trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. ... Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định.
Năm 1997, đánh dấu một năm đầy biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và sau đó là Đông Bắc Á với những cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ nghiêm trọng bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan sang các nước ASEAN khác rồi tới Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng mang tính khu vực này đã được Chính phủ mỗi nước, các tổ chức quốc tế đứng đầu là IMF, các quốc gia có nền kinh tế mạnh trên thế giới phối hợp ngăn chặn, song thực tế đã cho thấy đã lan rộng sang các khu vực khác và trên phạm vi mang tính toàn cầu.
Các công ty, các ngân hàng và các chính phủ châu Á năm 1997 đã quá phụ thuộc vào đồng USD
Bắt đầu cuộc khủng hoảng tiền tệ là từ Thái Lan (7/1997). Và chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 12-1996 đến tháng 12-1997 đồng Baht Thái Lan đã bị giảm giá 108% từ chỗ 25 Baht ăn 1 USD xuống còn 54 Baht ăn 1 USD.
Tốc độ mất giá tương tự như vậy diễn ra ở Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và đặc biệt ở Indonesia đồng tiền bị mất giá đến 3,5 lần, đồng Yên Nhật Bản cũng mất giá 23%.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Các nguyên nhân của cuộc khủng khoảng đã gây nhiều tranh luận lúc đó và chúng vẫn còn được tranh luận đến ngày hôm nay. Các nhà quan sát phương Tây đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch và quan hệ quá mật thiết giữa các doanh nghiệp và các chính phủ châu Á - cái mà họ gọi là “tư bản thân hữu”. Trong khi, những nhà bình luận châu Á, lại phê phán các quỹ đầu tư mạo hiểm vì đã gây mất ổn định các thị trường tài chính khu vực và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì đã kê một "đơn thuốc" vốn chút nữa đã giết chết bệnh nhân.