Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về miếu bà chúa xứ

Thuyết minh về miếu bà chúa xứ

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
686
1
1
Nguyễn Nguyễn
06/04/2021 10:49:36
+5đ tặng

Ngày nay, du lịch là một loại hình nghỉ dưỡng, ăn chơi, tham quan, cúng viếng,…đã không còn xa lạ với con người bởi những địa điểm du lịch về sinh thái hay tâm linh đều được rất nhiều người quan tâm. Nếu nói về du lịch sinh thái, ta không còn quá xa lạ với những cái tên như vườn Quốc gia Ba Vì ở Hà Nội, Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh,…nhưng đối với loại hình du lịch về tâm linh, chùa Một Cột, khu du lịch tâm linh núi Bà Đen, chùa Hương,..lại được rất nhiều du khách viếng thăm. Trong đó, không thể không kể đến miếu Bà Chúa Xứ núi Sam với kiến trúc, các lễ hội và câu chuyện tâm linh nơi đây.

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch đến và để cầu nguyện, chúc phúc, cầu bình an, tài lộc,…của con người ngày nay và miếu Bà Chúa Sứ ở núi Sam cũng là một trong những địa điểm du lịch tâm linh được nhiều khách du lịch đến viếng thăm. Miếu Bà là một công trình kiến trúc đẹp và vô cùng trang nghiêm ngự trị ở chân núi Sam, thuộc phường núi Sam ( trước thuộc xã Vĩnh Tế ), huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đươc ngự trị tại An Giang, vốn là một vùng đất có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, bồi đắp phù sa với những câu chuyện kì bí, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đã thu hút khoảng hơn hai triệu khách du lịch đến tham quan hằng năm. Tại ngôi miếu này, tượng thờ chính là Bà Chúa Xứ. Bà được xem như là thần, là phật ban phúc lợi, bình an cho người dân nơi đây nhưng truyền thuyết về Bà và ngôi miếu này được xây dựng khi nào thì còn là một điều bí ẩn dù đã có nhiều sử sách ghi lại việc người dân phát hiện ra Bà và cho lập miếu thờ nhưng mỗi sách lại nói về những câu chuyện truyền thuyết khác nhau. Tương truyền rằng vào những năm 1820-1825, quân Xiêm thường xuyên qua nước ta cướp bốc, bốc lột tài sản của nhân dân ta. Trong một lần chúng đang đi trên ngọn núi Sam – trước đó núi Sam chỉ là một ngọn núi hoang vu, vắng vẻ với nhiều thú dữ – thì phát hiện một pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Thấy thế, chúng nỗi lòng tham, tìm đủ mọi cách xeo nại, nhấc bỗng,..nhưng không làm cho pho tượng dịch chuyển. Sau vài giờ cố gắng mang pho tượng đi, chúng trở nên tức giận, cáu gắt và trong sự nỗi giân nhất thời, chúng đánh gãy cánh tay trái của pho tượng và rời đi. Cùng lúc đó ở một ngôi làng có một cô bé đang nô đùa bỗng đứng lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư và tự xưng là ” Chúa Xứ Thánh Mẫu ” , nói với các bô lão rằng tượng Bà đang ở trên núi Sam, bị giặc Xiêm tàn phá, bảo mọi người lên đó mang Bà xuống. Nghe thế, bô lão cùng với mọi người leo lên núi Sam và phát hiện tượng Bà quả thật đang nằm trên núi Sam. Bô lão liền gọi các anh chàng thanh niên to con, khỏe mạnh vác tượng Bà đi nhưng không sao cử động dù tượng Bà rất nhẹ. Tưởng như còn việc gì khiến Bà chưa hài lòng, bô lão liền sai người cầu khẩn và lời cầu đã linh nghiệm khi Bà lại nhập vào cô bé hôm nọ bảo rằng ” Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem bà xuống núi “. Đúng như lời Bà bảo, bô lão liền chọn chín cô gái đồng trinh mang tượng Bà xuống núi nhưng không ngờ khi họ nâng tượng Bà thì pho tượng lại vô cùng nhẹ. Khi xuống chân núi thì pho tượng bỗng nặng trịch như Bà muốn tọa lạc tại chỗ này. Hiểu được ý đồ, bô lão liền cùng người dân xây một miếu thờ để cúng, thờ Bà, mong Bà phù hộ cho người dân nơi đây làm ăn thuận lợi, hạnh phúc, sống trong cuộc sống yên vui, ấm no. Lúc đầu , miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng bằng tre lá đơn sơ, nằm trên một mãnh đất trũng, lưng hướng về vách núi còn chánh điện thì hướng về nơi cánh đồng xanh ngắt như phù hộ cho con dân làm ăn thuận lợi, thuận buồm xuôi gió. Đến năm 1870, miếu được xây dựng lại bằng đá miểng và lợp ngói. Vào năm 1972, miếu lại được trùng tu, xây dựng mới hơn theo lối phương đông cổ kính với dãy đông lang, tây lang, chánh điện và nhà khách nhưng nữa chừng thì bị dang dở, mãi đến năm 1995 mới được xây dựng phần còn lại.

Ngày nay, miếu Bà được xây dựng khang trang, uy nghiêm hơn với hình dạng chữ Quốc được xây bằng gạch có bốn ngói hình vuông, hình khối tháp dạng hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng lầu. Nóc miếu được lợp bằng ống ngói màu xanh, bên trong còn giữ lại tấm vách đá dài khoảng mười mét. Ngóc mái vuốt cao, hai bên vách được xây bằng đá cẩm thạch có nguồn gốc từ Ý, Nhật, Đài Loan. Nhìn từ xa, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam như một cung điện nguy nga, tráng lệ nhưng vẫn hiện lên nét trang trọng, tôn nghiêm của nơi thờ thần, thờ phật. Tại miếu, tượng của Bà Chúa Xứ núi Sam được đặt trước chánh điện với áo bào thêu rồng phụng, lấp lánh và chiếc mão sặc sỡ.

Miếu Bà ( sau này người dân thường gọi miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ) không những thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan bởi công trình kiến trúc, truyền thuyết hình thành nên miếu Bà mà còn là bởi những lễ hội đặc sắc, náo nhiệt nơi đây từ 23 – 27 tháng tư âm lịch ( còn gọi là lễ ” vía Bà Chúa Xứ núi Sam” ). Đông đảo du khách từ xa đến gần đến viếng và tham gia lễ hội với các trò chơi vui như hát bội, múa lân, đánh cờ,…Ngoài ra, để tạo thêm tính náo nhiệt, sôi nổi cho lễ hội, ban quản lý nơi đây còn tổ chức các trò như đua bò, các trò chơi dân gian,…Lễ vía bà Chúa Sứ núi Sam bao gồm các lễ ” Tắm Bà “, lễ ” Thính Sắc “, lễ ” Túc Yết “, lễ ” Chánh Tế” và lễ ” Hồi sắc”.Diễn ra vào nữa đêm 23 rạng sáng24 tháng tư âm lịch, lễ Tắm Bà được diên ra khoảng một giờ để tắm sạch pho tượng của Bà Chúa Xứ. Lễ Tắm Bà được chuẩn bị vào 23 giờ 30 phút và tới 0 giờ sẽ bắt đầu làm nghi thức. Các bô lão sẽ mặc các trang phục áo dài khăn đóng lên đèn, dâng rượu, dâng trà, niệm kinh và thắp hương,…Sau đó sẽ có khoảng 4 đến 5 người phụ nữ chững trạc có uy tính trong làng sẽ tiến hành nghi thức tắm pho tượng của Bà Chúa Xứ sau một tấm màn với nước thơm thoang thoảng mùi hoa nhài. Sau khi tắm xong, họ xịt nước hoa lên pho tượng và tiến hành mặc áo mão mới cho Bà. Chiếc áo cũ sẽ được cắt thành những mảnh vải nhỏ và đem phân phát cho những người đến viếng như Bà ban phúc cho. Sau lễ Tắm Bà là lễ Thỉnh Sắc. Lễ Thỉnh Sắc được tiến hành vào lúc 16 giờ ngày 25 tháng 4 âm lịch. Như được biết, các chức lớn và bô lão sẽ tiến hành từ miếu Bà Chúa Xứ đến lăng Thoại Ngọc Hầu để làm lễ. Dẫn đầu là đội múa lân, các lính hầu cằm cờ theo sau và long đình. Sau khi đến miếu thờ, ông chánh bái sẽ ra làm lễ niệm hương. Trong quá trình làm lễ có tổng cộng 4 bài vị của những người đã khuất là ông Thoại Ngọc Hầu ( người có công lớn đánh giặc và mang đến một ân huệ lớn cho người dân xứ An Giang khi biến nơi đây từ vùng nước sâu lũ lụt thành vùng đất canh tác màu mỡ ), vợ chính và vợ thứ của ông, được đặt lên bàn thờ chánh điện, và bài vị cuối cùng sẽ được đặt lên bàn thờ phía trước như tưởng nhớ những người lính đã đồng hành cùng ông. Tiếp đến là lễ Túc Yết được tiến hành vào 0 giờ ngày 26 tháng 4 âm lịch với hai phần cúng tế và xây chầu. Ở phần cúng tế, người dân phải chuẩn bị lễ vật cúng gồm một con heo trắng, một đĩa huyết heo và một nhúm lông nhỏ, trái cây, trầu cau, gạo,….Mọi người sẽ bắt đầu dâng hương, dâng rượu lên và tiến hành đốt giấy tiền vàng bạc sau khi ba hồi chiếng, trống và nhạc nổi lên. Sau khi kết thúc phần cúng tế mong một cuộc sống bình yên, ấm no thì sẽ đến với phần xây chầu ( hay gọi là hát chầu ). Lễ Chánh Tế được diễn ra cùng giờ vào ngày sau đó, tương tự như lễ Túc Yết, cầu bình an, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi, ấm no hạnh phúc. Kết thúc lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ Hồi Sắc. lễ Hồi Sắc được tiến hành vào 15 giờ ngày 27 tháng 4 âm lịch đưa 4 bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu, vợ và những người lính đã khuất vào trở về lăng Thoại Ngọc Hầu. Lễ Hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam được kết thúc.

Đến với miếu Bà Chúa Xứ, khách du lịch trong quá trình tham gia lễ hội sẽ được hòa nhập vào cuộc sống và con người nơi đây, thưởng thức một lễ hội vui vẻ, độc đáo, náo nhiệt và cũng không kém phần trang nghiêm ở nơi chốn tâm linh này. Năm 2001, lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là lễ hội cấp Quốc gia và cũng bởi lẽ đó, hằng năm, nơi đây hội tụ khoảng hơn hai triệu người từ gần đến xa, từ trong nước đến ngoài nước viếng thăm. Hãy dành ra chút ít thời gian để đến nơi đây, tôi chắc rằng bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích miếu bà Chúa Xứ núi Sam của xứ người An Giang.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mai Nguyễn
06/04/2021 12:19:34
+4đ tặng
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức vào cuối tháng 4 âm lịch hằng năm thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, chiêm bái, tạo nên một mùa lễ hội nhộn nhịp, sôi động tại miếu Bà Chúa Xứ, thị trấn Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Sau khi xây dựng, miếu được một người trông nom cai quản gọi là Từ. Ban đầu, các hoạt động cúng bái còn khá lẻ tẻ và đơn sơ, tuy nhiên sau năm 1870, khi miếu được trùng tu khang trang đã thu hút người dân thập phương nên Lễ hội Bà Chúa Xứ từ đó cũng trở nên phổ biến. Lễ hội được bắt đầu từ đêm 23/4 đến ngày 27/4 âm lịch, ngày chính vía là 25/4 âm lịch, là ngày tượng Bà an vị sau khi khiêng xuống núi. Các nghi thức cúng bái sẽ được các hương chức trong làng thực hiện theo nghi thức cổ truyền. Trước khi cử hành các nghi thức, vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm, Ban quản trị miếu bầu ra chủ lễ với các tiêu chí như ngoài 60 tuổi và vẫn khỏe mạnh, còn đủ vợ đủ chồng, con cái đông đủ cả trai cả gái và đạo đức tốt.

Vào đêm 23/4, rạng sáng 24/4, Lễ tắm Bà được tiến hành theo nghi thức trang trọng. Tượng Bà sẽ được lau bằng nước thơm, thay y phục mới, còn y phục cũ sẽ được cắt nhỏ và ban cho khách trẩy hội như một hình thức cầu an, cầu may.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà được tiến hành lúc 15h ngày 24/4 âm lịch. Tương truyền, Thoại Ngọc Hầu là một danh tướng lẫy lừng thời Nguyễn, từng là trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, người có công lớn trong công cuộc khẩn hoang lập ấp, đào kênh đắp đường, xây dựng và bảo vệ vùng đất mới. Một trong những đóng góp to lớn nhất của Thoại Ngọc Hầu chính là lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5km, xây dựng từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4500 nhân công. Sau khi hoàn thành, ông cho khắc bia “Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương” dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn nhưng còn văn bia trong sử sách. Các bô lão trong làng và Ban quản trị miếu mặc lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu làm Lễ thỉnh sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại để tỏ lòng biết ơn người có công khai phá vùng đất hoang vu này.

Lễ Túc Yết được tổ chức vào đêm 25, rạng sáng 26/4 âm lịch. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Cuối cùng, văn tế được hóa cùng một ít giấy vàng mã. Tiếp ngay sau Lễ Túc Yết là đến Lễ Xây Chầu – Hát Bội do một người sành nghi lễ và có uy tín trong Ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Lễ Chánh tế được diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 26/4 và cuối cùng, chiều ngày 27/4 sẽ đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về lăng.

Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… thu hút sự chú ý và tham gia của du khách thập phương. Lễ khai hội thường tổ chức vào trước đêm Lễ tắm Bà, tức là phần trước lễ truyền thống. Chương trình khai hội khá đặc sắc, phong phú với các tiết mục được sân khấu hóa như biểu diễn lân sư rồng, diễu hành xe hoa hay ca múa nhạc dân tộc Khmer. Sau đó, Lễ phục hiện sẽ được tiến hành với ý nghĩa tái hiện bối cảnh rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam theo truyền thuyết.

Hàng năm, miếu Bà Chúa Xứ thu hút hàng nghìn khách thập phương đến hành hương chiêm bái, đóng góp cho việc tôn tạo miếu. Ngoài việc trùng tu miếu, Ban quản lý sử dụng một phần số tiền đóng góp để làm phúc lợi xã hội.

Nhờ có Lễ Bà Chúa Xứ, hàng năm, những người tham gia lễ hội đã giúp tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đời sống dần trở nên ổn định hơn.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vẫn luôn là nét văn hóa cộng đồng đặc sắc của các dân tộc, nét hành hương tâm linh đặc trưng của Nam bộ. Ý nghĩa của Lễ hội không chỉ dừng lại ở văn hóa tâm linh mà còn thể hiện niềm tự hào dân tộc với những trang sử vẻ vang chói lọi cũng như các đóng góp cho xã hội. Du khách đến với Lễ hội không chỉ là tham gia một nét văn hóa vùng miền, mà còn tận mắt chứng kiến các chứng tích lịch sử mà ông cha ta đã dày công xây dựng và giữ gìn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×