẵn sàng xông ra chiến trường để tiêu diệt kẻ thù. Và trong cái nỗi nhớ da diết về cảnh người dân chài đi đánh cá, hình ảnh cánh buồn là tâm điểm mà Tế Hanh miêu tả một cách đẹp tuyệt vời nhất.

ô cùng sinh độngCánh buồm trắng được nhà thơ so sánh như mảnh hồn làng. Đó đó là biểu tượng, là linh hồn của làng chài. Mỗi lần ra khơi, cánh buồm là vật quan trọng, dắt đường, chỉ lối cho con thuyền. Thế tuy vậy với Tế Hanh, cánh buồm có vị trí đặc biệt quan trọng hơn thế nữa. Nó như thâu góp vào trong mình biết bao giông bão của sóng gió để con thuyền luôn trở về bình an. Nó còn mang trong mình biết bao yêu thương, mong ngóng, đợi chợ của những người dân mẹ, người chị, người con ở đất liền giành cho những người dân ra khơi. Tế Hanh đã rất thành công khi so sánh một vật hữu hình, cụ thể với một hình ảnh lãng mạn, trừu tượng. Hình ảnh con thuyền với cánh buồm trắng v

Nói theo cách khác rằng đây đó là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngăm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng thâm thúy thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương mông mênh. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo thẩm mỹ và nghệ thuật độc đáo.

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hoặc như là thế, tinh như vậy, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hòa vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong thời gian ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh và ngọt ngào trong từng thớ gỗ con thuyền

ì vậy mà trở nên đẹp đẽ hơn, lãng mạn hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×