Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Trong phần đầu bài thơ, tác giả đã thể hiện rõ tâm trạng đâu khổ, uất hận của hổ khi bị tước mất tự do. Dưới song sắt của sở thú giam cầm, con hổ chỉ thấy căm hờn và uất hận. Nó hận vì sao lại bị giam chân ở giữa chốn ngục tù này . Một thời huy hoàng của hổ giờ đây bị thay thế bằng chuỗi ngày dài ngao ngán , chán chường. Nó khinh những kẻ tầm thường không hiểu vì về khát vọng tự do, giương mắt giễu oai linh hùng vĩ. Nhưng, đau xót hơn là từ một chúa sơn lâm đứng ở vị trí tối cao - chúa tể chốn rừng xanh thế mà giờ đây hổ lại phải “chiu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi ”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Ẩn chứa đằng sau mỗi từ, mỗi câu là tâm trạng đầy bị kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, rơi vào cảnh “nhục nhằn, tù hãm”. Qua đây, ta cũng thấy được khát vọng được sống tự do của vị chúa tể rừng già. Bị giam cầm trong cũi sắt, nhưng con hổ luôn nhớ về rừng xanh, nhớ về những ngày tháng được tự do, tunh hoành làm chủ núi rừng. Khi ấy, tiếng hổ gầm đến đâu là cả rừng xanh sợ hãi đến đấy. Nhưng giờ đây thì sao ? Tiếng hổ gầm chẳng mấy ai còn sợ hãi nữa bởi vị chúa sơn lâm đã bị nhốt trong cũi sắt . Chính điều này đã tạo nên tâm trạng ngao ngán, uất hận của vị chúa sơn lâm, qua đó cũng cho thấy khát vọng tự do mãnh liệt của con hổ.