Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
hộ cái nx nhờ :))))
 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
253
4
1
Hiển
08/04/2021 19:48:51
+5đ tặng

Con người Việt Nam vốn được biết đến với truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ với những lời răn dạy sâu sắc. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” câu tục ngữ muốn nhắc nhở thế hệ sau - những người được hưởng thành quả cần phải có lòng biết ơn và trân trọng đối với những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn. Truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hay “Uống nước nhớ nguồn” là lối sống vô cùng tốt đẹp của con người Việt Nam.

Trong quá khứ, ông cha ta đã có biết thờ cúng thần linh phù hộ cho mùa màng tốt tươi, thiên nhiên thuận hòa. Đặc biệt là phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất:

“Nhớ ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Câu ca dao là lời nhắc nhở con cháu nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng - người đã có công xây dựng nên nguồn cội của dân tộc Việt Nam ngày nay.
Trong một năm, chúng ta cũng có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những con người có đóng góp cho xã hội. Ngày 27 tháng 7 - ngày Thương binh liệt sĩ lễ tri ân tới những người đã hy sinh sức khỏe, tính mạng của bản thân để giành lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tri ân thầy cô giáo những người đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…

Đơn giản hơn cả, mỗi con người được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành đều nhờ có công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì vậy, cần phải có tấm lòng biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ. Đến trường, ta được tiếp cận với những nền tri thức mới, được mở mang hiểu biết, đó đều là nhờ công sức của những thầy cô giáo, những người chèo đò chở chúng ta cập bến bờ tri thức…

Như vậy, học cách biết ơn sẽ giúp con người trở thành một biết quý trọng mọi giá trị. Không có điều gì là tự nhiên có được, chính vì vậy biết trân trọng công sức lao động của người khác thì bản thân mới có thể đạt được những thành công, được mọi người quý mến. Con người cần tránh xa thói vô ơn, bội bạc mà phải chịu sự khinh ghét, coi thường từ những người xung quanh.

Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Câu tục ngữ đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người để sống trở thành người có ích cho xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Lê Vũ
08/04/2021 19:49:23
+4đ tặng

Ở đời, đạo đức được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người. Đạo đức sẽ thể hiện được tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Đồng thời, trong đạo đức có rất nhiều phạm trù khác nhau để đánh giá bản chất của con người. Và lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đây được coi là một phẩm chất không thể thiếu trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.

 

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Có thể thấy, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện. Chúng ta có những ngày lễ kỷ niệm như: Ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc; ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của những người thầy người cô; Ngày 10 tháng 3 giỗ tổ Vua Hùng.... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh....

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

0
0
+3đ tặng

Có thể thấy được rằng chính lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay chính là truyền thống của dân tộc ta. Các bậc tiền nhân luôn luôn nhắc nhở con cháu nên nhớ những công lao của người đi trước thì ta mới có được cuộc sống như ngày hôm nay. Bài học đó đã được đúc kết lại trong câu tục ngữ đặc sắc là "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Qủa không sai khi nói rằng đây cũng chính là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Mỗi người chúng ta ai khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, cũng như công chăm bón của người trồng nên cây ấy. Có lẽ xuất phát chính từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn đó chính là ý nghĩa khi con người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay chúng ta cũng có thể nói cách khác đi đó chính là mỗi người chúng ta cũng phải phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay

Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Lý do tại sao như vậy? Câu trả lởi đó chính là vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần nhỏ nhật thôi thì cũng không phải tự nhiên mà chúng ta có được điều này. Ta như thấy được rằng chính trong những thành quả đó là mồ hôi, những giọt nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Thế rồi ngay cả bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" tàn tảo sớm hôm của người nông dân trên đồng ruộng. Tất cả các vận dụng hàng ngày như phục vụ cho cuộc sống của chính chúng ta cũng không phải tự nhiên mà có được. Cũng còn rất nhiều, nhiều nữa đó chính là những công trình vĩ đại… mà ông cha ta trước đây đã gây dựng lên và cũng đã như làm nên nhằm phục vụ cho con người. Có lẽ rằng trong số chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy. Và nếu như được hưởng rồi thì lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Đã có cả một thời kỳ lịch sử, cha ông ta đã phải tốn biết bao nhiêu máu xương thì mới có thể dành được độc lập cho nước nhà và cho chúng ta được cuộc sống như hôm nay. Chính vì chúng ta có lòng biết ơn, sống ân nghĩa và thật là thuỷ chung là đạo lí làm người, và đó cũng chính là bổn phận, nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, ta có thể thấy được rằng chính lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã thực hiện cũng như phát động những phong trào đền ơn đáp nghĩa, đó là những việc làm như đã xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, xây dựng cho các gia đình thương binh liệt sĩ. Có thể thấy được răng chính v iệc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Ta cũng có khẳng định rằng đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục quả thật rất là thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Và vì thế mà trong mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy, để cho ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, đồng thời cũng vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Thông qua lời răn dạy này thì cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng các bậc sinh thaafnh, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Cho nên là một người con trong gia đình đầu tiên hãy hoàn thành trách nhiệm của người con. Biết yêu thương và hiếu thảo với gia đình và cha mẹ mình hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo