Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết bài văn chứng minh câu văn sau

Hãy viết bài văn chứng minh rằng: đến với ca dao Việt Nam, ta hiểu thêm đời sống và tình cảm phong tục sâu sắc của người lao động xưa

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
222
1
1
Gonduc
08/03/2021 12:27:42

luận điểm:

-ca dao việt nam gắn bó với đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động

+điều ca dao việt nam mang lại

+ca dao việt nam nói lên những j

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thiên sơn tuyết liên
08/03/2021 12:29:59
+4đ tặng
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em. Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
 
Thiên sơn tuyết liên
Hãy viết bài văn chứng minh rằng: đến với ca dao Việt Nam, ta hiểu thêm đời sống và tình cảm phong tục sâu sắc của người lao động xưa
Thiên sơn tuyết liên
Bạn tham khảo nha!
15
0
Phạm Arsenal
28/03/2021 22:39:24
+3đ tặng
ca dao là thể loại văn học dân gian rất gần gũi quen thuộc đối với mỗi con người việt nam. Ngay từ khi lọt lòng chúng ta đã được thưởng thức âm điệu ngọt ngào, sâu lắng qua lời ru của bà, của mẹ. Và trong những câu ca dao mộc mạc, ân tình ấy đã phản ánh rất rõ.

Ca dao nói nhiều tới tình yêu quê hương đất nước của người lao động việt nam ví dụ như: 
"đường vô xứ nghệ quanh quanh
non xanh nước biếc như tranh họa đồ
ai vô xứ nghệ thì vô."

hay như: 
"anh đi anh nhớ quê nhà
nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
nhớ ai dãi nắng dầm sương
nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"

chỉ một vài nét phác họa đơn sơ mà đã hiện lên một bức tranh sinh động về "đường vô xứ nghệ". đó là con đường mềm mại uốn lượn theo thế núi hình sông, thơ mộng hiền hòa với "non xanh nước biếc". Vừa giới thiệu vẻ đẹp quê hương với niềm tự hào, kiêu hãnh lại vừa chào mời rất mộc mạc, chân tình. Tất cả toát lên tình yêu quê hương cũng như lòng mến khách của con người xứ nghệ. Có lẽ chính chính vì vậy khi đi xa thì tình quê đã biến thành nỗi nhớ khắc khoải. Ta hãy lắng nghe lời tâm tình của một chàng trai xa quê: "anh đi anh nhớ quê nhà/ nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/ nhớ ai dãi nắng dầm sương/ nhớ ai tát nước bên đường hôm nao". 

tình yêu là thứ tình cảm trong sáng, thiêng liêng mà bất kỳ chàng trai, cô gái nào đến tuổi chớm nở những rung động đều hướng tới. Có lẽ vì thế mà ai ai cũng đều mang trong mình hình mẫu lý tưởng về người yêu. Trong ca dao xưa, dân gian cũng đã vẽ nên cho mình một tiêu chuẩn riêng biệt: 
một thương tóc bỏ đuôi gà/ hai thương ăn nói mặn mà có duyên/ ba thương má lúm đồng tiền/ bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua/ năm thương cổ yếm đeo bùa /sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng /bảy thương nết ở khôn ngoan/tám thương ăn nói lại càng thêm xinh /chín thương cô ở một mình/ mười thương con mắt có tình với ai

bài ca dao vẻn vẹn mười dòng, nhưng ở mỗi dòng thơ lại chứa đựng một con số theo trình tự tăng dần. Sự tăng cấp của con số đếm cũng dần khắc hoạ rõ nét những vẻ đẹp truyền thống của người con gái từ ngoại hình “tóc bỏ đuôi gà, răng nhánh hạt huyền, cổ yếm” đến tâm hồn như giọng nói, nết ở. Nó có giá trị như một sự tổng kết về sự hoàn mỹ của người phụ nữ việt nam. 

ca dao than thân: Là lời than trách cho số phận bất công, không may mắn, lời tố cáo với những thế lực áp bức, bóc lột nhân dân lao động. đồng thời, than thân cũng là một hình thức tự ý thức cảnh ngộ, số phận của mình, và xét trên một khía cạnh nào đó, nó cũng là một hình thức phủ định, phản kháng lại hiện thực xã hội bất công. Phần nhiều các bài ca dao than thân là lời của người phụ nữ (mở đầu với môtíp quen thuộc là "thân em như"), các bài ca dao của những người đi ở đợ, những người có số phận hẩm hiu.... đáng chú ý là ở nhiều bài ca dao than thân, vẻ đẹp tâm hồn người lao động không chỉ thể hiện ở sự phủ định hiện thực bất công, mà còn thể hiện sự lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp phía trước (chớ than phận khó ai ơi - còn da lông mọc, còn chồi nảy cây) 

- ca dao yêu thương tình nghĩa. đây là bộ phận ca dao chiếm số lượng phong phú nhất trong kho tàng ca dao. Các bài ca dao trong chủ đề này thể hiện muôn hình vạn trạng những cung bậc tình cảm của nhân dân lao động: Tình yêu lứa đôi (nhớ nhung, mong ước, hy vọng, đợi chờ....), tình cảm gia đình (nghĩa vợ chồng, tình cảm cha con, mẹ con, tình cảm giữa anh chị em, tình cảm với ông bà, tổ tiên....), tình cảm với cộng đồng xã hội. 

ca dao hài hước, châm biếm. đây là bộ phận ca dao rất giàu tính chiến đấu, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, lối sống lành mạnh, khỏe khoắn của nhân dân lao động. đồng thời, các bài ca dao cũng thể hiện tinh thần phê phán (và tự phê phán) với nhiều cấp độ khác nhau, hướng đến nhiều đối tượng trong đời sống xã hội. 

- ca dao về chủ đề quê hương đất nước: Các địa danh, các thắng cảnh, các vùng miền cũng hiện diện trong ca dao. Các bài ca dao trong chủ đề này thể hiện sự gắn bó, yêu quý thiết tha của người dân lao động với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình, và rộng ra, là niềm tự hào, tình yêu với quê hương đất nước. 

tống kết: Ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động: Thủy chung, giàu tình nghĩa, tình yêu thương, luôn lạc quan yêu đời, yêu quê hương tha thiết . Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn của nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình con người với quan hệ đất nước mà nó còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ, khổ cực đắng cay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×