LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nói về đặc sản Phú Thọ

viết đoạn văn nói về đặc sản phú thọ

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.688
6
2
thảo
21/03/2021 11:10:43
+5đ tặng
Nếu có dịp ghé thăm Phú Thọ, về đúng này Giỗ Tổ Hùng Vương, bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn nổi tiếng của vùng đất Tổ vua Hùng như thịt chua Thanh Sơn, cơm nắm lá cọ Phù Ninh, cá Anh Vũ...

Sáng nay, Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương đang diễn ra tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Được biết, Lễ hội Đền Hùng năm nay được tổ chức từ ngày 12 – 16/4 (tức từ ngày 6 – 10.3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Trong 5 ngày lễ hội diễn ra, lượng khách du lịch được dự kiến khoảng 7 - 8 triệu lượt người về dâng hương tưởng nhớ đến cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Cũng nhân dịp này, xin giới thiệu với quý bạn đọc thân thiết của Báo Công Lý, những món ăn nổi tiếng của vùng đất Tổ vua Hùng mà bạn khó có thể bỏ qua khi về đây.

Cơm nắm lá cọ Phù Ninh

 

“Dù ai đi ngược về xuôi – Cơm nắm lá cọ là người Phù Ninh.”

Phù Ninh là vùng quê nổi tiếng với cây cọ. Bên cạnh nón lá cọ, mành cọ, ở đây còn có một đặc sản hấp dẫn du khách là cơm nắm lá cọ. Để có nắm cơm lá cọ, phải tìm những lá cọ non của những cây cọ mới mọc thấp ngang thắt lưng. Cơm nấu chín, xới ra, dùng khăn ướt hoặc tay nhúng nước lạnh nắm tròn lại, lăn cho kỹ, cho nhuyễn, tùy khẩu phần ăn cho một hay nhiều người mà chia thành nắm to, nắm nhỏ.

Sau đó cho vào tàu cọ, túm lại buộc một đầu, lăn qua lần nữa cho chặt. Từng nắm cơm với những viền sọc được tạo hình từ lá cọ đượm thơm mùi gạo quê quyện với hương của lá cọ, chấm với muối vừng lạc hay sườn lợn rang muối mới thấy hết được vị ngon, ngai ngái của lá cọ không nơi nào có được của món ăn dân dã này.

Thịt chua Thanh Sơn

Thịt chua là một đặc sản của người Mường vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng. Loại lợn này thường chỉ nặng từ 15kg – 30kg, thịt ít mỡ và rất thơm.

Món này được chế biến từ hai thành phần chủ yếu là thịt lợn và thính rang xay mịn. Với những nguyên liệu, các loại gia vị đặc thù và cách thức chế biến riêng mà thịt chua Phú Thọ có một hương vị độc đáo khó chối từ.

Thịt chua thường được ăn cùng với nhiều loại rau sống, như rau mơ, lá sung, rau đinh lăng… Ngoài ra có thể kèm rau húng, bạc hà, rau mùi tùy thích. Thịt chua không ăn cùng với nước chấm pha loãng mà phải chấm với tương ớt mới đúng điệu. Ăn đến đâu là tưởng như quên trời quên đất đến đó.

Rau sắn

 

Rau sắn không phải là món ăn sang trọng, nhưng đòi hỏi người chế biến phải rất cầu kỳ. Rau sắn thường được chế biến thành các món dân dã như rau sắn muối, canh cá rau sắn, nộm rau sắn, dưa sắn kho cá…

Búp sắn non được ngâm nước cho bớt nhựa rồi vò nát, trộn thêm chút muối rồi đem bỏ vào vại ủ chua khoảng 4-5 ngày. Rau sắn muối được ăn kèm với các món khác, đem xào hoặc nấu cá đều rất ngon. Đặc biệt món cá đồng nấu với rau sắn cực ngon vì cá và rau sắn đều nhừ nhưng không bị nát, khi ấy vị ngọt cả cá, của rau, lại thêm vị chua hòa lẫn đạt đến độ tinh tế, ăn rất thanh mát.

Ngoài ra, người dân Phú Thọ hay dùng rau sắn để làm nộm. Ngọn sắn thái ra, ngâm với nước vo gạo, luộc kỹ, cho chút muối. Sau đó đổ ra rổ, dùng tay vắt kiệt nước rồi luộc lại một lần nữa, lại đem vắt nước và trộn đều với vừng, lạc, ớt, chanh, tỏi và các loại rau thơm... thành món nộm rất ngon mà lạ miệng.

Bưởi Đoan Hùng

 

Bưởi Đoan Hùng ghi dấu ấm của mình trong làng ẩm thực nước ta từ rất lâu. Thời điểm này bưởi Đoan Hùng bắt đầu chín và ăn ngon nhất.ưởi Đoan Hùng đặc biệt vì những tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất khiến ta tưởng chừng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan

Cá Anh Vũ

Người dân Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) thường kể về truyền thuyết món cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng nhất của thành phố Ngã ba sông một cách rất tự hào. Đây là món ăn được dâng lên nhà nhà vua.

Cá Anh Vũ chỉ xuất hiện và đánh bắt được từ tháng 10 dương lịch đến tháng 3 năm sau, nhiều nhất là vào những ngày thời tiết se lạnh, nhiều sương mù.

Việc bắt được một con Anh Vũ là cả một kỳ công. Thịt cá Anh Vũ trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Trong con cá Anh Vũ, phần tuyệt nhất là khối sụn môi. Khối sụn này chẳng những rất giòn mà còn chữa được bệnh.

Cá Anh Vũ thường được hấp, nướng chả, kho tộ… Tùy cách chế biến mà được dùng kèm với chuối xanh, khế xanh, bánh đa tráng, rau mùi tàu, tía tô, diếp cá, xương sông.

Bánh tai

 

Vốn là thứ quà quê dân dã nhưng bánh tai được rất nhiều người dân Phú Thọ ưa thích, vì vậy du khách đến vùng đất tổ có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này. Bánh màu trắng tinh, được làm bằng bột tẻ hình con trai, vì vậy trước kia người ta thường gọi là bánh trai.

Món bánh tai xuất hiện ở Phú Thọ từ lâu, đầu tiên nó được gọi là bánh hòn tai, bánh nặn như hình con trai. Sau đó được gọi tắt là bánh tai vẫn kiểu dáng giống hình con trai nhưng dài hơn và nặn mỏng hơn cong cong như hình cái tai.

Xáo chuối Lâm Thao

 

Ở Lâm Thao, món xáo chuối được ưa chuộng ở nhiều làng quê, nhưng có lẽ món ăn này nổi tiếng nhất vẫn là khu Vĩnh Tề thuộc xã Cao Xá.

Món xáo chuối được làm từ các nguyên liệu: Chuối, xương, tương, riềng, tiết lợn và các gia vị khác như: hạt tiêu, bột ngọt… Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải bảo đảm những yêu cầu khắt khe thì mới có được một bát xáo chuối thơm ngon, bổ dưỡng.

Nếu như trước kia, xáo chuối là món ăn sang, chỉ được nấu trong những dịp có công to việc lớn của người Lâm Thao, thì nay nó lại là món ăn rất thân thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, với người Lâm Thao từ xưa cho đến tận giờ đây, món xáo chuối vẫn là một món ăn bản sắc, có trong những ngày quan trọng như đám cưới, đám hỏi hay thậm chí đám hiếu… mà khó có thể thay thế được.

 

Cọ ỏm

 

Không phải mùa nào cũng có nhưng cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Quả cọ chín già, đen bóng mang vị bùi, chát của miền nắng gió trung du sau khi được rửa sạch bụi đất đem về có thể dùng để om, hoặc có thể dùng để kho cá giống như quả trám. Tuy nhiên, cách đơn giản và dễ ăn nhất, lại có thể thấy được vị bùi và béo của cọ chỉ là cọ ỏm.

Để có món cọ ỏm ngon, không phải ai cũng làm được bởi nếu không đủ khéo léo, sẽ khiến quả cọ càng thêm chát và khó ăn. Khi ỏm cọ phải chú ý thời gian cho phù hợp, nếu không khéo cọ sẽ bị tóp lại. Nước sôi liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đậy vung và tiếp tục đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút.

Cọ ỏm ngon phải là những quả có hình tròn, cùi dày, khi đã ỏm xong bóp vào quả thấy mềm và dẻo, có màu nâu sậm, nồi cọ sau khi ỏm sẽ có một lớp váng giống như váng mỡ nổi quanh nồi. Cọ ỏm có thể chấm với nước mắm là ngon nhất hoặc có thể chấm bột canh, muối vừng…sẽ thấy được vị ngọt bùi, ngậy chát của quả cọ.

Trám om kho cá

 

Trám om kho cá là đặc sản có mùi vị rất đặc biệt của Phú Thọ. Cuối tháng năm, sáu âm lịch là thời điểm thu hoạch trám.

Trám có hai loại là trám đen và trám chua. Trám đen quả to như ngón tay cái, khi chín có mầu đen ánh, hình thoi dài, một đầu hơi nhọn, đem om, chấm với muối vừng, muối lạc ăn béo ngậy. Trám chua đem om kho cá là món ăn rất hấp dẫn.

Trám kho với cá, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị giôn giốt chua, còn vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi.

Tằm cọ

 

Nếu như xôi cọ là món ẩm thực ngạt ngào hương đồi, hương rừng thì món tằm cọ lại hấp dẫn người thưởng thức bởi chất men say đậm đà của hương rừng, hương đất.

Tằm cọ là món ăn đặc biệt và phải qua nhiều công đoạn chi tiết. Để thực hiện món tằm cọ thì vật dụng đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già, nhìn lớp than hồng rực đượm màu lửa cũng đủ gợi lên những hấp dẫn, mời chào.

Món tằm cọ ăn vào mùa rét là tuyệt diệu nhất và dường như nó cũng chỉ sinh ra vào mùa rét.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
NQT
21/03/2021 11:17:40
+4đ tặng
Thịt chua

Thịt chua là món ăn gốc của người Mường trên mảnh đất huyện Thanh Sơn, Phú Thọ nhưng có hương vị đặc biệt được ưa thích nên thịt chua đã lan truyền sang nhiều vùng khác trong tỉnh, khiến món ăn ngày càng nổi tiếng và trở thành một thứ đặc sản quà tặng đặc sắc nơi đây.

Thịt chua có cách làm khá đơn giản nhưng để có một lọ thịt chua hấp dẫn và đạt yêu cầu lại là cả một nghệ thuật, và nó thể hiện qua sự chọn lọc kỹ càng để có các nguyên liệu tốt nhất cũng như quy trình thực hiện chính xác. Bởi thế, dù nhiều nơi cũng có món thịt chua nhưng chỉ ở Thanh Sơn – Phú Thọ người ta mới tìm được thứ hương vị mà mình thích nhất.
1
2
kio hayuomi
21/03/2021 12:00:35
+3đ tặng

Búp khoai ở đây không phải là búp khoai lang, mà là búp của các giống khoai có dọc (có nơi còn gọi là bẹ hoặc đài khoai) như khoai trứng, khoai riềng, khoai lủi, khoai đốm… thứ khoai mà thường ở làng quê nào cũng có, vừa dễ trồng, dễ chăm sóc lại có nhiều tác dụng và giá trị kinh tế. Củ khoai dùng luộc hoặc xào nấu làm canh ăn không biết chán. Dọc khoai dùng chăn nuôi lợn rất hay ăn chóng lớn. Còn búp khoai (trừ khoai đốm là loại khoai rất ngứa ít người dùng) đem kho tương cho ta thứ canh ăn rất ngon, mang đậm đà hương vị làng quê.

Món búp khoai kho không có quanh năm chỉ có theo mùa và trong thời gian rất ngắn. Khoai thường trồng từ tháng 11 âm lịch năm trước đến tháng 5 năm sau thì thu hoạch. Thời gian từ khi khoai mọc đến trung tuần tháng 4 khoai phát triển và đẻ con nên không hái búp. Mãi đến đầu tháng 5 trước khi thu hoạch 1-2 tuần người ta mới hái búp khoai vừa làm thức ăn vừa cho khoai chùn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi cho củ to mập.

Để có món búp khoai kho vừa ngọt lại không ngứa, từ khâu chuẩn bị đến các thao tác nấu phải rất cầu kỳ, cẩn thận, chu đáo. Kinh nghiệm khi hái búp khoai là chọn những búp lá còn quấn tròn chặt rồi đem về rải ra nong phơi dưới nắng nhạt cho hơi tái (thường hái vào buổi sáng sớm, phơi vào buổi trưa để chiều nấu). Trước khi nấu đem rửa sạch rồi xếp quấn tròn vào nồi đất theo từng lớp một, trên cung rải một lượt cua đồng đã bóc bỏ yếm và mu. Lấy 2 thanh tre cật ghim chéo chữ thập ở trên miệng nồi để khi đun sủi búp khoai không bị bồng lên. Lấy một muôi tương ngon hòa loãng với nước cho vào săm sắp búp khoai rồi bắc lên đun. Khi sủi chú ý để nhỏ lửa, chỉ cho sủi lăm tăm. Tuyệt đối không nhúng đũa vào. Theo dõi khi nước trong nồi cạn dần dùng tương hòa loãng với nước có thêm chút mỡ lợn (gọi là nước hàng) thỉnh thoảng lại dùng muôi múc tưới dần vào. Cứ thế đun gần cạn lại tưới nước hàng vào, làm như thế từ 4 đến 5 lần là chín. Lúc này có thể lấy đũa nhúng vào kiểm tra độ mặn nhạt để điều chỉnh cho vừa. Rồi tùy theo nồi canh to hay nhỏ, lượng nhiều hay ít mà ta có thể cho 1 hay 2 quả dọc đã được nướng chín, rửa bỏ sạch vỏ, hột rồi dằm nhỏ dải lên trên và cho thêm một chút nước hàng vào đun cho cạn là được.

Nhấc nồi canh xuống mở vung cho nguội dần. Khi dùng nhấc ghim ra lấy đũa gắp khéo từng chiếc búp khoai lên bát, trông từng chiếc búp khoai bên ngoài vẫn săn nguyên nhưng bên trong đã chín mềm mục tỏa ra mùi thơm ngậy của dọc, của cua, ngọt ngào của tương và hương vị đặc trưng của khoai đồng, ăn vào thật khó quên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư