Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về quan niệm: Tuổi trẻ cần sống hết mình

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.287
3
0
Lê Vũ
08/03/2021 14:35:18
+5đ tặng

Mỗi người luôn xác định cho mình một phong cách sống rõ rệt, không ai giống ai. Bàn luận về lí tưởng sống của con người, có ý kiến cho rằng: "Hãy sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc về những việc bạn đã trải qua hoặc lãng phí".

Vậy sống hết mình là gì? Hối tiếc là gì? Sống hết mình là luôn sống với một thái độ tích cực, khi làm việc luôn cống hiến hết sức mình. Hối tiếc là những điều mà bạn cảm thấy đáng tiếc khi chưa đạt được nó. Ý kiến trên đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là: hãy sống hết sức mình để bạn không bao giờ cảm thấy tiếc nuối, ân hận về những điều đã qua.

Một nhà khoa học phương Tây đã chứng minh rằng xác suất để mỗi người có thể sinh ra trên cuộc đời là một trên 7 tỷ nó rất nhỏ bé. Dường như gần bằng không hơn nửa đời người khi sinh ra chỉ sống có một lần phải sống làm sao cho không phải ân hận khi giã từ cuộc sống. Cuộc sống như là con đường, trải dài trên con đường đó những người chạy phải thật nỗ lực thì mới mong về tới đích nhanh nhất. Mỗi sự nỗ lực đó chính là mỗi lần ta cống hiến cho cuộc đời và sau mỗi lần cống hiến dường như chúng ta cảm thấy đã để lại cho đời bao dấu ấn ý nghĩa, nếu trên con đường chạy ấy ta cứ bình thản tự nhiên xem nó là nghĩa vụ chứ không phải tự nguyện thì dù ta có cán đích thì điều đó cũng không có ý nghĩa. Cuộc sống là vậy sống thì phải cho ra sống, sống phải hết mình, phải cống hiến thì đó mới chính là cuộc sống đúng sống ý nghĩa.

Sự cống hiến không phải là việc làm vô bổ và sự cống hiến chính là hành động trả ơn với cuộc đời. Khi bạn sinh ra bạn đã nhận được rất nhiều từ cuộc đời, phải biết cho, biết cống hiến để xứng đáng với những gì được nhận. Cuộc sống luôn là hành động với mọi nỗ lực của chính chúng ta, sống không  phấn đấu, không biết cho đi thì đó là lối sống ích kỷ, tầm thường. Hơn nữa, cuộc sống luôn chất chứa những điều thú vị, mới lạ. Nếu mỗi người biết cống hiến thì sẽ dần dần mở ra được những cánh cửa thú vị, thước đo của cuộc sống chính là cống hiến, sống cống hiến, sống hết mình tức là chúng ta đang vì xã hội và vì chính bản thân của chúng ta. Điều đó giúp mỗi người chúng ta sống đẹp hơn, sống tốt hơn và thậm chí họ còn trở nên yêu đời hơn, trân trọng cuộc sống này hơn.

Mặt khác sống trọn vẹn sống cống hiến là cách để mỗi chúng ta đánh thức những tiềm năng, năng lực bên trong bản thân mình khi chúng ta cố gắng để hoàn thành một công việc gì đó, mỗi người sẽ thấy được năng lực tiềm ẩn bên trong được đánh thức đó có thể là về tri thức, về sự sáng tạo phát minh hay có thể nói là bồi đắp thêm cho tâm hồn chúng ta trở nên cần cù chăm chỉ hơn. Điều đó không những giúp mỗi người chúng ta sống đẹp hơn sống hết mình tận tâm hơn mà còn giúp cộng đồng xã hội phát triển. Mỗi người là một tế bào của xã hội, nếu ai ai cũng có được sự cống hiến tận tâm sống hết mình thì đó là một xã hội năng động và còn ngược lại thì xã hội đó sẽ dần tan biến. Sự cống hiến hết mình luôn là tiêu chuẩn vĩnh cửu để đánh giá một con người xã hội và toàn thể cộng đồng. Trong thực tế, cuộc sống chúng ta đã bắt gặp biết bao cống hiến thầm lặng, cao cả, biết bao tấm gương vươn lên sống hết mình làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Tiêu biểu trong số đó chính là nhà khoa học nữ gốc Ba Lan lừng danh Marie Currie từng đạt giải Nobel về vật lý và hóa học. Bà tận tụy cống hiến, sống hết mình, dám nghĩ, dám làm để đưa đến cho loài người những phát minh vĩ đại phục vụ đắc lực cho cuộc sống, chính vì vậy tên tuổi của cũng như tài năng của bà sẽ mãi được lưu truyền và ca tụng về sau. Hay bác Hồ người đã hi sinh cả cuộc đời của mình để cống hiến cho cách mạng, cho  tổ quốc với khát khao mãnh liệt muốn giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ. Người đã ra đi tìm đường cứu nước, cống hiến hết mình, tích cực chỉ đạo cách mạng trọn vẹn với con đường giải phóng. Cuộc đời của người chính là “cái ly tràn đầy cuộc sống” một cái ly có giá và bất tử, người có mất đi nhưng hình ảnh “cụ già mái tóc bạc vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí con cháu Đất Việt và bạn bè thế giới. Chỉ với 4 dòng thơ ngắn, nhưng qua đó Tangore đã gửi gắm đến mọi người một bài học sâu sắc, đó là sống phải cống hiến là phải hết mình cho dù có trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Thế nhưng một cuộc sống trọn vẹn, có ý nghĩa không có nghĩa là phải làm những việc lớn lao to tát. Đã có ý kiến cho rằng ai cũng có những mong ước lớn lao nhưng ít ai nghĩ rằng nó lại được tạo thành từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống, mỗi con người dù nhỏ bé dù làm bất cứ công việc gì cũng có thể dâng cho đời cái ly tràn đầy. Cuộc sống việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn lao cách làm nhìn tuy đơn giản nhưng chất chứa sau đó là một quá trình. Cuộc sống cũng vậy, nếu không biết cống hiến, sống hết mình thì đó chỉ là những ngày tháng bằng phẳng trôi qua trong vô nghĩa.

Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người sống hết mình tận hiến vẹn toàn thì còn có những người sống ích kỷ, thiếu lý tưởng sống. Sống vô nghĩa “Sống Mòn”  cuộc đời của họ đúng là “đời thừa” đó chính là một lối sống đáng phê phán lên án và cần phải bỏ lại

Thật vậy, hãy sống hết mình và hãy vạch ra cho mình một lối sống tích cực, phù hợp với bản thân và đừng để nuối tiếc về những điều mà bạn đã làm!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
0
Phạm Arsenal
28/03/2021 23:20:19
+4đ tặng

Một thực tế không thể phủ nhận là đây đó, trên các trang hồi ký hay trong câu chuyện của cán bộ viên chức về hưu, chúng ta thường nghe được những tiếng thở dài nuối tiếc khi tuổi trẻ không dám ôm hoài bão, khát vọng và quan trọng hơn là không đủ can đảm, quyết tâm để theo đuổi, hiện thực hóa ước mơ ấy. Đó chẳng phải là hệ quả tất yếu khi con người ta không dám “hết mình”, “tát cạn bản thân” hay sao!

Song, hiện nay, quan niệm “hết mình” đã và đang có nhiều biểu hiện “lệch chuẩn”. Vài năm trước, dư luận cả nước đã không khỏi ngỡ ngàng trước câu chuyện về một nữ sinh tuổi teen, vì “thèm khát” chiếc smartphone đời mới nên không ngần ngại “cặp” với đại gia, nhằm thỏa niềm đam mê sản phẩm công nghệ. Rồi các “thiếu gia” không ngại ném tiền qua cửa sổ vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong sự “âu lo”: Về già không kịp hưởng thụ!. Gần đây, giới trẻ cả nước dấy lên trào lưu “lưu giữ tuổi thanh xuân”. Ai cũng hiểu, “tuổi trẻ như một ly trà” - rất chóng qua, chóng “nguội”, nhưng liệu có đúng đắn khi nhiều thiếu nữ sẵn sàng… cởi bỏ trang phục, phô phang trước ống kính nhiếp ảnh nhằm… lưu giữ đường nét thanh xuân?

Và còn đó vô số sự “hết mình”, “tới bến” lạ lẫm khác. Chẳng hạn như trên bàn nhậu, các đệ tử lưu linh tay giơ chén rượu, miệng không ngừng hò hét “không say không về!”. Tình cảm tuổi học trò vốn dĩ đầy mộng mơ, trong sáng nhưng không ít bạn trẻ, thời điểm tàn cuộc vui cũng là lúc người con gái cất “lời ru buồn” nghẹn đắng. Nhìn nhận khách quan thì chủ nhân của các hành động nói trên đều đang “hết mình” đấy chứ. Nhưng sự “hết mình” ấy lại bắt nguồn bởi sự “nhiễu loạn nhận thức”, hoàn toàn “lệch pha” với những giá trị đạo đức, thẩm mỹ chuẩn mực.

Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nổi tiếng văn đàn qua những tác phẩm: Con trâu, Rừng U Minh… và đáng nói hơn, cuốn tiểu thuyết cuối cùng mang tên Cuộc đời (bộ ba tác phẩm này đã được trao Giải thưởng cao nhất về Văn học - Nghệ thuật) được ông “viết” trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt: Bệnh rất nặng, đến mức không thể cầm bút, phải đọc cho vợ chép lại.

Trong một diễn biến khác, năm 2018, Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia nhận được tới 8.000 lá đơn tình nguyện của những bệnh nhân giai đoạn cuối đăng ký hiến tạng - những món “quà tặng sự sống” không chỉ khiến xã hội cảm thấy “thấm thía” hơn triết lý “Sống hết mình ở thời điểm hiện tại” mà còn truyền tải những thông điệp lớn lao, đẫm tính nhân văn: Phải làm người có ích, kể cả khi đã qua đời.

Không còn nghi ngờ gì nữa, câu chuyện “sống hết mình” không đơn thuần chỉ là con chữ trên đề thi Ngữ Văn mà đã trở thành vấn đề quan trọng, mang tính định hướng cho thế hệ trẻ trước cánh cửa cuộc đời, sự nghiệp.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo