Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới

2 trả lời
Hỏi chi tiết
495
1
0
Nguyễn Hà Linh
18/02/2021 20:49:59
+5đ tặng
Câu 2 :Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học tên gọi Phong trào Thơ Mới

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Jhhg
18/02/2021 20:56:16
+4đ tặng
điệp ngữ :Khát vọng sống cao đẹp
so sánh : khát vọng hòa bình
liệt kê :  lí tưởng sống cao đẹp

- Giải thích: Khát vọng sống cao đẹp: Nguyện dâng hiến, hi sinh bản thân vì quê hương, đất nước. Đây chính là lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên Việt Nam trong bất kì thời đại nào
 

Sống trên đời, mỗi con người không đơn giản chỉ là cần đến vật chất đủ mà còn cần đến tinh thần đủ, cái tinh thần đấy chính là tình cảm giữa con người với con người đối xử với nhau, giúp cho cuộc đời này trở nên ý nghĩa hơn. Nhà thơ Tố Hữu có câu "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

Vốn biết thế giới này muôn hình muôn vẻ, hiếm có người giống với người. Bởi vậy để làm cho cuộc sống của cá nhân mình trở nên ý nghĩa hơn là xuất phát từ chính suy nghĩ khác biệt của mỗi người. Đó là sự cho đi. Cho đi là gì? Cho đi đơn giản chỉ là những sự giúp đỡ, làm việc nghĩ đến những người xung quanh mình mà không màng đến báo đáp, không toan tính vụ lợi hay là không xuất phát từ ham muốn của bản thân. Cho đi là những suy nghĩ đơn giản họ khó khăn còn mình thì giúp đỡ qua cơn hoạn nạn mà thôi. Hay sự cho đi cũng có thể là tấm lòng quan tâm giữa người với người về mặt đời sống vật chất và tinh thần. Đó mới là cuộc sống mang đậm tính nhân văn mà chúng ta cần có. Thế còn đâu chỉ nhận riêng mình là gì? Đó là hành động biết giúp đỡ, san sẻ những người gặp hoàn cảnh cuộc sống ở xung quanh mình. Biết sống vì người khác mà đừng nghĩ đến mình được lợi gì thì việc làm đó, lợi ích đó giúp mình đến đâu, hãy biết sống vì cộng đồng, vì tập thể xã hội. Qua cả câu, Tố Hữu đã dạy ta bài học quan trọng trong cuộc sống đó chính là biết yêu thương, san sẻ với những con người xung quanh mình.

Cuộc sống này hạnh phúc hay tẻ nhạt, buồn chán đều xuất phát từ chính mỗi con người chúng ta, chúng ta sinh ra để tự làm chủ cuộc sống của chính mình, xuất phát từ suy nghĩ mà ta như thế nào mới mọi người. Thử suy nghĩ theo hai chiều hướng khác nhau xem sao.Nếu chúng ta biết yêu thương, san sẻ, chúng ta cho đi những gì chúng ta có với những người gặp hoàn cảnh khó khăn và nhận lại những tinh thần lạc quan và yêu đời hơn. Còn khi chúng ta có tất cả, chỉ giữ khư khư cho riêng mình mà không biết cách giúp đỡ người gặp khó khăn khác thì sẽ ra sao đây? Ta liệu thấy cuộc sống của mình hạnh phúc hay suốt ngày phải né tránh, sống một cuộc sống ẩn dật? Vậy nên lợi ích của việc sống biết cho đi không chỉ làm cho ta suy nghĩ tích cực hơn mà còn làm cho tâm hồn của ta nhẹ nhàng hơn, sống cuộc sống tự tại theo đúng nghĩa. 

Cũng giống như từ nhiều năm nay màu áo xanh tình nguyện của các bạn sinh viên trong mùa thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hay là thi vào lớp 10, màu áo đó dường như đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhắc đến áo thanh niên màu xanh là đến sự quan tâm, sẻ chia và nhiệt huyết đến quên mình vì cộng đồng. Những ngày vào thi trời tháng 6 tháng 7 nắng như lửa đốt, nếu chẳng phải đi thi thì chẳng ai muốn rời khỏi nhà, ấy vậy mà những người thanh niên tình nguyện áo xanh đó không hề ngại khó khăn vất vả mà đến những điểm thi, tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ cho những thí sinh và phụ huynh gặp khúc mắc. Đó quả là hành động cao cả sự cho đi mà không cần đền đáp, sẵn sàng giúp đỡ những lúc cần. Và những hình ảnh đẹp đó mỗi năm chúng ta đều thấy lại, trường tồn qua bao nhiêu thế học sinh sinh viên trên toàn quốc.

Sự cho đi cũng là nhận lại. Ta cho đi nghĩa là ta sẽ nhận lại được cách yêu thương mọi người, những bài học quý giá trong cuộc sống trân trọng những người xung quanh. Từ đó dạy ta cách thông cảm cho người khác, có những suy nghĩ và hành động vì người khác giúp đỡ họ những lúc họ cần. Biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là đại diện cho những tấm gương sáng ở việc làm "cho đi" không vụng lợi của mình, thì nay anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. “Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy tấm lòng mình khi họ được no bụng”. Sự cho đi ấy làm anh Hòa nhận được là sự cảm thông, niềm vui trong cuộc sống khi được giúp đỡ và đặc biệt là làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Những hành động tuy nhỏ bé nhưng cũng sẽ làm cho người giúp đỡ có cảm giác được quan tâm và yêu thương. Hình ảnh đặc trưng của những thành phố hiện nay đó chính là những bình nước mát sạch hoàn toàn miễn phí phục vụ cho những người dân đi đường hay những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Dù chẳng phải là hành động lớn lao nhưng trong đó là cả một tình cảm giữa con người với con người, thể hiện cho một khối đại đoàn kết của dân tộc. Là sự quan tâm không phô trương cũng làm cho những mảnh đời bất hạnh được mỉm cười không phải vì những gì họ nhận được mà đó là tấm lòng.

Khi ta biết cho đi là trong ta đã có một tấm lòng nhân hậu, một tình cảm đáng trân trọng mà không gì có thể thay thế được, làm ta trưởng thành hơn trong cả suy nghĩ và hành động. Ta sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng, làm cuộc sống vui vẻ hơn. Chính vì thế cho đi tức là nhận lại. Đó là quy luật tất yếu và tự nhiên của một đời người, bạn cho đi điều tốt đẹp đồng nghĩa với việc bạn nhận lại điều tốt đẹp, nếu cứ giữ mãi cái đẹp cho riêng mình thì cuộc sống của bạn hẳn chẳng còn ý nghĩa gì. Đó không đơn giản chỉ là cuộc sống tẻ nhạt nữa, đó là cuộc sống không có ý nghĩa.

Câu thơ của Tố Hữu quả là một bài học vô giá trong cuộc sống. Hãy sống vì người khác, biết suy nghĩ đến lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, đồng thời biết lên án lối sống "vô cảm" không quan tâm đến ai, chỉ biết sống cho riêng mình. Đừng oán trách cuộc sống này đã làm gì ta, thay vào đó hãy tự chính chúng ta sẽ tạo ra một cuộc sống đáng sống mà ta mơ ước, đó mới là cuộc đời đúng nghĩa của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo